- Thưa ông, huy động VND vào ngân hàng đang giảm do doanh nghiệp có xu hướng rút tiền ra để đầu tư sản xuất. Đây có phải là tín hiệu đáng mừng của nền kinh tế?
TS. Lê Xuân Nghĩa: Theo số liệu do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Giàu công bố, tính đến ngày 23/5, huy động vốn VND giảm 2,75% so với cuối năm 2010. Vốn huy động VND của các tổ chức kinh tế giảm 156.700 tỷ đồng, do các doanh nghiệp (DN) rút tiền ra để đầu tư sản xuất - kinh doanh. NHNN cho rằng, DN rút tiền ra kinh doanh là dấu hiệu tích cực, chứng tỏ tính thanh khoản của nền kinh tế tăng lên. Song tôi cho rằng, đánh giá như vậy là chưa đúng.
Tính chất tiền gửi của DN là số dư tiền bán hàng được để lại tài khoản để thực hiện liên tục hoạt động bán hàng - mua hàng. Việc số tiền này giảm đáng kể cho thấy rằng, dòng tiền của DN đang trục trặc, bởi tính thanh khoản của DN được tính bằng vốn lưu động trừ đi hàng tồn kho, chia cho nợ ngắn hạn. Tiền gửi của DN giảm có nghĩa là thanh khoản của DN yếu đi.
- Đâu là những lý do khiến tiền không chảy vào ngân hàng, thưa ông?
Thứ nhất, do vốn khan hiếm, lãi suất cao, một số doanh nghiệp không có khả năng trả nợ ngân hàng. Một số DN có khả năng, nhưng không trả nợ ngân hàng do sợ không vay lại được hoặc phải vay với lãi cao hơn. Do đó, tiền không quay trở lại ngân hàng như dự tính.
Thứ hai, giá cả tăng cao khiến thu nhập của người dân và DN giảm, tiền tiết kiệm ít đi, trong khi tiền cung ứng bị thắt chặt.
Thứ ba, do khó tiếp cận vốn ngân hàng, tín dụng đen bùng nổ, khiến một lượng tiền tiết kiệm trong dân cư đi vào thị trường chợ đen.
- Liệu việc NHNN bơm tiền quá dè dặt có là nguyên nhân khiến các ngân hàng lao vào cuộc đua lãi suất?
Chỉ tiêu Chính phủ đặt ra cho năm 2011 là tổng phương tiện thanh toán (M2) tăng 16%, nhưng trong 5 tháng đầu năm, M2 chỉ tăng 1,59%.
Lẽ ra, khi tiền gửi DN giảm, thì NHNN phải bơm tiền cho các ngân hàng thương mại để tốc độ tăng trưởng M2 phù hợp với tốc độ tăng trưởng GDP. Nhưng NHNN bơm tiền không đủ, khiến các ngân hàng thương mại khan hiếm vốn. Trong bối cảnh huy động tiết kiệm giảm, NHNN không đủ tiền cho thị trường, thì việc các ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động là đương nhiên.
- Vậy theo ông, bao giờ cuộc đua lãi suất này mới lắng xuống?
Lãi suất trái phiếu đấu giá thành công ở mức 12,7% cho thấy, các ngân hàng thương mại dư tiền, nhưng không dám cho vay do bị khống chế tín dụng "phi sản xuất", trong khi cũng không dám hạ lãi suất do sợ mất khách hàng gửi tiền. Vì vậy, NHNN cần có động thái chính sách nhằm duy trì thanh khoản của các ngân hàng thương mại, đồng thời hạ lãi suất tái cấp vốn để phát đi dấu hiệu hạ nhiệt lãi suất cho thị trường trong những tháng tới.
TS. Lê Xuân Nghĩa: Theo số liệu do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Giàu công bố, tính đến ngày 23/5, huy động vốn VND giảm 2,75% so với cuối năm 2010. Vốn huy động VND của các tổ chức kinh tế giảm 156.700 tỷ đồng, do các doanh nghiệp (DN) rút tiền ra để đầu tư sản xuất - kinh doanh. NHNN cho rằng, DN rút tiền ra kinh doanh là dấu hiệu tích cực, chứng tỏ tính thanh khoản của nền kinh tế tăng lên. Song tôi cho rằng, đánh giá như vậy là chưa đúng.
Tính chất tiền gửi của DN là số dư tiền bán hàng được để lại tài khoản để thực hiện liên tục hoạt động bán hàng - mua hàng. Việc số tiền này giảm đáng kể cho thấy rằng, dòng tiền của DN đang trục trặc, bởi tính thanh khoản của DN được tính bằng vốn lưu động trừ đi hàng tồn kho, chia cho nợ ngắn hạn. Tiền gửi của DN giảm có nghĩa là thanh khoản của DN yếu đi.
- Đâu là những lý do khiến tiền không chảy vào ngân hàng, thưa ông?
Thứ nhất, do vốn khan hiếm, lãi suất cao, một số doanh nghiệp không có khả năng trả nợ ngân hàng. Một số DN có khả năng, nhưng không trả nợ ngân hàng do sợ không vay lại được hoặc phải vay với lãi cao hơn. Do đó, tiền không quay trở lại ngân hàng như dự tính.
Thứ hai, giá cả tăng cao khiến thu nhập của người dân và DN giảm, tiền tiết kiệm ít đi, trong khi tiền cung ứng bị thắt chặt.
Thứ ba, do khó tiếp cận vốn ngân hàng, tín dụng đen bùng nổ, khiến một lượng tiền tiết kiệm trong dân cư đi vào thị trường chợ đen.
- Liệu việc NHNN bơm tiền quá dè dặt có là nguyên nhân khiến các ngân hàng lao vào cuộc đua lãi suất?
Chỉ tiêu Chính phủ đặt ra cho năm 2011 là tổng phương tiện thanh toán (M2) tăng 16%, nhưng trong 5 tháng đầu năm, M2 chỉ tăng 1,59%.
Lẽ ra, khi tiền gửi DN giảm, thì NHNN phải bơm tiền cho các ngân hàng thương mại để tốc độ tăng trưởng M2 phù hợp với tốc độ tăng trưởng GDP. Nhưng NHNN bơm tiền không đủ, khiến các ngân hàng thương mại khan hiếm vốn. Trong bối cảnh huy động tiết kiệm giảm, NHNN không đủ tiền cho thị trường, thì việc các ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động là đương nhiên.
- Vậy theo ông, bao giờ cuộc đua lãi suất này mới lắng xuống?
Lãi suất trái phiếu đấu giá thành công ở mức 12,7% cho thấy, các ngân hàng thương mại dư tiền, nhưng không dám cho vay do bị khống chế tín dụng "phi sản xuất", trong khi cũng không dám hạ lãi suất do sợ mất khách hàng gửi tiền. Vì vậy, NHNN cần có động thái chính sách nhằm duy trì thanh khoản của các ngân hàng thương mại, đồng thời hạ lãi suất tái cấp vốn để phát đi dấu hiệu hạ nhiệt lãi suất cho thị trường trong những tháng tới.
Theo VEF
0 nhận xét