Hướng tới một trình độ chuyên nghiệp, văn minh để thu hút khách quốc tế, Tổng Cục Du lịch quy định, tất cả các hướng dẫn viên phải có bằng đại học. Đáng nói, quy định trên áp đặt trong bối cảnh cả nước chưa có trường đại học chuyên đào tạo nghiệp vụ du lịch. Trong khi sinh viên mới ra trường luôn bị đánh giá là thiếu và yếu so với nhu cầu.
Cánh cửa duy nhất?
Chị Mỹ Hoàng, hướng dẫn viên tiếng Thái, thường tham gia dạy nghiệp vụ hướng dẫn tại trường Nghiệp vụ du lịch Sài Gòn, từ một hướng dẫn viên giỏi nghề, nay bỗng dưng đứng trước nguy cơ thất nghiệp, nghẹn ngào: Khi được tuyển dụng, công ty đã đào tạo lại khá bài bản về nghiệp vụ cho hướng dẫn viên và đây là nghề đặc thù, tích lũy lâu năm từ kiến thức đến kinh nghiệm. Giờ bỗng thất nghiệp ở độ tuổi ngoài 40, vì không được đổi thẻ bởi chưa qua chuẩn đại học.
Câu chuyện hụt nguồn nhân lực luôn là chuyện nói mãi của ngành du lịch. Bởi cả nước chưa có trường đại học chuyên về du lịch mà chỉ mới có trường cao đẳng dạy nghề du lịch. Một số trường hiện có kèm khoa du lịch như ĐH Hoa Sen, Văn Lang, Văn Hiến, Sài Gòn… Riêng trường tên tuổi, vốn cung ứng một nguồn lực không nhỏ cho các công ty du lịch như ĐH KHXH&VN TP.HCM lại chỉ đào tạo chuyên ngành Địa lý du lịch, trực thuộc Khoa Địa lý. Chính thế, mỗi doanh nghiệp phải tự đào tạo nhân viên cho mình.
Trong bối cảnh đó, việc đòi hỏi tất cả hướng dẫn viên phải có bằng đại học quả không dễ. Nhiều ngôn ngữ hiếm, lực lượng hướng dẫn viên quá ít so với nhu cầu. Cụ thể, hướng dẫn viên tiếng Hoa tại TP HCM chỉ giải quyết được 41 – 42% nhu cầu. Còn tiếng Nhật, số này là 50%; tiếng Đức 60 – 65%; Tây Ban Nha 60%... Sở VH-TT-DL TP HCM vừa cấp đổi thẻ cho 1.300 hướng dẫn viên trên địa bàn thành phố. Nhưng còn hơn 100 trường hợp vướng quy định trên, tập trung nhiều nhất ở tiếng Hoa và tiếng Nhật. Ông Việt Anh, Trưởng phòng Lữ hành – Sở VH – TT – DL cho rằng, đặc thù của TP HCM là có nhiều Hoa kiều sinh sống, với ngôn ngữ mẹ đẻ, họ đã làm hướng dẫn viên tiếng Hoa từ nhiều năm trước và trở thành lực lượng kỳ cựu khi khách quốc tế nói tiếng Hoa, đến từ Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Singapore ngày càng đông. Với lực lượng này, việc đáp ứng đòi hỏi phải có bằng đại học là rất khó.
Cùng với đó, một số ngôn ngữ hiếm khác, do thiếu hướng dẫn viên nên nhiều công ty du lịch vẫn tuyển dụng những người từng có thời gian hợp tác lao động, học tập tại nước đó vào vị trí hướng dẫn viên. Thực tế cho thấy, sau khi được đào tạo nghiệp vụ, những người này thực hiện rất tốt các kỹ năng của nghề, cả về nghiệp vụ lẫn ngoại ngữ…
“Dù không có bằng đại học, nhưng với những người có kinh nghiệp thực tế, sinh viên mới ra trường khó lòng sánh kịp”, ông Việt Anh nói.
Chính sách cần “có lý, có tình”
Để tháo gỡ khó khăn, Sở VH - TT-DL TP HCM liên tục gửi công văn đề nghị Tổng cục Du lịch xem xét những trường hợp đặc biệt và cấp thẻ tạm cho các đối tượng hướng dẫn viên tiếng hiếm, nhưng không được chấp nhận.
Nhiều công ty du lịch đang rất vất vả khi mất một lượng không nhỏ hướng dẫn viên mà họ phải đỏ mắt tìm và dày công đào tạo. Nên trong khi chưa có lối ra, nhiều doanh nghiệp vẫn sử dụng lực lượng “không đại học”. Ông Nguyễn Minh Mẫn, Trưởng phòng truyền thông Công ty du lịch Vietreavel, cho rằng, tại công ty, nguồn nhân lực do các trường cung ứng đều phải đào tạo lại. Hàng năm, công ty có tổ chức thi nghiệp vụ, nhằm đánh giá lại năng lực của từng hướng dẫn viên về ngôn ngữ, khả năng diễn đạt, kiến thức nền và kiến thức về điểm đến... Kết quả, các hướng dẫn viên “không đại học” luôn đạt tỷ lệ cao. Ông Mẫn còn cho biết, không ít hướng dẫn viên “không đại học” tại công ty ông được các trường đào tạo nghiệp vụ du lịch mời giảng dạy cho sinh viên.
Ông Phạm Tấn Hạ, Phó Trưởng phòng Đào tạo, ĐH KHXH&NV TP HCM, cho rằng, cần tạo ra các lớp bổ túc kiến thức, để hướng dẫn viên hoàn thiện các kỹ năng nghề nghiệp. Đây là cơ chế mở để “hợp thức hóa” việc hành nghề của đội ngũ hướng dẫn viên giàu kinh nghiệm nhưng lại thiếu bằng đại học. Nếu đột ngột không cấp thẻ hành nghề, sẽ rất kho cho cuộc sống của họ, còn doanh nghiệp không đủ thời gian chuẩn bị lực lượng khác. “Nói chung, nên giải quyết sao cho hợp tình hợp lý”, ông Hạ bày tỏ.
Cánh cửa duy nhất?
Chị Mỹ Hoàng, hướng dẫn viên tiếng Thái, thường tham gia dạy nghiệp vụ hướng dẫn tại trường Nghiệp vụ du lịch Sài Gòn, từ một hướng dẫn viên giỏi nghề, nay bỗng dưng đứng trước nguy cơ thất nghiệp, nghẹn ngào: Khi được tuyển dụng, công ty đã đào tạo lại khá bài bản về nghiệp vụ cho hướng dẫn viên và đây là nghề đặc thù, tích lũy lâu năm từ kiến thức đến kinh nghiệm. Giờ bỗng thất nghiệp ở độ tuổi ngoài 40, vì không được đổi thẻ bởi chưa qua chuẩn đại học.
Nhiều hướng dẫn viên với kiến thức, kinh nghiệm lâu năm trong nghề đứng trước nguy cơ mất việc vì chưa có chuẩn đại học. Ảnh: Nguyễn Hữu. |
Câu chuyện hụt nguồn nhân lực luôn là chuyện nói mãi của ngành du lịch. Bởi cả nước chưa có trường đại học chuyên về du lịch mà chỉ mới có trường cao đẳng dạy nghề du lịch. Một số trường hiện có kèm khoa du lịch như ĐH Hoa Sen, Văn Lang, Văn Hiến, Sài Gòn… Riêng trường tên tuổi, vốn cung ứng một nguồn lực không nhỏ cho các công ty du lịch như ĐH KHXH&VN TP.HCM lại chỉ đào tạo chuyên ngành Địa lý du lịch, trực thuộc Khoa Địa lý. Chính thế, mỗi doanh nghiệp phải tự đào tạo nhân viên cho mình.
Trong bối cảnh đó, việc đòi hỏi tất cả hướng dẫn viên phải có bằng đại học quả không dễ. Nhiều ngôn ngữ hiếm, lực lượng hướng dẫn viên quá ít so với nhu cầu. Cụ thể, hướng dẫn viên tiếng Hoa tại TP HCM chỉ giải quyết được 41 – 42% nhu cầu. Còn tiếng Nhật, số này là 50%; tiếng Đức 60 – 65%; Tây Ban Nha 60%... Sở VH-TT-DL TP HCM vừa cấp đổi thẻ cho 1.300 hướng dẫn viên trên địa bàn thành phố. Nhưng còn hơn 100 trường hợp vướng quy định trên, tập trung nhiều nhất ở tiếng Hoa và tiếng Nhật. Ông Việt Anh, Trưởng phòng Lữ hành – Sở VH – TT – DL cho rằng, đặc thù của TP HCM là có nhiều Hoa kiều sinh sống, với ngôn ngữ mẹ đẻ, họ đã làm hướng dẫn viên tiếng Hoa từ nhiều năm trước và trở thành lực lượng kỳ cựu khi khách quốc tế nói tiếng Hoa, đến từ Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Singapore ngày càng đông. Với lực lượng này, việc đáp ứng đòi hỏi phải có bằng đại học là rất khó.
Cùng với đó, một số ngôn ngữ hiếm khác, do thiếu hướng dẫn viên nên nhiều công ty du lịch vẫn tuyển dụng những người từng có thời gian hợp tác lao động, học tập tại nước đó vào vị trí hướng dẫn viên. Thực tế cho thấy, sau khi được đào tạo nghiệp vụ, những người này thực hiện rất tốt các kỹ năng của nghề, cả về nghiệp vụ lẫn ngoại ngữ…
“Dù không có bằng đại học, nhưng với những người có kinh nghiệp thực tế, sinh viên mới ra trường khó lòng sánh kịp”, ông Việt Anh nói.
Chính sách cần “có lý, có tình”
Để tháo gỡ khó khăn, Sở VH - TT-DL TP HCM liên tục gửi công văn đề nghị Tổng cục Du lịch xem xét những trường hợp đặc biệt và cấp thẻ tạm cho các đối tượng hướng dẫn viên tiếng hiếm, nhưng không được chấp nhận.
Nhiều công ty du lịch đang rất vất vả khi mất một lượng không nhỏ hướng dẫn viên mà họ phải đỏ mắt tìm và dày công đào tạo. Nên trong khi chưa có lối ra, nhiều doanh nghiệp vẫn sử dụng lực lượng “không đại học”. Ông Nguyễn Minh Mẫn, Trưởng phòng truyền thông Công ty du lịch Vietreavel, cho rằng, tại công ty, nguồn nhân lực do các trường cung ứng đều phải đào tạo lại. Hàng năm, công ty có tổ chức thi nghiệp vụ, nhằm đánh giá lại năng lực của từng hướng dẫn viên về ngôn ngữ, khả năng diễn đạt, kiến thức nền và kiến thức về điểm đến... Kết quả, các hướng dẫn viên “không đại học” luôn đạt tỷ lệ cao. Ông Mẫn còn cho biết, không ít hướng dẫn viên “không đại học” tại công ty ông được các trường đào tạo nghiệp vụ du lịch mời giảng dạy cho sinh viên.
Ông Phạm Tấn Hạ, Phó Trưởng phòng Đào tạo, ĐH KHXH&NV TP HCM, cho rằng, cần tạo ra các lớp bổ túc kiến thức, để hướng dẫn viên hoàn thiện các kỹ năng nghề nghiệp. Đây là cơ chế mở để “hợp thức hóa” việc hành nghề của đội ngũ hướng dẫn viên giàu kinh nghiệm nhưng lại thiếu bằng đại học. Nếu đột ngột không cấp thẻ hành nghề, sẽ rất kho cho cuộc sống của họ, còn doanh nghiệp không đủ thời gian chuẩn bị lực lượng khác. “Nói chung, nên giải quyết sao cho hợp tình hợp lý”, ông Hạ bày tỏ.
0 nhận xét