Huy động tiềm năng toàn cầu hòa giải tranh chấp

Ngày 22/6, trong phiên họp toàn thể, Đại hội đồng Liên hợp quốc khoá 65 đã thông qua hai nghị quyết về phát triển châu Phi và huy động tiềm năng toàn cầu trong hòa giải các cuộc tranh chấp.



Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Internet)

Trong nghị quyết về tăng cường vai trò hòa giải nhằm giải quyết hòa bình các tranh chấp, ngăn chặn và giải quyết xung đột, Đại hội đồng đề nghị sử dụng công cụ hòa giải và các công cụ khác trong khả năng của mỗi nước để tham gia giải quyết hòa bình các cuộc tranh chấp, ngăn chặn và giải quyết xung đột.

Đại hội đồng khuyến khích các nước phát huy thích hợp các khả năng hòa giải quốc gia để đảm bảo sự gắn kết và cảm thông nhằm thúc đẩy sự tham gia đầy đủ, bình đẳng và hiệu quả của phụ nữ.


Đại hội đồng yêu cầu Tổng Thư ký Liên hợp quốc trong khi tiếp tục thúc đẩy vai trò hỗ trợ hòa giải, cần bổ nhiệm phụ nữ làm lãnh đạo các sứ mệnh hòa giải trong các quá trình hòa bình do Liên hợp quốc bảo trợ nhằm tăng cường khả năng hòa giải.


Nhấn mạnh tầm quan trọng sự hợp tác của Liên hợp quốc với các tổ chức quốc tế, khu vực và tiểu khu vực, Đại hội đồng đề nghị các tổ chức này và các tổ chức xã hội dân sự phát triển các khả năng và cơ cấu hòa giải của họ để góp phần hòa giải các cuộc tranh chấp trên toàn cầu.


Trong nghị quyết về thực hiện và tăng cường ủng hộ quốc tế đối với sáng kiến “Đối tác mới vì sự phát triển của châu Phi” (NEPAD), Đại hội đồng Liên hợp quốc nhấn mạnh sự cấp thiết phải thực hiện tất cả các cam kết của cộng đồng quốc tế đối với phát triển kinh tế xã hội của châu Phi.


Đại hội đồng lo ngại sâu sắc về tác động bất lợi của các cuộc khủng hoảng toàn cầu về kinh tế, lương thực, nhiên liệu và biến đổi khí hậu... đến tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ ở châu Phi và thị phần buôn bán quốc tế chỉ đạt 2%, mức thấp đáng lo ngại và không tương xứng với tiềm năng của châu lục Đen.


Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng lo ngại về thực trạng viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho châu Phi chỉ tăng 1% một năm so với tốc độ tăng trưởng trung bình 13% trong ba năm qua của châu Phi. Cơ quan này kêu gọi các nước phát triển tạo điều kiện thuận lợi để dòng đầu tư nước ngoài vào châu Phi, đồng thời nhấn mạnh nhu cầu chống lại các xu hướng bảo hộ mậu dịch và kêu gọi giải pháp toàn diện, bền vững cho vấn đề nợ của châu Phi.


Cùng ngày, Hội nghị bàn tròn được Ủy ban Kinh tế Liên hợp quốc về châu Phi (ECA) tổ chức ở Geneva, Thuỵ Sĩ khẳng định nguồn viện trợ hỗ trợ thương mại (AfT) của quốc tế cho châu Phi đã vượt xa bất cứ châu lục nào trên thế giới.


Nghiên cứu chung của ECA, Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhấn mạnh tốc độ tăng của nguồn AfT cho châu Phi cao hơn nhiều so với tổng ODA đổ vào châu Phi.


Trong khoảng thời gian từ 2006-2009, nguồn AfT tăng 21,4% trong khi tổng nguồn ODA vào châu Phi trong cùng thời kỳ tăng 11,1%. Các nước như Uganda, Nigeria, Kenya, Tanzania, Ethiopia là những nước nhận nguồn AfT lớn nhất.


Dòng AfT tác động đến thương mại của châu Phi cũng được đánh giá là ổn định nhất so với các khu vực đang phát triển khác ở châu Á, châu Mỹ, châu Âu và châu Đại Dương./.


(TTXVN/Vietnam+)

Tags: , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia