Trao đổi với VnMedia sáng 28/6, ông Nguyễn Xuân Tân, Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, thông tin phá 3 cầu vượt để xây dựng đường trên cao là không chuẩn. Hiện Sở Giao thông chưa nghiên cứu về việc này.
Ông Phó giám đốc Sở thẳng thắn, đây là lần đầu tiên ông nghe nói về việc này chứ chưa có một nhà khoa học hay chuyên gia nào góp ý với Sở về việc trên.
Trước thông tin VnMedia đưa ra, đó là ý kiến của một số chuyên gia trong lĩnh vực giao thông của Hà Nội khẳng định, ông Phó giám đốc Sở cho rằng, dù là chuyên gia nhưng thông tin đưa ra cần phải dựa trên cơ sở thực tiễn. Không thể cứ phát biểu bừa được.
“Về mặt chủ quan, tôi khẳng định đây là những công trình được xây dựng kiên cố trên cơ sở đã có quy hoạch vì thế không có chuyện vừa xây xong đã đập phá đi. Nếu đập phá ngay thì đó là công trình tạm”, ông Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội nói.
Hà Nội khẳng định sẽ không phá 3 cầu vượt khi làm đường trên cao. |
Trong một diễn biến khác, trước thông tin để xây dựng đường trên cao Hà Nội có thể phải phá bỏ 3 cây cầu: Ngã Tư Sở, Ngã Tư Vọng và Mai Dịch, ông Phạm Thanh Bình, Phó Tổng Giám đốc PMU Thăng Long (Bộ GTVT), đơn vị đang xây dựng tuyến đường trên cao tại vành đai 3 cho biết, theo thiết kế được Bộ GTVT phê duyệt, việc xây dựng đường trên cao ở vành đai 3 sẽ không phải phá cầu vượt Mai Dịch.
“Chúng tôi đã thiết kế để dòng phương tiện có thể dễ dàng đi lên cầu, phần tiếp nối cũng đủ chiều dài để tách, nhập dòng với làn đường phía dưới. Cầu vượt Mai Dịch trước đây được xây dựng theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật nên việc tiếp nối đường bộ trên cao không phải điều chỉnh gì nữa”, ông Bình khẳng định.
Theo Kế hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô do Sở Giao thông vận tải từ nay đến 2015, Hà Nội sẽ xây dựng 6 tuyến đường trên cao trên các tuyến đường vành đai 2; 3; 3,5 và một số trục đô thị chính.
Tuy nhiên, tại Hội thảo một số giải pháp xây dựng hệ thống giao thông thông minh tại Việt Nam được tổ chức sáng 17/6 tại Hà Nội, PGS. TS Nguyễn Quang Đạo, trường Đại học Xây dựng cho biết, Hà Nội đang tính chuyện xây dựng đường trên cao dọc tuyến vành đai 2. Tuy nhiên, hiện nay có một vấn đề khó khăn là nếu xây dựng đường trên cao trên tuyến này thì sẽ giải quyết bài toán các cây cầu vượt như thế nào.
“Chúng tôi đã thiết kế để dòng phương tiện có thể dễ dàng đi lên cầu, phần tiếp nối cũng đủ chiều dài để tách, nhập dòng với làn đường phía dưới. Cầu vượt Mai Dịch trước đây được xây dựng theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật nên việc tiếp nối đường bộ trên cao không phải điều chỉnh gì nữa”, ông Bình khẳng định.
Theo Kế hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô do Sở Giao thông vận tải từ nay đến 2015, Hà Nội sẽ xây dựng 6 tuyến đường trên cao trên các tuyến đường vành đai 2; 3; 3,5 và một số trục đô thị chính.
Tuy nhiên, tại Hội thảo một số giải pháp xây dựng hệ thống giao thông thông minh tại Việt Nam được tổ chức sáng 17/6 tại Hà Nội, PGS. TS Nguyễn Quang Đạo, trường Đại học Xây dựng cho biết, Hà Nội đang tính chuyện xây dựng đường trên cao dọc tuyến vành đai 2. Tuy nhiên, hiện nay có một vấn đề khó khăn là nếu xây dựng đường trên cao trên tuyến này thì sẽ giải quyết bài toán các cây cầu vượt như thế nào.
Đường trên cao ở BangKoK (Thái Lan). |
Theo ông Đạo, dọc tuyến hiện có 3 cầu vượt cho nên nếu xây dựng đường trên cao sẽ rất khó trong việc kết nối. “Nếu xây đường trên cao vượt qua các cây cầu vượt này thì chi phí sẽ rất tốn kém. Nối tiếp vào cũng không được. Hiện biện pháp được nhiều chuyên gia tính đến và được coi là tiết kiệm hơn cả là phá đi làm lại”, PGS.TS Nguyễn Quang Đạo cho biết.
3 cây cầu vượt của Hà Nội: Ngã Tư Sở, Ngã Tư Vọng và Mai Dịch mới được xây dựng cách đây vài năm với nguồn kinh phí khoảng 5000 tỷ đồng.
TS. Khuất Việt Hùng, Trưởng Bộ môn Quy hoạch và Quản lý giao thông vận tải, Trường đại học Giao thông vận tải khi trao đổi với VnMedia về việc phá bỏ 3 cây cầu trên cho rằng, ông chưa được nhìn qua thiết kế của tuyến đường trên cao này, tuy nhiên, khi đã có ý kiến như vậy chắc chắn là có nguyên nhân.
“Theo tôi, việc xây dựng đường trên cao trên tuyến vành đai 2 đoạn qua Ngã Tư Sở thì không vấn đề gì, vì đoạn này có thể tránh cầu vượt được. Còn cầu vượt Ngã Tư Vọng thì chắc chắn phải phá vì cao độ của cầu chỉ 4,5 mét do đó không có biện pháp khác. Cầu Mai Dịch cũng vậy, cũng phải phá nếu làm đường trên cao đến tuyến đó”, ông Hùng nói.
3 cây cầu vượt của Hà Nội: Ngã Tư Sở, Ngã Tư Vọng và Mai Dịch mới được xây dựng cách đây vài năm với nguồn kinh phí khoảng 5000 tỷ đồng.
TS. Khuất Việt Hùng, Trưởng Bộ môn Quy hoạch và Quản lý giao thông vận tải, Trường đại học Giao thông vận tải khi trao đổi với VnMedia về việc phá bỏ 3 cây cầu trên cho rằng, ông chưa được nhìn qua thiết kế của tuyến đường trên cao này, tuy nhiên, khi đã có ý kiến như vậy chắc chắn là có nguyên nhân.
“Theo tôi, việc xây dựng đường trên cao trên tuyến vành đai 2 đoạn qua Ngã Tư Sở thì không vấn đề gì, vì đoạn này có thể tránh cầu vượt được. Còn cầu vượt Ngã Tư Vọng thì chắc chắn phải phá vì cao độ của cầu chỉ 4,5 mét do đó không có biện pháp khác. Cầu Mai Dịch cũng vậy, cũng phải phá nếu làm đường trên cao đến tuyến đó”, ông Hùng nói.
Xuân Tùng
VnMedia
0 nhận xét