Các công ty nhạc học cách yêu mến kẻ thù
Một trong những chiến công lớn của "thuật giả kim" trong mười năm qua là sự chuyển đổi lợi nhuận của các công ty truyền thông thành lợi nhuận của các công ty công nghệ. Không có nhà giả kim nào xuất chúng hơn Steve Jobs, ông chủ của Apple, người xuất hiện lại trên sân khấu hôm 6/6 vừa qua. Người sáng tạo ra iPod và iPhone tiết lộ một dịch vụ mới giúp cho việc lưu trữ nhạc trên các máy chủ từ xa "trong đám mây" dễ dàng hơn. Apple chắc chắn sẽ thu được lợi nhuận. Nhưng các giám đốc âm nhạc cũng lại lạc quan một cách kỳ quặc.
Công việc kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn với họ. Theo IFPI, một tập đoàn thương mại cho biết kể từ năm 2000, khi việc chia sẻ tài liệu trực tuyến bắt đầu, doanh thu âm nhạc ghi âm toàn cầu giảm từ 26,9 tỷ USD/ năm xuống còn 15,9 tỷ USD. Apple đã giúp chia cái bánh album nhạc đầy lợi nhuận thành những miếng bánh bài hát riêng lẻ ít lợi nhuận hơn. Các cửa hàng âm nhạc trên các đường phố buôn bán sắp đóng cửa.
Các cửa hàng kỹ thuật số như iTunes không phát triển đủ nhanh để bù đắp cho sự suy giảm trong doanh số bán CD. Trên thực tế, tại nhiều nước, việc này thậm chí còn đi vào ngõ cụt. Tại Nhật Bản, 73% chi tiêu cho âm nhạc ghi âm trong năm 2010 là vào CDs, DVDs và đĩa hát. Ít hơn một phần năm người Anh mua âm nhạc kỹ thuật số vào năm ngoái. Các dịch vụ như Spotify, vốn kiếm tiền từ quảng cáo và việc đăng ký thành viên, cũng không giúp được nhiều. Theo BPI, đại diện cho hãng thu âm Anh, những dịch vụ như vậy chỉ đem lại 3% tổng doanh thu từ âm nhạc ghi âm năm ngoái.
Sản phẩm mới được Steve Jobs tiết lộ có thể phúc đẩy thị trường kỹ thuật số thoát ra khỏi "chỗ trũng". iCloud của Apple không chỉ là một tủ lưu trữ âm nhạc. Nó sẽ tìm kiếm các thiết bị cho các bài hát được mua từ kho iTunes và tự động cho phép khách hàng tải nhạc tới bất kỳ thiết bị Apple nào. Điều này giúp dịch vụ của Apple tiến trước một bước so với dịch vụ của Amazon và Google, vốn đòi hỏi người sử dụng phải đăng tải âm nhạc lên. Bằng cách khiến cho việc mua bán âm nhạc kỹ thuật số dễ dàng tiếp cận hơn, Apple làm gia tăng giá trị nhận thức, dẫn đến doanh thu cao hơn.
Apple cũng công bố một dịch vụ, hiện vẫn chưa xuất hiện tại Mỹ cho đến cuối năm nay, giúp quét các máy tính để tìm ra tất cả các bài nhạc và cung cấp việc truy cập dựa trên kho lưu trữ với phí 24,99 USD / năm. Apple sẽ giảm cắt giảm doanh số và nhường phần còn lại cho các công ty thu âm. Mặc dù iCloud đơn giản tốt hơn các đối thủ cạnh tranh thì đây là một bước đột phá. Trên thực tế, điều này cho phép các công ty âm nhạc thu một mức lệ phí thường niên cho việc sử dụng âm nhạc của họ cho dù là tách từ đĩa CD hay tải về bất hợp pháp.
Ông trùm dữ liệu
Những dịch vụ âm nhạc trực tuyến mới như iTunes, Spotify và YouTube mang lại ít tiền hơn doanh thu từ CD. Nhưng chúng mang lại những dữ liệu đúng lúc và chính xác hơn. Mỗi một lần một bài nhạc được đăng tải lên hoặc được chơi trên YouTube, mỗi lần nó được bán bởi iTunes, được xem trực tiếp trên Spotify, được chia sẻ trên một mạng lưới không được phép chính thức, được nhấn dấu liked (yêu thích) trên Facebook hoặc được bàn luận đến, nó cho ra một "tín hiệu kỹ thuật số". Một ngành công nghiệp thủ công đang phát triển nở rộ để xử lý những "tín hiệu" này và cung cấp kết quả cho các công ty thu âm.
Điều này đã đang dịnh hình các chiến lược. Universal, công ty âm nhạc lớn nhất thế giới đang phát triển thiết bị tốc hoạt dữ liệu của riêng mình được biết đến là Artist Portal (Cổng thông tin nghệ sĩ). Dữ liệu từ cổng này đã chứng minh được điều mà nhiều người nghi ngờ: đó là hành động phát hành âm nhạc trên radio nhiều tuần trước khi bán ra trên thị trường từ nhiều thập kỷ nay nuôi dưỡng sự sao chép lậu và làm giảm doanh thu. Vì vậy, đầu năm nay, công ty đã ngừng hoạt động này với nhiều bản phát hành.
Atlantic Records, thuộc sở hữu của Warner Music Group, nhắm tới việc gia tăng sử dụng dữ liệu để trau dồi cho các chiến dịch marketing.
Năm ngoái, công ty phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn trong việc quảng bá cho một nghệ sĩ, Plan B, người đã chuyển đổi đột ngột từ một rapper cứng nghề sang một ca sĩ nhạc soul. Điều này có nghĩa phải tìm một lượng khán giá hoàn toàn mới trong khi vẫn giữ được người hâm mộ cũ với rapper này. Atlantic đã tiến hành hai chiến dịch song song, sử dụng Buzzdeck, một dịch vụ tốc hoạt dữ liệu để đánh giá phản ứng của mỗi nhóm. Việc này cũng có hiệu quả: album của Plan B bán chạy thứ 6 ở Anh năm ngoái.
Các cổng dữ liệu như Artist Portal, Buzzdeck và BigChamagne đến nay đã chứng minh rằng chúng không thể thay thế những người chiêu mộ nhân tài. Nhưng chúng giúp cho các công ty thu âm tạo được nhiều tiếng vang hơn cho việc phát triển nghệ sĩ đang bị thu hẹp lại và "ngón nghề" marketing hỗ trợ. Các công ty âm nhạc sử dụng dữ liệu khôn ngoan hơn nhiều, ví dụ, so với các hãng phim Hollywood. Các hãng này vẫn ném hàng đống tiền vào chương trình truyền hình với hy vọng khuyến khích mọi người đến rạp chiếu phim. Và họ sẽ tìm được những lợi ích mới.
Paul Smernicki của Universal nói: "Chúng tôi không còn chỉ là một nhà bán buôn âm nhạc nữa." Khi ngành kinh doanh truyền thống của họ sụt giảm, các công ty âm nhạc chuyển tới nhạc sống và hàng hóa. Để thành công trên những thị trường này, họ cần phải trở thành chuyên gia về hành vi của người hâm mộ, có được sự hiểu biết không chỉ về việc tại sao và như thế nào mà mọi người mua âm nhạc mà còn cả việc họ đưa nó vào cuộc sống của mình như thế nào. Trên khía cạnh đó, dữ liệu sẽ rất quan trọng.
Nếu có thể, các giám đốc âm nhạc sẽ không phát minh Internet và có thể Apple cũng vậy. Nhưng công nghệ, đã gây rất nhiều tổn thất cho ngành kinh doanh âm nhạc ghi âm, ngày càng hỗ trợ Internet phát triển.
Theo VEF
0 nhận xét