Theo thông tư số 184/2010/TT-BTC, áp dụng từ 1/1/2011, xuất khẩu vàng 999,9% sẽ bị áp thuế 10%. Mức thuế 10% còn áp dụng cho trang sức nặng trên 1 ounce (chừng 8 chỉ), cho bán thành phẩm từ vàng...
Dù vậy, theo thông tin từ một số doanh nghiệp trong ngành, sản phẩm vàng xuất khẩu thời gian qua chủ yếu vẫn là trang sức thô, có hàm lượng vàng dưới 99,99%. Vì nếu xuất khẩu trang sức tinh xảo bán cho các hãng thời trang, thì ngành kim hoàn Việt Nam vẫn chưa đủ tiềm lực.
Ở hai doanh nghiệp lớn là SJC và PNJ, nhà máy sản xuất nữ trang của SJC vẫn đang xây dựng, còn PNJ trong sáu tháng đầu năm xuất khẩu trang sức hàm lượng vàng dưới 65% chỉ khoảng 8 triệu đôla Mỹ.
Bà T.H., chủ doanh nghiệp tư nhân đã tham gia xuất hơn 1 tấn vàng dưới dạng trang sức trong tháng sáu vừa qua, kể: "Để xuất được vàng theo quy định mới, tôi phải làm trang sức có hàm lượng vàng 98,5% để được tính thuế 0%.
Mỗi món trang sức phải nhẹ hơn, nên cũng không thể làm các món lớn như kiềng cổ, lắc tay bản lớn... Còn làm dây chuyền thì có nhiều mối hàn, có thể làm giảm tuổi vàng, nên công ty chủ yếu đặt thợ gia công mặt dây chuyền (mề đay). Mỗi miếng hình tròn nặng chừng 5 - 6 chỉ, trên đó có thêm hình hoa lá cho đẹp.
Ngay cả làm vòng tay, cũng không thể làm kiểu đơn giản như trước đây, vì sẽ bị hải quan liệt vào nhóm "bán thành phẩm". Vòng tay phải làm mỏng, nhẹ hơn và phải có kiểu xoắn hay hoạ tiết, tốn công thợ nhiều hơn".
Tính ra, so với năm ngoái, doanh nghiệp xuất khẩu vàng năm 2011 này phải chịu chi phí tăng thêm bình quân 80.000 đồng cho mỗi lượng vàng, chủ yếu là do bị khách hàng trừ khoản chi phí phân kim từ vàng 98,5% về vàng 99,99%, và phí gia công cộng thêm khi món trang sức nhẹ hơn.
Chính vì vậy cùng mức chênh lệch khi giá vàng trong nước thấp hơn thế giới khoảng 300.000 đồng/lượng, mức lãi của doanh nghiệp xuất khẩu vàng chỉ còn chừng 100.000 đồng/lượng, so với năm 2010 khoảng 180.000 đồng/lượng.
Theo nguồn tin riêng, tham gia xuất khẩu vàng nhiều trong thời gian qua chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân với tổng khối lượng của mỗi đơn vị từ một đến vài tấn. Các doanh nghiệp này thực hiện xuất khẩu nhiều lần, với khối lượng mỗi lần từ 50kg cho đến 400kg.
Theo ông K., chủ doanh nghiệp kinh doanh vàng ở quận 6, chỉ cần giá vàng trong nước thấp hơn thế giới khoảng 300.000 đồng trở lên trong vòng một, hai ngày là công ty đã thực hiện gia công, chế tác xong "trang sức" để xuất khẩu. Một số doanh nghiệp tư nhân vay ngoại tệ với lãi suất thấp, bán cho ngân hàng lấy tiền đồng mua vàng, khi xuất khẩu có ngoại tệ quay về mang trả ngân hàng.
(Theo SGTT)
Dù vậy, theo thông tin từ một số doanh nghiệp trong ngành, sản phẩm vàng xuất khẩu thời gian qua chủ yếu vẫn là trang sức thô, có hàm lượng vàng dưới 99,99%. Vì nếu xuất khẩu trang sức tinh xảo bán cho các hãng thời trang, thì ngành kim hoàn Việt Nam vẫn chưa đủ tiềm lực.
Ở hai doanh nghiệp lớn là SJC và PNJ, nhà máy sản xuất nữ trang của SJC vẫn đang xây dựng, còn PNJ trong sáu tháng đầu năm xuất khẩu trang sức hàm lượng vàng dưới 65% chỉ khoảng 8 triệu đôla Mỹ.
Bà T.H., chủ doanh nghiệp tư nhân đã tham gia xuất hơn 1 tấn vàng dưới dạng trang sức trong tháng sáu vừa qua, kể: "Để xuất được vàng theo quy định mới, tôi phải làm trang sức có hàm lượng vàng 98,5% để được tính thuế 0%.
Mỗi món trang sức phải nhẹ hơn, nên cũng không thể làm các món lớn như kiềng cổ, lắc tay bản lớn... Còn làm dây chuyền thì có nhiều mối hàn, có thể làm giảm tuổi vàng, nên công ty chủ yếu đặt thợ gia công mặt dây chuyền (mề đay). Mỗi miếng hình tròn nặng chừng 5 - 6 chỉ, trên đó có thêm hình hoa lá cho đẹp.
Ngay cả làm vòng tay, cũng không thể làm kiểu đơn giản như trước đây, vì sẽ bị hải quan liệt vào nhóm "bán thành phẩm". Vòng tay phải làm mỏng, nhẹ hơn và phải có kiểu xoắn hay hoạ tiết, tốn công thợ nhiều hơn".
Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu đá quý, kim loại quý và sản phẩm tháng 6.2011 đạt 630 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này từ đầu năm đến nay lên mức 1,027 tỉ USD. Theo giới kinh doanh vàng, phần lớn kim ngạch trên là từ vàng. |
Chính vì vậy cùng mức chênh lệch khi giá vàng trong nước thấp hơn thế giới khoảng 300.000 đồng/lượng, mức lãi của doanh nghiệp xuất khẩu vàng chỉ còn chừng 100.000 đồng/lượng, so với năm 2010 khoảng 180.000 đồng/lượng.
Theo nguồn tin riêng, tham gia xuất khẩu vàng nhiều trong thời gian qua chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân với tổng khối lượng của mỗi đơn vị từ một đến vài tấn. Các doanh nghiệp này thực hiện xuất khẩu nhiều lần, với khối lượng mỗi lần từ 50kg cho đến 400kg.
Theo ông K., chủ doanh nghiệp kinh doanh vàng ở quận 6, chỉ cần giá vàng trong nước thấp hơn thế giới khoảng 300.000 đồng trở lên trong vòng một, hai ngày là công ty đã thực hiện gia công, chế tác xong "trang sức" để xuất khẩu. Một số doanh nghiệp tư nhân vay ngoại tệ với lãi suất thấp, bán cho ngân hàng lấy tiền đồng mua vàng, khi xuất khẩu có ngoại tệ quay về mang trả ngân hàng.
(Theo SGTT)
0 nhận xét