LTS: Hội nghị thường niên Vietnam CFO Summit 2011 chủ đề "Tối ưu hoá cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động huy động vốn" do Vietnam Report và báo VietnamNet tổ chức ngày 10/6/2011 tại Hà Nội đã kết thúc và Ban tổ chức cũng nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi của các độc giả, các khách mời tham dự về các vấn đề đang được xem là nút thắt của nền kinh tế.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ giới hạn về thời gian tại hội thảo và cũng do tầm phức tạp của chủ đề, nhiều vấn đề tranh luận của đại biểu tham dự vẫn còn để ngỏ câu trả lời. Với mục đích mở ra diễn dàn trao đổi thẳng thắn, cởi mở giữa các độc giả, khách mời và các chuyên gia, bài viết này nêu ra hai vấn đề đang được nhiều người quan tâm, đó là vấn đề tỷ giá và vấn đề lãi suất.
Bài toán tỷ giá: Thả nổi hay ổn định?
Tỷ giá là một trong những biến số quan trọng của kinh tế vĩ mô, biến số này tác động trực tiếp đến cán cân thương mại của một quốc gia. Trong Hội nghị Vietnam CFO Summit nhiều chuyên gia đã gửi những ý kiến tranh luận về vấn đề nên thả nổi hay kiểm soát tỷ giá trong bối cảnh kinh tế hiện tại.
Dưới góc nhìn của một công ty kiểm toán, ông Tom Herron (GĐ Khối Tư vấn Dịch vụ Rủi ro của E&Y Việt Nam) cho rằng nên ổn định tỷ giá VND/USD và trong trường hợp bất khả kháng phải điều chỉnh thì nên chăng điều chỉnh một cách linh hoạt và chậm dần đều bởi vì theo ông điều này giúp tạo niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài khi chuyển lợi nhuận ra USD.
Trong khi đó ông Matthew Mirecki, chuyên gia kinh tế của Mekong Economics cho rằng nên tiếp tục phá giá VND bởi hiện tại nền kinh tế Việt Nam đang có mức nhập siêu khá lớn. Trong 5 tháng đầu năm 2011, tổng nhập siêu lên đến 6,54 triệu USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2010 và bằng 18,8% kim ngạch xuất khẩu. Theo quan điểm của Matthew, nếu tiếp tục giảm giá VND sẽ tạo đà cho xuất khẩu và hướng tới mục tiêu giảm thâm hụt cán cân thương mại.
Cùng quan điểm với ông Tom Herron, TS Phạm Ngọc Long, NH Maritime Bank cho rằng nên khôi phục vị thế VND, ổn định tỷ giá. Theo TS Long, nếu liên tục giảm giá VND là rơi vào cái bẫy USD, khuyếch đại lạm phát, vô vọng với kỳ vọng giảm giá VND nhằm thu hẹp thâm hụt cán cân thương mại, giảm nhập khẩu, kích thích xuất khẩu
Vấn đề đặt ra ở đây là nên ưu tiên cho chính sách nào, các diễn giả đều đưa ra ý kiến của mình trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và cả những ưu tiên chính sách. Nếu chính phủ hướng tới mục tiêu chính sách ngắn hạn là giảm thâm hụt cán cân thương mại có lẽ việc điều chỉnh hạ giá VND là giải pháp có thể tính đến trước mắt. Trong khi đó, nếu tính đến dài hạn hơn một chút, việc ổn định hoặc nâng giá VND sẽ thúc đẩy không chỉ nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mà còn thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, tăng tích luỹ tài sản tính bằng tiền đồng và góp phần hạn chế tình trạng đô la hoá trong nền kinh tế.
Nên hạ mặt bằng lãi suất để "khoan sức dân"
Như chúng đã biết, trong mối quan hệ bộ ba giữa lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực tế và lạm phát, có một nguyên tắc gần như bất di bất dịch đó là lãi suất huy động thực tế phải dương, điều này có nghĩa là lãi suất danh nghĩa phải cao hơn lạm phát (theo phương trình hiệu ứng Fisher Lãi suất danh nghĩa = lãi suất thực tế + lạm phát).
Như vậy có thể thấy rằng, với mức lãi suất trần huy động 14% mà NHNN quy định chì phù hợp với lạm phát năm 2010 (11,7%) và nếu áp vào thực tế hiện tại, khi mức tăng giá liên tục vượt 14% như mấy tháng đầu năm 2011, lãi suất thực tế sẽ thành số âm! Các ngân hàng nhỏ đua nhau tăng lãi suất huy động danh nghĩa và nhiều trường hợp lên tới 17 - 19%, điều này dẫn tới lãi suất cho vay được đôn tới cao ngất ngưởng trên 21%, vượt quá sức chịu đựng của nhiều doanh nghiệp.
Một số đại biểu tại Hội nghị CFO Summit cho rằng, nên chăng kiềm chế lạm phát bằng cách nâng cao lãi suất của NHNN. Tuy nhiên, theo TS Phạm Ngọc Long nghịch lý kiềm chế lạm phát bằng cách nâng cao lãi suất của NHNN hiện là "tiêu diệt sản xuất", đã quá sức chịu đựng của nền kinh tế, chỉ đối tượng KH hạn hẹp, không bình thường mới tiếp cận nổi vốn ngân hàng. Thoạt nhìn thì nền sản xuất, doanh nghiệp đang bị chèn ép, các NHTM thắng thế, ăn đủ, cứ ngồi huy động và cho vay.
Thực tế DN đối phó thu hẹp sản xuất kinh doanh, vốn xã hội đáng lẽ dành sản xuất kinh doanh gửi ngược trở lại hưởng lãi suất, lợi đơn, lợi kép, chẳng lo rủi ro. Tiêu dùng khựng lại, hàng tồn tăng, vốn đọng, nợ xấu gia tăng, đổ bệnh cho hệ thống NHTM, cả nền kinh tế cùng đối mặt với tắc thanh khoản và nợ xấu. Khủng hoảng kinh tế tại VN bắt đầu từ suy thoái, đình trệ và dư thừa hàng hóa mà không quen giảm giá, bán phá giá và phá sản, cuối cùng phải chuyển từ giảm phát sang lấy lạm phát nuôi lạm phát...
Để tránh vòng xoáy đó nên chăng giải bài toán ngược "hạ sớm mặt bằng lãi suất để khoan sức dân, cứu nền kinh tế" trước khi viễn cảnh tồi tệ như vậy diễn ra. Đó là là chưa nói các tác động ngoại cảnh hiện Ko có lợi cho nền kinh tế VN (kinh tế Mỹ còn khó khăn, khủng hoảng nợ công ở nhiều nước Châu Âu, EU sa lầy ở Lybia, Bắc Phi, Trung Đông còn bất ổn ...) và Trung Quốc "ngáo ộp kinh tế" mới nổi lăm le sắp lại bàn cờ kinh tế thế giới.
Trên quan điểm gỡ các nút thắt về lãi suất và tỷ giá của nền kinh tế, TS Phạm Ngọc Long đưa ra một số luận điểm và giải pháp bao gồm:
Các lỗi "hệ thống" nội tại đã và đang làm chao đảo TTCK VN chứ không phải lãi suất VND cao làm thị trường đi xuống, tụt dốc, trồi sụt, bấp bênh như hiện nay. Sở dĩ các kênh huy động vốn qua TTCK (cổ phiếu, trái phiếu) khó khăn là do cấu trúc TTCK chưa tốt, thể chế quản trị kém, thiếu minh bạch, chứ không phải do các tổ chức kinh tế và DN Việt Nam sau 11 năm tham gia TTCK và sau 25 đổi mới mở cửa vẫn còn quản trị kém và thiếu minh bạch.
Bên cạnh đó, không nên quá lạm dụng nguyên tắc "lãi suất thực dương" trong điều kiện lạm phát cao. Cần trở về "lãi suất cơ bản và lạm phát cơ bản", tránh bẫy "đồng USD yếu", phát huy nội lực (rất lớn của người dân Việt Nam) để cùng chống lạm phát. Chống lạm phát đi cùng "khoan sức dân, ứng cứu sản xuất kinh doanh" với "mặt bằng" lãi suất phù hợp, chủ động điều chỉnh giảm trước lãi suất để đối phó "lạm phát kỳ vọng, lạm phát ảo, lạm phát bị khuyếch đại".
Khi nền kinh tế đi lên thì "chia sẻ lợi ích", khi đi xuống thì "chia sẻ thiệt hại" đó cũng là luật chơi "faire play" (công bằng)của thị trường. Hệ thống NHTM cũng nên như vậy. Ko thể trong lúc nền KT hiện nay mà có NHTM như Vietinbank cứ "lãi khủng" và tăng vốn "ầm ầm" như vậy. Một số NHTM nên giảm lãi, một số TCKT nên giảm lợi nhuận, một số ban ngành nên giảm chi tiêu (giảm thâm hụt ngân sách) để "bù thiếu" cho nền kinh tế, góp phần "tái cấu trúc tổng cầu, khơi tăng cung" thông qua mặt bằng lãi suất và mặt bằng giá phù hợp. Nhà nước sử dụng chính sách thuế, cơ chế, chế tài cụ thể gây áp lực Chính sách tài khóa chống lạm phát và thực thi Chế độ kế toán theo chuẩn mực Quốc tế.
Không có chuyện hạ mặt bằng lãi suất thì là thả cho lạm phát bùng lên như nhiều chuyên gia lo ngại. Lãi suất là giá vốn phù hợp, DN đủ vốn ổn định sản xuất kinh doanh, chu chuyển hàng hóa nhanh, cung cầu hàng hóa bình thường, mặt bằng giá hạ, cầu tiêu dùng trở lại kích thích tăng trưởng... Hạ mặt bằng lãi suất mà kiểm soát được tín dụng, đầu tư, cung ứng tiền (MS) từ NHNN điều tiết hợp lý, ổn định kinh tế vĩ mô ở thế tích cực, chủ động mới là đúng.
Tuy nhiên, hạ mặt bằng lãi suất cần đồng bộ, áp dụng nguyên tắc "lãi suất thực dương" trong tình thế "chẳng kênh đầu tư, đầu cơ nào hơn" gửi tiền vào ngân hàng và mọi dòng vốn nhàn rỗi đều vào ngân hàng không phải không làm được.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ giới hạn về thời gian tại hội thảo và cũng do tầm phức tạp của chủ đề, nhiều vấn đề tranh luận của đại biểu tham dự vẫn còn để ngỏ câu trả lời. Với mục đích mở ra diễn dàn trao đổi thẳng thắn, cởi mở giữa các độc giả, khách mời và các chuyên gia, bài viết này nêu ra hai vấn đề đang được nhiều người quan tâm, đó là vấn đề tỷ giá và vấn đề lãi suất.
Bài toán tỷ giá: Thả nổi hay ổn định?
Tỷ giá là một trong những biến số quan trọng của kinh tế vĩ mô, biến số này tác động trực tiếp đến cán cân thương mại của một quốc gia. Trong Hội nghị Vietnam CFO Summit nhiều chuyên gia đã gửi những ý kiến tranh luận về vấn đề nên thả nổi hay kiểm soát tỷ giá trong bối cảnh kinh tế hiện tại.
Dưới góc nhìn của một công ty kiểm toán, ông Tom Herron (GĐ Khối Tư vấn Dịch vụ Rủi ro của E&Y Việt Nam) cho rằng nên ổn định tỷ giá VND/USD và trong trường hợp bất khả kháng phải điều chỉnh thì nên chăng điều chỉnh một cách linh hoạt và chậm dần đều bởi vì theo ông điều này giúp tạo niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài khi chuyển lợi nhuận ra USD.
Trong khi đó ông Matthew Mirecki, chuyên gia kinh tế của Mekong Economics cho rằng nên tiếp tục phá giá VND bởi hiện tại nền kinh tế Việt Nam đang có mức nhập siêu khá lớn. Trong 5 tháng đầu năm 2011, tổng nhập siêu lên đến 6,54 triệu USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2010 và bằng 18,8% kim ngạch xuất khẩu. Theo quan điểm của Matthew, nếu tiếp tục giảm giá VND sẽ tạo đà cho xuất khẩu và hướng tới mục tiêu giảm thâm hụt cán cân thương mại.
Cùng quan điểm với ông Tom Herron, TS Phạm Ngọc Long, NH Maritime Bank cho rằng nên khôi phục vị thế VND, ổn định tỷ giá. Theo TS Long, nếu liên tục giảm giá VND là rơi vào cái bẫy USD, khuyếch đại lạm phát, vô vọng với kỳ vọng giảm giá VND nhằm thu hẹp thâm hụt cán cân thương mại, giảm nhập khẩu, kích thích xuất khẩu
Vấn đề đặt ra ở đây là nên ưu tiên cho chính sách nào, các diễn giả đều đưa ra ý kiến của mình trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và cả những ưu tiên chính sách. Nếu chính phủ hướng tới mục tiêu chính sách ngắn hạn là giảm thâm hụt cán cân thương mại có lẽ việc điều chỉnh hạ giá VND là giải pháp có thể tính đến trước mắt. Trong khi đó, nếu tính đến dài hạn hơn một chút, việc ổn định hoặc nâng giá VND sẽ thúc đẩy không chỉ nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mà còn thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, tăng tích luỹ tài sản tính bằng tiền đồng và góp phần hạn chế tình trạng đô la hoá trong nền kinh tế.
Nên hạ mặt bằng lãi suất để "khoan sức dân"
Như chúng đã biết, trong mối quan hệ bộ ba giữa lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực tế và lạm phát, có một nguyên tắc gần như bất di bất dịch đó là lãi suất huy động thực tế phải dương, điều này có nghĩa là lãi suất danh nghĩa phải cao hơn lạm phát (theo phương trình hiệu ứng Fisher Lãi suất danh nghĩa = lãi suất thực tế + lạm phát).
Ảnh minh họa |
Một số đại biểu tại Hội nghị CFO Summit cho rằng, nên chăng kiềm chế lạm phát bằng cách nâng cao lãi suất của NHNN. Tuy nhiên, theo TS Phạm Ngọc Long nghịch lý kiềm chế lạm phát bằng cách nâng cao lãi suất của NHNN hiện là "tiêu diệt sản xuất", đã quá sức chịu đựng của nền kinh tế, chỉ đối tượng KH hạn hẹp, không bình thường mới tiếp cận nổi vốn ngân hàng. Thoạt nhìn thì nền sản xuất, doanh nghiệp đang bị chèn ép, các NHTM thắng thế, ăn đủ, cứ ngồi huy động và cho vay.
Thực tế DN đối phó thu hẹp sản xuất kinh doanh, vốn xã hội đáng lẽ dành sản xuất kinh doanh gửi ngược trở lại hưởng lãi suất, lợi đơn, lợi kép, chẳng lo rủi ro. Tiêu dùng khựng lại, hàng tồn tăng, vốn đọng, nợ xấu gia tăng, đổ bệnh cho hệ thống NHTM, cả nền kinh tế cùng đối mặt với tắc thanh khoản và nợ xấu. Khủng hoảng kinh tế tại VN bắt đầu từ suy thoái, đình trệ và dư thừa hàng hóa mà không quen giảm giá, bán phá giá và phá sản, cuối cùng phải chuyển từ giảm phát sang lấy lạm phát nuôi lạm phát...
Để tránh vòng xoáy đó nên chăng giải bài toán ngược "hạ sớm mặt bằng lãi suất để khoan sức dân, cứu nền kinh tế" trước khi viễn cảnh tồi tệ như vậy diễn ra. Đó là là chưa nói các tác động ngoại cảnh hiện Ko có lợi cho nền kinh tế VN (kinh tế Mỹ còn khó khăn, khủng hoảng nợ công ở nhiều nước Châu Âu, EU sa lầy ở Lybia, Bắc Phi, Trung Đông còn bất ổn ...) và Trung Quốc "ngáo ộp kinh tế" mới nổi lăm le sắp lại bàn cờ kinh tế thế giới.
Trên quan điểm gỡ các nút thắt về lãi suất và tỷ giá của nền kinh tế, TS Phạm Ngọc Long đưa ra một số luận điểm và giải pháp bao gồm:
Các lỗi "hệ thống" nội tại đã và đang làm chao đảo TTCK VN chứ không phải lãi suất VND cao làm thị trường đi xuống, tụt dốc, trồi sụt, bấp bênh như hiện nay. Sở dĩ các kênh huy động vốn qua TTCK (cổ phiếu, trái phiếu) khó khăn là do cấu trúc TTCK chưa tốt, thể chế quản trị kém, thiếu minh bạch, chứ không phải do các tổ chức kinh tế và DN Việt Nam sau 11 năm tham gia TTCK và sau 25 đổi mới mở cửa vẫn còn quản trị kém và thiếu minh bạch.
Bên cạnh đó, không nên quá lạm dụng nguyên tắc "lãi suất thực dương" trong điều kiện lạm phát cao. Cần trở về "lãi suất cơ bản và lạm phát cơ bản", tránh bẫy "đồng USD yếu", phát huy nội lực (rất lớn của người dân Việt Nam) để cùng chống lạm phát. Chống lạm phát đi cùng "khoan sức dân, ứng cứu sản xuất kinh doanh" với "mặt bằng" lãi suất phù hợp, chủ động điều chỉnh giảm trước lãi suất để đối phó "lạm phát kỳ vọng, lạm phát ảo, lạm phát bị khuyếch đại".
Khi nền kinh tế đi lên thì "chia sẻ lợi ích", khi đi xuống thì "chia sẻ thiệt hại" đó cũng là luật chơi "faire play" (công bằng)của thị trường. Hệ thống NHTM cũng nên như vậy. Ko thể trong lúc nền KT hiện nay mà có NHTM như Vietinbank cứ "lãi khủng" và tăng vốn "ầm ầm" như vậy. Một số NHTM nên giảm lãi, một số TCKT nên giảm lợi nhuận, một số ban ngành nên giảm chi tiêu (giảm thâm hụt ngân sách) để "bù thiếu" cho nền kinh tế, góp phần "tái cấu trúc tổng cầu, khơi tăng cung" thông qua mặt bằng lãi suất và mặt bằng giá phù hợp. Nhà nước sử dụng chính sách thuế, cơ chế, chế tài cụ thể gây áp lực Chính sách tài khóa chống lạm phát và thực thi Chế độ kế toán theo chuẩn mực Quốc tế.
Không có chuyện hạ mặt bằng lãi suất thì là thả cho lạm phát bùng lên như nhiều chuyên gia lo ngại. Lãi suất là giá vốn phù hợp, DN đủ vốn ổn định sản xuất kinh doanh, chu chuyển hàng hóa nhanh, cung cầu hàng hóa bình thường, mặt bằng giá hạ, cầu tiêu dùng trở lại kích thích tăng trưởng... Hạ mặt bằng lãi suất mà kiểm soát được tín dụng, đầu tư, cung ứng tiền (MS) từ NHNN điều tiết hợp lý, ổn định kinh tế vĩ mô ở thế tích cực, chủ động mới là đúng.
Tuy nhiên, hạ mặt bằng lãi suất cần đồng bộ, áp dụng nguyên tắc "lãi suất thực dương" trong tình thế "chẳng kênh đầu tư, đầu cơ nào hơn" gửi tiền vào ngân hàng và mọi dòng vốn nhàn rỗi đều vào ngân hàng không phải không làm được.
Theo VEF
0 nhận xét