Kể từ cuối tháng 4/2011, giá dầu trên thị trường thế giới đã giảm và ổn định ở mức trên dưới 100 USD/thùng. Nửa đầu tháng 6/2011 so với tháng 5/2011, giá dầu hoả tăng 0,12%, diesel 0,05S tăng 0,22%, madút tăng 2,49%, nhưng giá bình quân mặt hàng A92 xăng thành phẩm lại giảm tới 6,87USD/thùng (tương đương 5,4%).
Người tiêu dùng đang trông chờ giá bán lẻ xăng dầu sẽ giảm.
Chờ giảm theo giá thế giới
Báo chí đưa tin trong nhiều ngày qua giá xăng dầu thế giới đã giảm nhiều, đặc biệt là thời điểm Mỹ quyết định mở kho dự trữ thì giá giảm mạnh trước khi tăng nhẹ trở lại. Do đó, không ít người dân mừng là giá xăng dầu sẽ giảm vì có cơ sở từ giá thế giới đã giảm mạnh.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng (Thanh Xuân, Hà Nội) kiến nghị, khi giá xăng dầu thế giới tăng, giá trong nước cũng tăng. Ngược lại, khi giá xăng dầu thế giới giảm thì giá xăng dầu trong nước cũng nên điều chỉnh giảm để người dân đỡ khó khăn. Việc điều chỉnh giá tăng giảm theo giá thế giới cũng chính là định hướng điều hành của cơ quan nhà nước.
Theo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), trong báo cáo thị trường giá cả nửa đầu tháng 6.2011 cũng cho biết, so với bình quân tháng 5.2011, giá diesel, dầu hoả, dầu madút tăng nhẹ nhưng dầu thô giảm đã làm cho giá xăng giảm theo.
Hiện một số DN kinh doanh xăng dầu thừa nhận, trung bình 30 ngày qua, giá xăng thành phẩm vẫn là 119 USD/thùng (giá xăng RON 92 tại thị trường Singapore ngày 28.6 chỉ ở mức 111,49 USD/thùng).
Và tính theo mức đó, đến cuối tháng 6.2011, lợi nhuận một lít xăng là từ 18 - 20 đồng; dầu bình quân 30 ngày vẫn là 129 USD/thùng, DN có lãi nhưng ở mức thấp.
DN chưa muốn giảm
Trước mong muốn của người dân, hầu hết các DN đều cho rằng, mức lãi ít hoặc hòa vốn hoặc có mặt hàng như diesel hoặc madút vẫn chưa hòa vốn. Do đó khó có thể điều chỉnh ngay, nhất là khi các DN đang phải chịu thuế nhập khẩu từ 0% lên 5% và tăng mức trích quỹ thêm 100 đồng/lít xăng.
Tuy nhiên, việc tăng thuế lên 5% chỉ là đối với diesel và dầu hoả; còn mặt hàng xăng, dầu madút do chưa đủ điều kiện điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu, nên thuế nhập khẩu đối với 2 mặt hàng này vẫn tiếp tục giữ 0%.
Rất nhiều người bức xúc khi giá lên, các DN đồng loạt kêu lỗ và liên tục gửi công văn xin được tăng giá. Nhưng khi giá xuống, DN có lãi nhiều, có thời điểm lãi gần 2.000 đồng/lít, nhưng hầu như không mấy khi họ chủ động xin giảm giá.
Lý do đưa ra vẫn luôn là DN không được chủ động, muốn giảm giá thì phải chờ cơ quan chức năng có ý kiến. Bên cạnh đó, họ còn phải điều chỉnh tăng chiết khấu hoa hồng đối với các đại lý.
Trên thực tế, từ 29/3 trở về trước, đã có một thời gian dài Petrolimex có công bố bản tin giá cơ sở để công khai giả bán lẻ trong nước. Nhưng từ 29.3 tới nay, Petrolimex chỉ công bố giá bản lẻ trong nước.
Có ý kiến cho rằng, phải chăng các DN sợ "hố" như hồi tháng 5.2010 khi công bố giá cơ sở sau đó bị cơ quan chức năng "soi" và phát hiện giá cơ sở, không cao như DN công bố. Sau đó, cơ quan chức năng đã buộc các DN phải giảm giá bán lẻ trong nước 500 đồng/lít xuống mức 16.490 đồng/lít.
Nên để kiểm toán độc lập tham gia
Cách đây không lâu, một lãnh đạo trong ngành tài chính gợi ý, "chỉ cần cho kiểm toán độc lập kiểm tra là rõ ngay". Vì theo phân tích của vị lãnh đạo này, kiểm toán độc lập sẽ là đơn vị trung gian, họ cũng có đủ thông tin giá cả đầu vào, đầu ra để hạch toán chính xác lỗ lãi của DN và các yếu tố cấu thành giá. Trên cơ sở đó để cơ quan nhà nước điều hành giá cả hợp lý, cân bằng lợi ích của ba bên là DN, nhà nước và người dân.
Trong câu chuyện điều chỉnh liên quan tới giá cả xăng dầu gần đây nhất (ngày 9/6), quyết định tăng thuế nhập khẩu là vì lợi ích của ngân sách nhà nước; quyết định tăng trích quỹ thêm 100 đồng/lít cũng là vì lợi ích của DN (khi lỗ được bình ổn giá); còn người dân không có lựa chọn nào khác ngoài chia sẻ khó khăn.
Chuyên gia Vũ Đình Ánh cho rằng, tăng giá ở chừng mực nào đó là quyền lợi của Nhà nước và DN, còn người dân thì muốn giảm giá.
Như vậy, cần tìm cơ chế để điều hòa lợi ích giữa nhóm muốn tăng giá và nhóm muốn giảm giá. Cơ chế ấy có thể là thị trường cạnh tranh. Nhưng trên thực tế, chỉ riêng Petrolimex đã chiếm gần 2/3 thị phần xăng dầu cả nước (luật quy định rõ, DN nào chiếm trên 30% thị phần là có vị thế độc quyền). Do đó, theo ông Ánh, có thể tính tới cơ chế khác là có cơ quan độc lập tham gia để khẳng định lý do tăng giá là hợp lý hay không hợp lý.
Ông Đặng Vinh Sang - TGĐ Saigon Petro - mới đây cũng ủng hộ kiểm toán độc lập vì nếu có kiểm toán độc lập, cơ quan quản lý cũng có cơ sở đê điều hành giá cả.
(Theo Lao Động)
Người tiêu dùng đang trông chờ giá bán lẻ xăng dầu sẽ giảm.
Chờ giảm theo giá thế giới
Báo chí đưa tin trong nhiều ngày qua giá xăng dầu thế giới đã giảm nhiều, đặc biệt là thời điểm Mỹ quyết định mở kho dự trữ thì giá giảm mạnh trước khi tăng nhẹ trở lại. Do đó, không ít người dân mừng là giá xăng dầu sẽ giảm vì có cơ sở từ giá thế giới đã giảm mạnh.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng (Thanh Xuân, Hà Nội) kiến nghị, khi giá xăng dầu thế giới tăng, giá trong nước cũng tăng. Ngược lại, khi giá xăng dầu thế giới giảm thì giá xăng dầu trong nước cũng nên điều chỉnh giảm để người dân đỡ khó khăn. Việc điều chỉnh giá tăng giảm theo giá thế giới cũng chính là định hướng điều hành của cơ quan nhà nước.
Theo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), trong báo cáo thị trường giá cả nửa đầu tháng 6.2011 cũng cho biết, so với bình quân tháng 5.2011, giá diesel, dầu hoả, dầu madút tăng nhẹ nhưng dầu thô giảm đã làm cho giá xăng giảm theo.
Hiện một số DN kinh doanh xăng dầu thừa nhận, trung bình 30 ngày qua, giá xăng thành phẩm vẫn là 119 USD/thùng (giá xăng RON 92 tại thị trường Singapore ngày 28.6 chỉ ở mức 111,49 USD/thùng).
Và tính theo mức đó, đến cuối tháng 6.2011, lợi nhuận một lít xăng là từ 18 - 20 đồng; dầu bình quân 30 ngày vẫn là 129 USD/thùng, DN có lãi nhưng ở mức thấp.
DN chưa muốn giảm
Trước mong muốn của người dân, hầu hết các DN đều cho rằng, mức lãi ít hoặc hòa vốn hoặc có mặt hàng như diesel hoặc madút vẫn chưa hòa vốn. Do đó khó có thể điều chỉnh ngay, nhất là khi các DN đang phải chịu thuế nhập khẩu từ 0% lên 5% và tăng mức trích quỹ thêm 100 đồng/lít xăng.
Tuy nhiên, việc tăng thuế lên 5% chỉ là đối với diesel và dầu hoả; còn mặt hàng xăng, dầu madút do chưa đủ điều kiện điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu, nên thuế nhập khẩu đối với 2 mặt hàng này vẫn tiếp tục giữ 0%.
Rất nhiều người bức xúc khi giá lên, các DN đồng loạt kêu lỗ và liên tục gửi công văn xin được tăng giá. Nhưng khi giá xuống, DN có lãi nhiều, có thời điểm lãi gần 2.000 đồng/lít, nhưng hầu như không mấy khi họ chủ động xin giảm giá.
Lý do đưa ra vẫn luôn là DN không được chủ động, muốn giảm giá thì phải chờ cơ quan chức năng có ý kiến. Bên cạnh đó, họ còn phải điều chỉnh tăng chiết khấu hoa hồng đối với các đại lý.
Trên thực tế, từ 29/3 trở về trước, đã có một thời gian dài Petrolimex có công bố bản tin giá cơ sở để công khai giả bán lẻ trong nước. Nhưng từ 29.3 tới nay, Petrolimex chỉ công bố giá bản lẻ trong nước.
Có ý kiến cho rằng, phải chăng các DN sợ "hố" như hồi tháng 5.2010 khi công bố giá cơ sở sau đó bị cơ quan chức năng "soi" và phát hiện giá cơ sở, không cao như DN công bố. Sau đó, cơ quan chức năng đã buộc các DN phải giảm giá bán lẻ trong nước 500 đồng/lít xuống mức 16.490 đồng/lít.
Nên để kiểm toán độc lập tham gia
Cách đây không lâu, một lãnh đạo trong ngành tài chính gợi ý, "chỉ cần cho kiểm toán độc lập kiểm tra là rõ ngay". Vì theo phân tích của vị lãnh đạo này, kiểm toán độc lập sẽ là đơn vị trung gian, họ cũng có đủ thông tin giá cả đầu vào, đầu ra để hạch toán chính xác lỗ lãi của DN và các yếu tố cấu thành giá. Trên cơ sở đó để cơ quan nhà nước điều hành giá cả hợp lý, cân bằng lợi ích của ba bên là DN, nhà nước và người dân.
Trong câu chuyện điều chỉnh liên quan tới giá cả xăng dầu gần đây nhất (ngày 9/6), quyết định tăng thuế nhập khẩu là vì lợi ích của ngân sách nhà nước; quyết định tăng trích quỹ thêm 100 đồng/lít cũng là vì lợi ích của DN (khi lỗ được bình ổn giá); còn người dân không có lựa chọn nào khác ngoài chia sẻ khó khăn.
Chuyên gia Vũ Đình Ánh cho rằng, tăng giá ở chừng mực nào đó là quyền lợi của Nhà nước và DN, còn người dân thì muốn giảm giá.
Như vậy, cần tìm cơ chế để điều hòa lợi ích giữa nhóm muốn tăng giá và nhóm muốn giảm giá. Cơ chế ấy có thể là thị trường cạnh tranh. Nhưng trên thực tế, chỉ riêng Petrolimex đã chiếm gần 2/3 thị phần xăng dầu cả nước (luật quy định rõ, DN nào chiếm trên 30% thị phần là có vị thế độc quyền). Do đó, theo ông Ánh, có thể tính tới cơ chế khác là có cơ quan độc lập tham gia để khẳng định lý do tăng giá là hợp lý hay không hợp lý.
Ông Đặng Vinh Sang - TGĐ Saigon Petro - mới đây cũng ủng hộ kiểm toán độc lập vì nếu có kiểm toán độc lập, cơ quan quản lý cũng có cơ sở đê điều hành giá cả.
(Theo Lao Động)
0 nhận xét