“Ngân hàng nhỏ cũng như ngân hàng lớn đều không được phép tăng trưởng dư nợ tín dụng quá ngưỡng 20%”, ông Minh khẳng định.
Trước đó, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) đã đề xuất tăng trưởng dư nợ tín dụng lên 30%, vì trong 6 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng này mới chỉ đạt 9%. Ngoài ra, nhiều ngân hàng khác tại buổi họp với Ngân hàng Nhà nước hôm 10/6 cũng có ý kiến nên để chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng linh hoạt hơn, tùy vào thực tế từng ngân hàng.
Theo báo cáo về tình hình hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm của NHNN, tính đến ngày 10/6, tín dụng của cả nền kinh tế mới chỉ tăng 7,05%. Như vậy, 6 tháng cuối năm, “zoom” tín dụng vẫn còn gần 13%. Tuy nhiên, cơ cấu tín dụng về cuối năm hiện không “có lợi” cho lĩnh vực sản xuất, khi lĩnh vực này hiện đã tăng 10,97%, chiếm 83% tổng dư nợ; lĩnh vực phi sản xuất giảm 9,46%, chiếm 16,92% tổng dư nợ. Bên cạnh đó, tăng trưởng dư nợ tín dụng hiện vẫn đang lệch pha với cán cân nghiêng về ngoại tệ. Theo đó, tín dụng VND chỉ tăng 2,72% còn tín dụng ngoại tệ tăng tới 22,21% so với cuối năm 2010.
Tình hình huy động vốn cũng diễn biến có lợi cho ngoại tệ, khi huy động vốn VND đến ngày 10/6 của hệ thống ngân hàng chỉ tăng 1,15% còn ngoại tệ gần chạm ngưỡng 9%. Trong khi đó, lãi suất bình quân cho vay USD chỉ tương đương với cuối năm 2010, ở mức 6,4% một năm, còn lãi suất cho vay VND tăng 3,4%, trung bình là 18,74% một năm.
Trước đó, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) đã đề xuất tăng trưởng dư nợ tín dụng lên 30%, vì trong 6 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng này mới chỉ đạt 9%. Ngoài ra, nhiều ngân hàng khác tại buổi họp với Ngân hàng Nhà nước hôm 10/6 cũng có ý kiến nên để chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng linh hoạt hơn, tùy vào thực tế từng ngân hàng.
Theo báo cáo về tình hình hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm của NHNN, tính đến ngày 10/6, tín dụng của cả nền kinh tế mới chỉ tăng 7,05%. Như vậy, 6 tháng cuối năm, “zoom” tín dụng vẫn còn gần 13%. Tuy nhiên, cơ cấu tín dụng về cuối năm hiện không “có lợi” cho lĩnh vực sản xuất, khi lĩnh vực này hiện đã tăng 10,97%, chiếm 83% tổng dư nợ; lĩnh vực phi sản xuất giảm 9,46%, chiếm 16,92% tổng dư nợ. Bên cạnh đó, tăng trưởng dư nợ tín dụng hiện vẫn đang lệch pha với cán cân nghiêng về ngoại tệ. Theo đó, tín dụng VND chỉ tăng 2,72% còn tín dụng ngoại tệ tăng tới 22,21% so với cuối năm 2010.
Tình hình huy động vốn cũng diễn biến có lợi cho ngoại tệ, khi huy động vốn VND đến ngày 10/6 của hệ thống ngân hàng chỉ tăng 1,15% còn ngoại tệ gần chạm ngưỡng 9%. Trong khi đó, lãi suất bình quân cho vay USD chỉ tương đương với cuối năm 2010, ở mức 6,4% một năm, còn lãi suất cho vay VND tăng 3,4%, trung bình là 18,74% một năm.
0 nhận xét