Ngày 20 -21/6, Hội thảo về An ninh biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế(CSIS) của Mỹ tổ chức quy tụ nhiều quan chức, chuyên gia hàng đầu của Mỹ và khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Giáo sư Đặng Đình Quý và 2 cộng sự: Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu biển Đông thuộc DAV và luật gia Nguyễn Duy Chiến, thành viên Trung tâm Nghiên cứu biển Đông, đã tham dự Hội nghị quan trọng này.
Nhiều điều “lần đầu tiên được lên tiếng chính thức”
Điểm đáng chú ý là, hội thảo diễn ra trước Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) trong tháng 7 và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) vào tháng 10 và trong bối cảnh có mối quan tâm lớn về an ninh trên biển Đông. Trước diễn biến gần đây, Hội thảo đã mời được những nghiên cứu viên hàng đầu trên thế giới về biển Đông.
Nhiều điều “lần đầu tiên được lên tiếng chính thức”
GS Quý cho biết: Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế của Mỹ mỗi năm tổ chức gần 2000 sự kiện lớn nhỏ. Nhưng năm nay là lần đầu tiên tổ chức hội thảo quốc tế về an ninh hàng hải biển Đông.
Trong 2 ngày 20 và 21/6, hội thảo tập trung vào 4 vấn đề chính: đánh giá quyền lợi và vị trí của các bên tại biển Đông, cập nhật những diễn biến gần đây ở biển Đông, đánh giá hiệu quả của các cơ cấu và cơ chế an ninh biển hiện thời tại biển Đông, đề xuất chính sách tăng cường an ninh trong khu vực.
Giáo sư Đoàn Đình Quý tại sân bay Nội Bài tối 26/6 |
Điểm đáng chú ý là, hội thảo diễn ra trước Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) trong tháng 7 và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) vào tháng 10 và trong bối cảnh có mối quan tâm lớn về an ninh trên biển Đông. Trước diễn biến gần đây, Hội thảo đã mời được những nghiên cứu viên hàng đầu trên thế giới về biển Đông.
PV: Giáo sư đánh giá gì về hiệu quả thiết thực của cuộc hội thảo trong vấn đề biển Đông hiện nay?
GS Đặng Đình Quý: Hội thảo này như một tấm gương về chính sách, nếu anh làm đúng, làm tốt, tuân thủ luật pháp quốc tế thì được học giả quốc tế khen trước dư luận thế giới. Còn nếu anh làm không tốt, trái luật pháp quốc tế thì bị lên án, phê phán dưới góc độ khoa học, đặt nghi vấn về động cơ chính sách…
Do được tổ chức trong thời điểm đặc biệt này nên các học giả kiến nghị rất nhiều giải pháp đến các nước liên quan dù lớn, dù nhỏ, các nước trong và ngoài ASEAN. Điểm đặc biệt đáng chú ý của hội thảo là những đánh giá lần đầu tiên được chính các học giả Trung Quốc lên tiếng và tiếng nói mạnh mẽ từ những chính trị gia cấp cao của Hoa Kỳ tại cuộc hội thảo.
Học giả Trung Quốc: Các nước khác ăn cắp dầu của Trung Quốc
Học giả Trung Quốc: Các nước khác ăn cắp dầu của Trung Quốc
PV: Học giả Trung Quốc nói sao về yêu sách “đường lưỡi bò” và vấn đề tranh chấp Biển Đông hiện nay, thưa ông?
GS Đặng Định Quý: Đây là một điểm rất mới tại Hội thảo này. Lần đầu tiên, một học giả người Trung Quốc thừa nhận một cách chính thức “Đường lưỡi bò” là sự thừa kế của lịch sử và thừa nhận, đường lưỡi bò này tọa độ không rõ ràng và đó là vấn đề cần phải thương thảo. Điều này được các học giả quốc tế đánh giá tốt vì cơ sở của “Đường lưỡi bò” được nhìn nhận là rất yếu.
Trước chất vấn của gần như tất cả các học giả quốc tế về tính pháp lý của Yêu sách đường lưỡi bò, ông Tô Hạo, một trong hai học giả Trung Quốc có mặt tại Hội thảo đã trả lời, đường lưỡi bò là thừa kế từ giai đoạn Tưởng Giới Thạch cầm quyền. Cụ thể, xuất phát từ “sáng kiến” của một người Trung Quốc vào năm 1930; đến năm 1947 Tưởng Giới Thạch vẽ thành bản đồ nhưng chỉ lưu hành trong nước mà chưa có tuyên bố quốc tế.
GS Tô Hạo, trường ĐH Ngoại giao TQ |
Năm 1949, Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời lại in thành sách và dạy cho trẻ con. Từ đó, “Đường lưỡi bò” thấm vào các thế hệ người Trung Quốc, coi đó là lãnh thổ của người Trung Quốc và đang bị các nước khác gặm nhấm, cướp mất.
Cũng cần phải nói thêm, trong một số cuộc hội thảo trước đây, có những học giả người Trung Quốc nói rằng, các nước khác ăn cắp dầu của Trung Quốc. Trung Quốc đã rất kiềm chế chưa khai thác một giọt dầu nào ở biển Đông trong khi đó nhiều nước Đông Nam Á đang triệt để khai thác dầu và Việt Nam là nước ăn cắp dầu nhiều nhất.
Học giả Trung Quốc thứ 2 tham gia hội thảo này vừa đặt câu hỏi và cũng vừa trả lời: “Nếu bây giờ mà Chính phủ Trung Quốc bỏ đàm phán song phương, chấp nhận đàm phán đa phương về vấn đề chủ quyền biển Đông thì rất khó bởi lẽ chủ quyền tính theo “đường lưỡi bò” đã ăn sâu vào tiềm thức người Trung Quốc. Bây giờ biết làm thế nào?”. Dĩ nhiên, vị học giả này cũng nói thêm rằng đó chỉ là suy nghĩ của cá nhân ông ta.
Trong buổi hội thảo, không chỉ phía Việt Nam mà các học giả quốc tế đều có cùng quan điểm, như ông Termsak Chalermpalanupap, Giám đốc Ủy ban An ninh chính trị thuộc ban Thư ký ASEAN nhấn mạnh, biển Đông bản chất là rất phức tạp, tính chất tranh chấp khác nhau giữa các bên liên quan.
Chỗ thì trang chấp song phương, chỗ thì đa phương. Do đó giải pháp giải quyết tranh chấp cũng phải phù hợp, chỗ nào song phương thì giải quyết song phương, nơi nào đa phương thì phải giải quyết đa phương, chỗ nào quốc tế thì quốc tế giải quyết.
Do đó, cứ nhất nhất giải quyết song phương theo như Trung Quốc đề nghị là vô lý. Chính học giả Trung Quốc kia cũng nhận thức được điều đó.
0 nhận xét