Một đất nước với dân số lên đến 1,341 tỷ người, tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc loại nhanh nhất thế giới, năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đạt 10,3%.
Điều đó đã đặt ra những áp lực ghê gớm đối với việc đảm bảo năng lượng cho phát triển kinh tế bền vững cũng như các vấn đề ổn định nền kinh tế vĩ mô, các giải pháp an sinh xã hội.
Để đáp ứng năng lượng cho nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này, Bắc Kinh không ngừng mở rộng và tăng cường khai thác tài nguyên khoáng sản để phục vụ cho nền kinh tế.
Ngoài việc tăng cường hết công suất các dự án khai thác tài nguyên trong nước, Bắc Kinh còn nhanh chóng vươn ra khắp thế giới để tăng cường khai thác tài nguyên, đặc biệt là khu vực châu Phi.
Đầu năm 2011, biến cố chính trị tại Trung Đông và Bắc Phi, đặc biệt là cuộc chiến NATO gây ra ở Libya khiến Bắc Kinh chịu nhiều thiệt hại kinh tế to lớn.
Chiến sự biến quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 4 khu vực châu Phi rơi vào cuộc nội chiến đẫm máu. Đã 3 tháng sau khi chiến dịch không kích Libya được bắt đầu, tình hình ở đây ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Theo số liệu được công bố bởi China Africa Real Story, trước khi xảy cuộc không kích của NATO chống lại chính quyền của Tổng thống Libya Gaddafi: Có khoảng 36.000 lao động Trung Quốc đang làm việc tại Libya cùng với 75 công ty đang triển khai các dự án khai thác dầu mỏ và các dịch vụ liên quan. Tổng cộng có hơn 125 công ty, với 50 dự án lớn cùng với 60.000 lao động Trung Quốc đang làm việc tại các quốc gia Bắc Phi.
Cuộc nội chiến giữa quân đội chính phủ và lực lượng nổi dậy, tiếp đến là chiến dịch không kích Libya khiến toàn bộ dự án đang dang ở của Trung Quốc cũng như một số quốc gia khác phải đóng cửa.
Toàn bộ số lao động nói trên buộc phải sơ tán khỏi Libya để trở về Trung Quốc, tạo thêm áp lực để giải quyết công ăn việc làm cho số lao động này. Hơn 75 công ty Trung Quốc đang làm việc tại Libya buộc phải để lại số tài sản có giá trị tại đây.
Để đáp ứng năng lượng cho nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này, Bắc Kinh không ngừng mở rộng và tăng cường khai thác tài nguyên khoáng sản để phục vụ cho nền kinh tế.
Ngoài việc tăng cường hết công suất các dự án khai thác tài nguyên trong nước, Bắc Kinh còn nhanh chóng vươn ra khắp thế giới để tăng cường khai thác tài nguyên, đặc biệt là khu vực châu Phi.
Đầu năm 2011, biến cố chính trị tại Trung Đông và Bắc Phi, đặc biệt là cuộc chiến NATO gây ra ở Libya khiến Bắc Kinh chịu nhiều thiệt hại kinh tế to lớn.
Chiến sự biến quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 4 khu vực châu Phi rơi vào cuộc nội chiến đẫm máu. Đã 3 tháng sau khi chiến dịch không kích Libya được bắt đầu, tình hình ở đây ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Theo số liệu được công bố bởi China Africa Real Story, trước khi xảy cuộc không kích của NATO chống lại chính quyền của Tổng thống Libya Gaddafi: Có khoảng 36.000 lao động Trung Quốc đang làm việc tại Libya cùng với 75 công ty đang triển khai các dự án khai thác dầu mỏ và các dịch vụ liên quan. Tổng cộng có hơn 125 công ty, với 50 dự án lớn cùng với 60.000 lao động Trung Quốc đang làm việc tại các quốc gia Bắc Phi.
Cuộc nội chiến giữa quân đội chính phủ và lực lượng nổi dậy, tiếp đến là chiến dịch không kích Libya khiến toàn bộ dự án đang dang ở của Trung Quốc cũng như một số quốc gia khác phải đóng cửa.
Toàn bộ số lao động nói trên buộc phải sơ tán khỏi Libya để trở về Trung Quốc, tạo thêm áp lực để giải quyết công ăn việc làm cho số lao động này. Hơn 75 công ty Trung Quốc đang làm việc tại Libya buộc phải để lại số tài sản có giá trị tại đây.
Việc phải di tản khỏi Bắc Phi đã tạo ra một cú "sốc" với kinh tế Trung Quốc. |
Theo một báo cáo, cuối năm 2010, Trung Quốc hợp tác đầu tư nước ngoài với 16.000 công ty trên khắp thế giới, hơn 1.400.000 lao động đang làm việc, tổng giá trị tài sản nước ngoài đạt hơn 1.200 tỷ USD. Hiện tại, Trung Quốc chưa có biện pháp cụ thể nào để bảo vệ số tài sản này trong trường hợp xảy ra chiến tranh.
Số tài sản này gần như mất trắng bởi chiến tranh tại đây, chưa hết thiệt hại to lớn hơn cả đó là nguồn cung cấp dầu thô từ Libya gần như bị cắt đứt. Các nhà máy lọc dầu tại Trung Quốc bị “đói nguồn cung”
Biến cố này có thể coi là một cú “sốc” đối với nền kinh tế Trung Quốc, cùng với đó, sự can thiệp quân sự ngày càng sâu rộng của NATO tại Libya khiến cơ hội quay trở lại với các dự án khai thác dầu mỏ dang dở tại đây gần như bằng 0.
Số tài sản này gần như mất trắng bởi chiến tranh tại đây, chưa hết thiệt hại to lớn hơn cả đó là nguồn cung cấp dầu thô từ Libya gần như bị cắt đứt. Các nhà máy lọc dầu tại Trung Quốc bị “đói nguồn cung”
Biến cố này có thể coi là một cú “sốc” đối với nền kinh tế Trung Quốc, cùng với đó, sự can thiệp quân sự ngày càng sâu rộng của NATO tại Libya khiến cơ hội quay trở lại với các dự án khai thác dầu mỏ dang dở tại đây gần như bằng 0.
Việc thiếu kho dự trữ dầu mỏ chiến lược khiến nền kinh tế Trung Quốc dễ bị tổn thương từ việc gián đoạn nguồn cung. Ảnh minh họa |
Hiện tại, Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ, nhưng khác với Washington, Bắc Kinh thiếu một kho dự trữ dầu mỏ chiến lược đủ để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong trường hợp xảy ra khủng hoảng nguồn cung như Mỹ hay EU.
Theo một báo cáo được đăng tải bởi Financial Times, Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng kho dự trữ dầu mỏ chiến lược với trữ lượng khoảng 500 triệu thùng. Đủ dùng cho khoảng 100 ngày sau khi gián đoạn nguồn cung.
Thế nhưng, phải đến tận năm 2020, kho dự trữ chiến lược này mới hoàn thành. Ngay cả vậy, các chuyên gia kinh tế dự đoán, kho dự trữ này cũng chỉ đáp ứng được khoảng 75-85 ngày sau nhập khẩu. Biến cố tại Libya đã làm cho kế hoạch này bị gián đoạn và chưa biết khi nào mới hoàn thành.
Theo Economist, trước khi xảy ra chiến tranh Libya, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 150.000 thùng dầu thô mỗi ngày từ Libya, chiếm 3% tổng sản lượng dầu thô của Libya. Con số này sẽ tăng cao hơn nữa sau khi các dự án mới hoàn thành.
Việc nguồn cung dầu mỏ từ Libya bị cắt đứt càng làm cho áp lực năng lượng cho phát triển kinh tế của Trung Quốc thêm trầm trọng.
Theo một báo cáo được đăng tải bởi Financial Times, Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng kho dự trữ dầu mỏ chiến lược với trữ lượng khoảng 500 triệu thùng. Đủ dùng cho khoảng 100 ngày sau khi gián đoạn nguồn cung.
Thế nhưng, phải đến tận năm 2020, kho dự trữ chiến lược này mới hoàn thành. Ngay cả vậy, các chuyên gia kinh tế dự đoán, kho dự trữ này cũng chỉ đáp ứng được khoảng 75-85 ngày sau nhập khẩu. Biến cố tại Libya đã làm cho kế hoạch này bị gián đoạn và chưa biết khi nào mới hoàn thành.
Theo Economist, trước khi xảy ra chiến tranh Libya, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 150.000 thùng dầu thô mỗi ngày từ Libya, chiếm 3% tổng sản lượng dầu thô của Libya. Con số này sẽ tăng cao hơn nữa sau khi các dự án mới hoàn thành.
Việc nguồn cung dầu mỏ từ Libya bị cắt đứt càng làm cho áp lực năng lượng cho phát triển kinh tế của Trung Quốc thêm trầm trọng.
Áp lực năng lượng cho phát triển kinh tế khiến Bắc Kinh trở nên liều lĩnh hơn, trong ảnh tàu hải giám Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm lãnh hải Việt Nam. |
Việc công bố chủ quyền đường “lưỡi bò” chiếm 80% diện tích biển Đông đang gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của các quốc gia ASEAN đặc biệt là các quốc gia có tranh chấp trực tiếp với Bắc Kinh về chủ quyền biển đảo.
Khi tham vọng của mình chưa đạt được, Bắc Kinh trở nên “nóng mặt” khi thấy các quốc gia ASEAN tăng cường các dự án khai thác tài nguyên ở nơi đây.
Tài nguyên khoáng sản trên biển là có giới hạn, Bắc Kinh hiểu rõ điều này, và họ bất chấp thủ đoạn để cản trở hoạt động khai thác hợp pháp của các nước khác, thậm chí sử dụng tới các giải pháp “nhỏ nhen” là phá rối các hoạt động thăm dò dầu khí.Chỉ trong thời gian ngắn, tàu hải giám và tàu cải trang thành tàu đánh cá của Trung Quốc đã 2 lần xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để phá hoại hoạt động thăm dò dầu khí trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Mưu đồ của Bắc Kinh là quá “thô thiển”, cản trở các hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam, kéo dài quá trình triển khai khai thác dầu khí. Tạo tâm lý ức chế cho Việt Nam và hòng làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài đang hợp tác với PetroViet Nam.
Bắc Kinh đang cố tình biến phần biển Đông nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ một vùng biển bình yên thành nơi sóng gió.
Vì vậy, đối phó với “mưu đồ” này của Trung Quốc, ASEAN cần thể hiện tinh thần đoàn kết hơn nữa, hợp tác chặt chẽ với nhau vì lợi ích chung. Cần có các chính sách hợp lý để bảo vệ tài sản của quốc gia cũng như của nhà đầu tư nước ngoài.
Khi tham vọng của mình chưa đạt được, Bắc Kinh trở nên “nóng mặt” khi thấy các quốc gia ASEAN tăng cường các dự án khai thác tài nguyên ở nơi đây.
Tài nguyên khoáng sản trên biển là có giới hạn, Bắc Kinh hiểu rõ điều này, và họ bất chấp thủ đoạn để cản trở hoạt động khai thác hợp pháp của các nước khác, thậm chí sử dụng tới các giải pháp “nhỏ nhen” là phá rối các hoạt động thăm dò dầu khí.Chỉ trong thời gian ngắn, tàu hải giám và tàu cải trang thành tàu đánh cá của Trung Quốc đã 2 lần xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để phá hoại hoạt động thăm dò dầu khí trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Mưu đồ của Bắc Kinh là quá “thô thiển”, cản trở các hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam, kéo dài quá trình triển khai khai thác dầu khí. Tạo tâm lý ức chế cho Việt Nam và hòng làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài đang hợp tác với PetroViet Nam.
Bắc Kinh đang cố tình biến phần biển Đông nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ một vùng biển bình yên thành nơi sóng gió.
Vì vậy, đối phó với “mưu đồ” này của Trung Quốc, ASEAN cần thể hiện tinh thần đoàn kết hơn nữa, hợp tác chặt chẽ với nhau vì lợi ích chung. Cần có các chính sách hợp lý để bảo vệ tài sản của quốc gia cũng như của nhà đầu tư nước ngoài.
0 nhận xét