Thông báo mới nhất từ các doanh nghiệp trong ngành sản xuất TACN, giá bán các loại sản phẩm sẽ thăng thêm từ 150 đến 250 đồng một kg, đây là lần tăng giá thứ 7 kể từ đầu năm đến nay. Người chăn nuôi lại tiếp tục choáng váng.
5 tháng 7 lần tăng giá
Với đợt tăng mới nhất này, giá TACN đã được đẩy lên cao ngất, khoảng 10.000 - 12.000 đồng một kg tùy loại, tăng hơn 30% so với cùng kỳ. Ngay cả các thương hiệu DrDupak, Dachai... của Đài Loan cho cút, gà, heo… đang được người chăn nuôi ưa chuộng sau thời gian cố giữ giá cũng đã bắt đầu điều chỉnh tăng.
Ông Lý Văn Hương, chủ một trang trại nuôi heo lớn tại huyện Đức Linh, Bình Thuận, chán nản: “Giá heo hơi hai tháng nay dù tăng khá, nhưng cũng không đuổi kịp giá TACN. Chưa bao giờ giá TACN tăng cao như hiện nay. Tính bình quân nuôi một con heo thịt, người nuôi hiện đã mất chi phí khoảng 5 triệu đồng, đó là chưa kể dịch bệnh. Cũng vì giá TACN phi nước đại, nên dù giá heo tăng, người nuôi vẫn bỏ trống chuồng trại đến thời điểm này.
Giá TACN cao ngất ngưởng cũng đang gây ra tình trạng nghịch lý tại các vùng chăn nuôi heo. Hiện heo con giống không bán được, bởi người nuôi không mua khiến các hộ nuôi con giống lỗ nặng.
Có chút lợi thế hơn so với gia súc, gia cầm khi giá thuỷ sản, đặc biệt là giá cá tra cao, nhưng rồi giá thức ăn cho cá cứ tăng vùn vụt khiến người nuôi không có lời cũng treo ao. Thống kê của một số vùng nuôi cá trọng điểm của ĐBSCL, từ đầu năm 2011 đến nay, diện tích nuôi cá tra giảm khá nhiều. Cụ thể: tỉnh Đồng Tháp giảm 201 ha so với cùng kỳ năm 2010; Vĩnh Long giảm 31 ha; thành phố Cần Thơ diện tích thả nuôi chỉ bằng 52% so với cùng kỳ 2010...
Kiềm giá - nhiệm vụ bất khả thi?
Một phần nguyên nhân giá TACN liên tục phi nước đại là do phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Theo Hiệp hội TACN, Việt Nam đang phải nhập từ 20 - 25% nguyên liệu giàu năng lượng, 65 - 70% nguyên liệu giàu đạm và 85 - 90% thức ăn bổ sung để sản xuất các loại TACN. Cụ thể, hiện các doanh nghiệp đang phải nhập khẩu tới 80% nguyên liệu; chất khoáng, vitamin, tạo mùi nhập 100%; ngô hơn 50%... Ngay đầu năm 2011, nguồn cung nguyên liệu đã khan hiếm, trong khi nhu cầu tăng vọt đã đẩy giá nhập khẩu tăng chóng mặt. Theo ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội này, dự kiến năm 2011, Việt Nam phải nhập 8,5 - 9 triệu tấn nguyên liệu, mất 3,2 - 3,4 tỷ USD cho 241 nhà máy TACN cả nước sản xuất, trong đó vẫn tập trung ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Điều đáng nói là nằm trong danh mục ưu tiên bình ổn giá và phải làm thủ tục đăng ký giá đối với Bộ Tài chính trước khi tăng giá, thế nhưng mặt hàng TACN rất dễ dàng tăng giá, bởi thị phần TACN hầu hết nằm trong tay doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp trên đã đầu tư hàng chục tỷ USD xây dựng nhà máy chủ động nhập khẩu hầu hết nguyên liệu đầu vào để sản xuất và cung cấp TACN. Việc can thiệp buộc họ giảm giá bán là điều không dễ. Sự độc tôn sản phẩm, cộng với sự thiếu sản phẩm của những đơn vị trong nước khiến thị trường ít có tính cạnh tranh, do đó giá do một nhóm nhỏ doanh nghiệp quyết định. “Nhưng nếu giá tăng mãi dễ gây phản ứng ngược, khi nông dân bỏ chuồng trại, ảnh hưởng dây chuyền đến các doanh nghiệp và thị trường cung ứng thịt gia súc, gia cầm...”, ông Hương phân tích.
Việc kiểm soát chi phí đầu vào, hạn chế sự tăng giá bất hợp lý lúc này được đặt ra vô cùng bức thiết để ổn định tình hình sản xuất, ổn định nguồn cung thịt gia súc, gia cầm, gỡ khó cho nông dân. Theo ông Lịch, các ngành như tài chính, nông nghiệp… cần vào cuộc để kiểm tra các yếu tố cấu thành giá, có biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời. Trong lúc chờ doanh nghiệp tự giác thực hiện bình ổn giá, các ngành chức năng cần có biện pháp căn cơ, thực hiện bằng được việc bình ổn giá.
5 tháng 7 lần tăng giá
Với đợt tăng mới nhất này, giá TACN đã được đẩy lên cao ngất, khoảng 10.000 - 12.000 đồng một kg tùy loại, tăng hơn 30% so với cùng kỳ. Ngay cả các thương hiệu DrDupak, Dachai... của Đài Loan cho cút, gà, heo… đang được người chăn nuôi ưa chuộng sau thời gian cố giữ giá cũng đã bắt đầu điều chỉnh tăng.
Giá TACN lại tăng đã gây nhiều áp lực lên người chăn nuôi. Ảnh: Nguyễn Hữu. |
Ông Lý Văn Hương, chủ một trang trại nuôi heo lớn tại huyện Đức Linh, Bình Thuận, chán nản: “Giá heo hơi hai tháng nay dù tăng khá, nhưng cũng không đuổi kịp giá TACN. Chưa bao giờ giá TACN tăng cao như hiện nay. Tính bình quân nuôi một con heo thịt, người nuôi hiện đã mất chi phí khoảng 5 triệu đồng, đó là chưa kể dịch bệnh. Cũng vì giá TACN phi nước đại, nên dù giá heo tăng, người nuôi vẫn bỏ trống chuồng trại đến thời điểm này.
Giá TACN cao ngất ngưởng cũng đang gây ra tình trạng nghịch lý tại các vùng chăn nuôi heo. Hiện heo con giống không bán được, bởi người nuôi không mua khiến các hộ nuôi con giống lỗ nặng.
Có chút lợi thế hơn so với gia súc, gia cầm khi giá thuỷ sản, đặc biệt là giá cá tra cao, nhưng rồi giá thức ăn cho cá cứ tăng vùn vụt khiến người nuôi không có lời cũng treo ao. Thống kê của một số vùng nuôi cá trọng điểm của ĐBSCL, từ đầu năm 2011 đến nay, diện tích nuôi cá tra giảm khá nhiều. Cụ thể: tỉnh Đồng Tháp giảm 201 ha so với cùng kỳ năm 2010; Vĩnh Long giảm 31 ha; thành phố Cần Thơ diện tích thả nuôi chỉ bằng 52% so với cùng kỳ 2010...
Kiềm giá - nhiệm vụ bất khả thi?
Một phần nguyên nhân giá TACN liên tục phi nước đại là do phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Theo Hiệp hội TACN, Việt Nam đang phải nhập từ 20 - 25% nguyên liệu giàu năng lượng, 65 - 70% nguyên liệu giàu đạm và 85 - 90% thức ăn bổ sung để sản xuất các loại TACN. Cụ thể, hiện các doanh nghiệp đang phải nhập khẩu tới 80% nguyên liệu; chất khoáng, vitamin, tạo mùi nhập 100%; ngô hơn 50%... Ngay đầu năm 2011, nguồn cung nguyên liệu đã khan hiếm, trong khi nhu cầu tăng vọt đã đẩy giá nhập khẩu tăng chóng mặt. Theo ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội này, dự kiến năm 2011, Việt Nam phải nhập 8,5 - 9 triệu tấn nguyên liệu, mất 3,2 - 3,4 tỷ USD cho 241 nhà máy TACN cả nước sản xuất, trong đó vẫn tập trung ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Điều đáng nói là nằm trong danh mục ưu tiên bình ổn giá và phải làm thủ tục đăng ký giá đối với Bộ Tài chính trước khi tăng giá, thế nhưng mặt hàng TACN rất dễ dàng tăng giá, bởi thị phần TACN hầu hết nằm trong tay doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp trên đã đầu tư hàng chục tỷ USD xây dựng nhà máy chủ động nhập khẩu hầu hết nguyên liệu đầu vào để sản xuất và cung cấp TACN. Việc can thiệp buộc họ giảm giá bán là điều không dễ. Sự độc tôn sản phẩm, cộng với sự thiếu sản phẩm của những đơn vị trong nước khiến thị trường ít có tính cạnh tranh, do đó giá do một nhóm nhỏ doanh nghiệp quyết định. “Nhưng nếu giá tăng mãi dễ gây phản ứng ngược, khi nông dân bỏ chuồng trại, ảnh hưởng dây chuyền đến các doanh nghiệp và thị trường cung ứng thịt gia súc, gia cầm...”, ông Hương phân tích.
Việc kiểm soát chi phí đầu vào, hạn chế sự tăng giá bất hợp lý lúc này được đặt ra vô cùng bức thiết để ổn định tình hình sản xuất, ổn định nguồn cung thịt gia súc, gia cầm, gỡ khó cho nông dân. Theo ông Lịch, các ngành như tài chính, nông nghiệp… cần vào cuộc để kiểm tra các yếu tố cấu thành giá, có biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời. Trong lúc chờ doanh nghiệp tự giác thực hiện bình ổn giá, các ngành chức năng cần có biện pháp căn cơ, thực hiện bằng được việc bình ổn giá.
0 nhận xét