Dưới đây là nội dung bài viết:
Đối với Biển Đông, lợi ích là tự do hàng hải và tuân thủ luật pháp quốc tế. Đó là những điểm mạnh mà Việt Nam cần tăng cường khai thác để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế.
Hà Nội và Bắc Kinh tiếp tục trao đổi công hàm phản đối. Tuần trước các cơ quan ngoại giao đã 2 lần ra các tuyên bố gay gắt và đòi hỏi lãnh thổ. Trước đó, tình hình trên biển đã xảy ra những va chạm, khi thì của tàu đánh cá, khi thì tàu nghiên cứu khoa học.
Ở Hà Nội đã có tuần hành biểu lộ lòng yêu nước của người dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên. Về phía Trung Quốc, Bắc Kinh đã đặt quân đội vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu tăng cường và công bố tuyên cáo vội vã trấn an dư luận quốc tế rằng sẽ không xảy ra chiến tranh, nhưng vẫn khăng khăng khẳng định “lãnh thổ từ xưa dẫu sao sắp tới cũng vẫn là của Trung Quốc”. Đã một phần tư thế kỷ nay chưa bao giờ xảy ra những chuyện như vậy. Xem ra, đây là vấn đề có tính chất chiến lược duy nhất mà hai quốc gia chưa giải quyết được.
Đối với Biển Đông, lợi ích là tự do hàng hải và tuân thủ luật pháp quốc tế. Đó là những điểm mạnh mà Việt Nam cần tăng cường khai thác để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế.
Hà Nội và Bắc Kinh tiếp tục trao đổi công hàm phản đối. Tuần trước các cơ quan ngoại giao đã 2 lần ra các tuyên bố gay gắt và đòi hỏi lãnh thổ. Trước đó, tình hình trên biển đã xảy ra những va chạm, khi thì của tàu đánh cá, khi thì tàu nghiên cứu khoa học.
Ở Hà Nội đã có tuần hành biểu lộ lòng yêu nước của người dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên. Về phía Trung Quốc, Bắc Kinh đã đặt quân đội vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu tăng cường và công bố tuyên cáo vội vã trấn an dư luận quốc tế rằng sẽ không xảy ra chiến tranh, nhưng vẫn khăng khăng khẳng định “lãnh thổ từ xưa dẫu sao sắp tới cũng vẫn là của Trung Quốc”. Đã một phần tư thế kỷ nay chưa bao giờ xảy ra những chuyện như vậy. Xem ra, đây là vấn đề có tính chất chiến lược duy nhất mà hai quốc gia chưa giải quyết được.
Các tuyến đường thông thương qua biển Đông. |
Năm 2000, 2 nước tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Trao đổi hàng hoá tăng lên và năm 2010 đạt 13 tỷ USD (buốn bán với Nga là 1,7 tỷ). Nhưng 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ xa xưa đã là các đảo tranh chấp. Cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, khi biết được là các đảo này ngoài cá và quặng phốt phát còn rất giàu dầu khí đã từng xảy ra xung đột vũ trang.
Toà án quốc tế và các cơ quan hữu quan của Liên Hợp quốc, không chỉ một lần xem xét bản chất vấn đề, lo ngại chỉ ra rằng ở vùng biển này có nhiều đường hàng hải sống động và con đường thông thương chủ yếu từ Thái Bình dương sang Đại Tây dương.
Trong thư gửi các nước châu Á năm 2006, Tổng thư ký Liên Hợp quốc Kofi Annan đã nói rằng mọi sự bùng phát căng thẳng có thể là nguy cơ đe doạ hoà bình và an ninh chung. Các nước gần đó có thể bị lôi kéo vào xung đột khu vực: Philippines, Đài Loan, Malaysia, Brunei, Singapore, Indonesia, là những nước cũng có yêu sách một phần quần đảo Trường Sa và đã cắm cờ trên một số đảo.
Không hiểu vì sao tình hình lúc nào trở nên căng thẳng vào mùa Xuân, khi bắt đầu mùa mưa và các cơn bão nhiệt đới ở biển Đông. Năm nay bão bắt đầu ngày 26/5, Hải giám của Trung Quốc cắt cáp của tàu nghiên cứu Bình Minh 02 của Việt Nam khi đang ở lô số 148 trên thềm lục địa Nam Việt Nam theo xác nhận của Hà Nội. Vụ việc đã xảy ra cách bờ biển Việt Nam 120km và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 600km về phía Nam, nơi 1 tháng trước đã diễn ra hội nghị thượng đỉnh BRICS.
Việt Nam đã phản đối, yêu cầu xin lỗi và bồi thường thiệt hại cho con tàu là tài sản của Tổng Công ty Dầu khí Quốc gia PetroVietnam. Kim phong vũ biểu chính trị lập tức chỉ cơn bão.
“Những hành động tương tự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền tài phán của Việt nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế”, – người phát ngôn bộ Ngoại giao Cộng hoà Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga đã tuyên bố ngay khi đó – Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc kiềm chế trước những hành động gây nghi ngờ về quyền của Cộng hoà XHCN Việt nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và vùng lãnh hải của mình”.
Bắc kinh bác bỏ mọi lời buộc tội vi phạm những quy tắc công pháp biển. Bộ Quốc phòng Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đề nghị xem xét vấn đề tại kỳ họp Diễn đàn kinh tế châu Á (AEF) sắp tới và kêu gọi kiềm chế. Tuy nhiên, vài tuần sau sự vụ lại tái diễn. Ngày 9/6/2011, cũng ở gần khu vực này, nhưng ở lô khác tàu đánh cá Trung Quốc có tàu Ngư chính hộ tống đã cố cắt cáp tàu thăm dò Viking-II nhưng không thành.
Các vụ việc về biển ngày càng tăng lên, các đối tác của Việt nam trong ASEAN, trước hết là Philippines đã lên tiếng. Manila lưu ý cách đây không lâu, hồi tháng 3/2011, tàu quân sự Trung Quốc đã xua đuổi tàu Philippines ra khỏi vùng tranh chấp khi đang thăm dò dầu khí. Bắc kinh cho rằng toàn bộ quần đảo Trường Sa là của mình nên đã không có phản hồi trước phản đối chính thức (của Philippines).
Trong các cuộc tranh cãi “mùa vụ” này Việt nam và Philippines là đồng minh. Hai nước đề nghị triệu tập hội nghị quốc tế, Trung Quốc phản đối. Trung quốc đòi “hiệp thương hữu nghị” và đàm phán song phương, ưu tiên xem xét với từng nước riêng biệt. Các nghị sĩ Philippines cho rằng Trung Quốc cư xử như kẻ “hay sinh sự” và bây giờ gọi biển Nam Trung Hoa là “Tây Philippines”. (Việt Nam vẫn gọi là “Biển Đông”.)
Manila muốn kiểm soát 25% quần đảo. Chủ yếu là phần xung quanh đảo Palawan. Chính quyền đã nhiều lần bày tỏ sẵn sàng chiến đấu vì lợi ích quốc gia. Ba năm trước tướng Eduardo Obana đã thề “chiến đấu đến chiến sĩ cuối cùng vì các đảo”.
Năm 2011 chính phủ Philippines đã chi bổ sung 184 triệu USD để củng cố các trận địa trong khu vực này. Một phần kinh phí này để hiện đại hoá sân bay.
Các sự kiện gần đây đã làm tất cả các bên liên quan hăng hái lên. Trong khi chưa xác định được quy chế pháp lý quốc tế, những nước này mưu toan chiếm lĩnh lấy lãnh thổ bằng cách gọi là sự hiện diện.
Cho đến nay Trung Quốc có đồn trại ở 9 hòn đảo, Việt Nam – 21, Philippines – 8, Malaysia – 3. Theo các chuyên gia, Đài Loan có lợi thế nhất do kiểm soát đảo lớn nhất– Itu-Aba (Việt nam gọi là đảo Ba Bình), nơi Nhật Bản đã có căn cứ tàu ngầm hồi chiến tranh thế giới lần thứ 2. Đài Loan đã xây dựng sân bay trên đảo này.
Liên quan đến vấn đề này báo chí châu Á ngày càng đăng tải nhiều tài liệu bày tỏ lo ngại cho tương lai do sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang tăng lên. Có nhiều câu trả lời cho câu hỏi đâu là nguyên nhân của giai đoạn khủng hoảng hiện nay. Một số nhà bình luận dẫn phát biểu của Hillary Clinton tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Hà Nội năm 2010, khi bà tyên bố Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia ở khu vực này.
Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi tất cả các bên đòi khai thác tài nguyên tôn trọng tự do hàng hải và giải quyết các tranh cãi theo pháp luật quốc tế. Mọi người cho rằng tuyên bố này trước hết là nhằm vào Trung Quốc, do đó Bắc Kinh đã tiến hành một chính sách cứng rắn hơn.
Một số nhà bình luận khác lưu ý tính độc nhất vô nhị của xung đột, ý nghĩa quan trọng của nó đối với hoà bình và ổn định. Chưa ai biết giải quyết tranh cãi này thế nào và khi nào thì chấm dứt. Nếu phân tích kỹ, mỗi cuộc xung đột đều có đặc điểm riêng.
Cần lưu ý, là các bên tranh cãi vẫn tiếp tục hợp tác, trong đó ngay cả trên biển của khu vực. Cụ thể, hạm đội của Trung Quốc và Việt Nam vừa tiến hành tuần tra chung lần thứ 11 trong vịnh Bắc Bộ ngày 19-20/6/2011. Trang web của bộ Quốc phòng Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã đăng tin này. Sau tuần tra tiểu hạm đội Việt Nam đã thăm thành phố Trạm Giang (tỉnh Quảng Đông) ngày 21-24/6. Điều đó cho thấy các bên không muốn cường điệu hoá xung đột.
0 nhận xét