Khi cưới, ông chồng nào cũng mong sẽ có một cô vợ nết na, đảm đang nhưng không phải ai cũng có được hạnh phúc đó
Sau khi chung sống một thời gian, trong mắt chồng, cô dâu xinh tươi, đáng yêu ngày nào sao bỗng khác quá, đôi lúc còn như… “sư tử Hà Đông”, sẵn sàng đáp trả, thậm chí là “xung trận”... Các ông chồng cũng dần tìm ra đối sách và đôi khi còn tư vấn cho nhau.
Nín nhịn và mặc kệ
Những buổi cà phê sáng của Thành (quận 3- TPHCM) không chỉ để điểm báo hay cập nhật “tin tức” công ty mà còn để cùng các đồng nghiệp nam bàn kế trị các bà vợ.
Chiêu khéo, kéo hiệu quả
Sau cưới, vợ/chồng thay đổi là điều ai cũng nhận thấy, vì sợ mất nửa kia, sợ bị ăn hiếp... Với cánh phụ nữ, nếu “tự vệ” quá đà sẽ mang lại tác dụng ngược. Như anh Thành, sau một năm chịu đựng, đã quyết định phải trị vợ bằng cách “giếm” lương bổng, ngưng cả “chuyện ấy” khiến vợ tức anh ách. Không có tiền để xoay xở chuyện chợ búa, điện - nước, học phí cho con, vợ anh luôn sinh sự nhưng… “gầm gừ” hoài chẳng được gì, chị đành xuống nước thì được chồng đáp ứng nên dần bớt tính “sư tử”.
Còn anh Thắng, khi ra chiêu sáng học, tối học, ít gặp vợ nên chuyện càu nhàu, lớn tiếng cũng thưa dần. Đôi khi thấy vợ buồn, anh khéo léo giải thích để vợ hiểu lý do “xuất chiêu” và rất mừng là vợ anh đã gật gù tán đồng. Nàng “chằng” của Thắng nay đã chịu lắng nghe và nhẹ nhàng hơn.
Nga, cô bạn thân của tôi, ở huyện Hóc Môn, từ hồi học cấp 3 đã bị trêu là “khủng long” vì sẵn sàng động thủ với bạn bè, kể cả đám con trai, nếu có gì không hài lòng. Trong nhóm bạn gái 10 đứa, Nga lấy chồng sớm nhất nên ai cũng ngạc nhiên và hơi e ngại cho Nga. Chỉ 2 năm sau cưới, dù có một con gái kháu khỉnh nhưng vợ chồng Nga cũng quyết định ly thân, do Nga không hợp với gia đình chồng và thường cãi tay đôi với mọi người. Giọt nước tràn ly khi Nga dám tát vào mặt chồng và chửi anh ngu dốt, không biết tự lập.
Những ngày ôm con về nhà mẹ ruột sống, Nga mới thấm nỗi cô đơn và sự đau đầu vấn đề lo kinh tế gia đình. Mỗi khi chồng đến thăm, Nga không còn cau có, đay nghiến anh ấy nữa mà đã nhẹ nhàng thăm hỏi về sức khỏe, công việc của chồng. Chồng Nga cảm thương vợ, năng về thăm con hơn. Khi Nga bảo: “Em không muốn một mình nuôi con và muốn xóa đi hình ảnh “khủng long” trong mắt mọi người”, họ đã cùng bàn bạc và quyết định ở lại nhà mẹ vợ lập nghiệp.
Nín nhịn và mặc kệ
Những buổi cà phê sáng của Thành (quận 3- TPHCM) không chỉ để điểm báo hay cập nhật “tin tức” công ty mà còn để cùng các đồng nghiệp nam bàn kế trị các bà vợ.
“Tớ không thể trị vợ được nữa! Trước cưới, cô ấy ngoan hiền, ăn nói nhỏ nhẹ nhưng lấy nhau chưa được nửa năm thì… trái ngược hẳn. Khi giận, cô ấy trông rất hùng hổ. Ban đầu là chì chiết, sau chửi mắng rồi giãy giụa, khóc lóc. Mình muốn năn nỉ cho qua chuyện nhưng sợ cô ấy được nước làm tới nên mặc kệ” - anh Thành kể. Tuy vậy, sau đó là những ngày anh mất tập trung, tức điên người; mươi ngày trước, anh còn “được” ăn cái tát của vợ, dăm bảy ngày sau thì “hứng trọn” bộ ly chén cô ấy ném vào người…
Minh họa: NGUYỄN TÀI
Còn anh Thắng (huyện Châu Thành - tỉnh Long An), ngay từ đầu đã thấy “cô ấy hơi mạnh miệng” nhưng chỉ vì cái tính xốc vác quá ăn điểm nên anh vẫn rước về một người vợ có giọng nói oang oang. Vợ anh là dân buôn bán ngoài chợ, sẵn sàng mắng té tát những khách nào đến hàng của chị, hỏi giá rồi bỏ đi. Ở nhà, chị vẫn giữ kiểu ấy. Anh Thắng nói câu trước là câu sau chị tuôn “dao búa” ầm ầm. Có chút học vị và ngại xóm giềng gièm pha nên anh Thắng nín nhịn. Một lần, rồi hai lần… Cứ thế, vợ Thắng làm tới nên sau giờ làm, anh không về nhà mà kiếm cớ đi học thêm, đi thăm người này, người kia… để né vợ “chằng”.Chiêu khéo, kéo hiệu quả
Sau cưới, vợ/chồng thay đổi là điều ai cũng nhận thấy, vì sợ mất nửa kia, sợ bị ăn hiếp... Với cánh phụ nữ, nếu “tự vệ” quá đà sẽ mang lại tác dụng ngược. Như anh Thành, sau một năm chịu đựng, đã quyết định phải trị vợ bằng cách “giếm” lương bổng, ngưng cả “chuyện ấy” khiến vợ tức anh ách. Không có tiền để xoay xở chuyện chợ búa, điện - nước, học phí cho con, vợ anh luôn sinh sự nhưng… “gầm gừ” hoài chẳng được gì, chị đành xuống nước thì được chồng đáp ứng nên dần bớt tính “sư tử”.
Còn anh Thắng, khi ra chiêu sáng học, tối học, ít gặp vợ nên chuyện càu nhàu, lớn tiếng cũng thưa dần. Đôi khi thấy vợ buồn, anh khéo léo giải thích để vợ hiểu lý do “xuất chiêu” và rất mừng là vợ anh đã gật gù tán đồng. Nàng “chằng” của Thắng nay đã chịu lắng nghe và nhẹ nhàng hơn.
Nga, cô bạn thân của tôi, ở huyện Hóc Môn, từ hồi học cấp 3 đã bị trêu là “khủng long” vì sẵn sàng động thủ với bạn bè, kể cả đám con trai, nếu có gì không hài lòng. Trong nhóm bạn gái 10 đứa, Nga lấy chồng sớm nhất nên ai cũng ngạc nhiên và hơi e ngại cho Nga. Chỉ 2 năm sau cưới, dù có một con gái kháu khỉnh nhưng vợ chồng Nga cũng quyết định ly thân, do Nga không hợp với gia đình chồng và thường cãi tay đôi với mọi người. Giọt nước tràn ly khi Nga dám tát vào mặt chồng và chửi anh ngu dốt, không biết tự lập.
Những ngày ôm con về nhà mẹ ruột sống, Nga mới thấm nỗi cô đơn và sự đau đầu vấn đề lo kinh tế gia đình. Mỗi khi chồng đến thăm, Nga không còn cau có, đay nghiến anh ấy nữa mà đã nhẹ nhàng thăm hỏi về sức khỏe, công việc của chồng. Chồng Nga cảm thương vợ, năng về thăm con hơn. Khi Nga bảo: “Em không muốn một mình nuôi con và muốn xóa đi hình ảnh “khủng long” trong mắt mọi người”, họ đã cùng bàn bạc và quyết định ở lại nhà mẹ vợ lập nghiệp.
Giữ chồng bằng sự trẻ trung, tự tin Khi phụ nữ có tính nết dữ dằn thì được gán biệt danh “sư tử Hà Đông”; còn các em dễ thương, chân dài, eo thon thì được khen là “nai tơ ngơ ngác”. Rõ ràng, sư tử cái và cô nai dễ thương, chị em nào cũng thích được là nai hơn là sư tử. Để không là “sư tử” và được gọi là “nai” cũng không thật quá khó. Hãy biết giữ mình cho luôn được trẻ trung, tự tin, thành đạt trong công việc sẽ giúp phụ nữ được mọi người yêu mến, kể cả nửa kia của mình. Và như vậy, các bà vợ sẽ dư sức để giữ chồng, chẳng cần phải là “sư tử” mới giữ được anh ấy. Thanh Mai (Công ty Tư vấn tâm lý A.V.S) |
NGUYÊN TRANG
Theo NLĐ
0 nhận xét