Vài năm trở lại đây, trên địa bàn Hà Nội mỗi năm xảy ra hàng chục vụ sưa tặc. Cơn sốt gỗ sưa khiến chính quyền và nhân dân Hà Nội như ngồi trên đống lửa. Hàng chục “sưa tặc”, vác theo dao kiếm, cưỡi ôtô, ngang nhiên xẻ sưa trước mặt mọi người.
Sưa tặc lộng hành
Thống kê chưa đầy đủ của Phòng cảnh sát điều tra trật tự xã hội Công an Hà Nội cho biết, mỗi năm trên địa bàn Thủ đô xảy ra hàng chục vụ sưa tặc. Mặc dù, sau đó các vụ chặt trộm gỗ này đều bị lực lượng công an điều tra bắt giữ và đưa ra ánh sáng nhưng vấn nạn sưa tặc không hề giảm.
Rạng sáng ngày 16/5/2011, sau hàng trăm cây gỗ sưa bị kẻ gian chặt đi, thêm một cây sưa đỏ nằm cạnh đình Phú Gia (thuộc tổ 27, cụm 4, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội) bị “hạ sát”. Trước đó, trong đêm 15/5, đã có 3 cây sưa đỏ khác trên địa bàn Thủ đô cũng bị kẻ trộm đốn mất, đưa tổng số sưa đỏ bị hạ sát trong đêm 15 rạng sáng 16/5 lên con số 4 cây gỗ quý.
Cách đó chừng một tháng trước, ngày 14/5, tại cổng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, 3 cây sưa đã bị kẻ xấu cưa trộm. Mới đây, sáng 6/6, một số người dân đi tập thể dục buổi sáng phát hiện cành cây sưa đỏ đổ vắt từ trong công viên Thống Nhất ra vỉa hè đường Lê Duẩn (Hà Nội), tán lá loà xoà. Ngó vào trong thì thấy gốc cây đã bị cắt, liền cấp báo cho BQL công viên.
Theo quan sát tại hiện trường, cây sưa bị sát hại khá nhỏ, bọn “sưa tặc” đã cưa 2 nhát (khả năng bằng cưa tay) tuy nhiên phần thân cây chưa đứt rời, vẫn còn dính một chút vỏ. Lõi của cây sưa này quá nhỏ, nên sau khi cưa đổ cây, “sưa tặc” đã bỏ đi mà không lấy phần thân.
Vụ cắt trộm này cho thấy mức độ liều lĩnh, lộng hành của bọn “sưa tặc”.
Chỉ cách đó 3 ngày, chiều 3/6, Phòng CSĐT TP về TTXH, Công anTP Hà Nội vừa bắt khẩn cấp và tạm giữ hình sự các đối tượng: Đinh Văn Tươi (SN 1988, trú tại huyện Thường Tín, Hà Nội); Nguyễn Công Long (SN 1991, trú tại huyện Thanh Trì, Hà Nội); Nguyễn Kim Hùng (SN 1988, trú tại huyện Thanh Trì, Hà Nội) và Lê Duy Anh (SN 1977, trú tại Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội) về hành vi chặt trộm cây gỗ sưa và mua bán.Vụ án này được báo chí đăng tải rộng rãi, và chắc chắn các đối tượng "trong nghề" không thể không biết thông tin, tuy nhiên, vì mối lợi bất chính chúng bất chấp tất cả.
Cơn sốt gỗ sưa khiến chính quyền và nhân dân Hà Nội như ngồi trên đống lửa. Bọn “sưa tặc”, mấy chục thằng, vác theo dao kiếm, cưỡi ôtô, ngang nhiên xẻ sưa trước mặt mọi người. Chúng buộc cửa nhà dân lại, thằng nào thằng nấy đao kiếm loảng xoảng, mặt mũi gằm ghè, nên chả ai dám can thiệp.
Sau khi các “sưa tặc” liên tục gây án đốn hạ cây sưa quý ở nhiều địa điểm, để bảo vệ hơn 700 cây sưa còn lại trên địa bàn, lãnh đạo UBND Hà Nội đã có văn bản, kêu gọi nhân dân phát hiện, ngăn chặn các hành vi triệt hạ cây xanh trái phép và yêu cầu UBND các quận phối hợp với Sở Xây dựng, Công ty Công viên cây xanh, chỉ đạo UBND các phường, các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, có phương án bảo vệ cây xanh quý hiếm trên địa bàn, kịp thời ngăn chặn và xử lý các hành vi chặt trộm cây sưa. Đặc biệt, để bảo vệ số cây sưa còn lại ở Công viên Thống Nhất, nhân viên bảo vệ đã đóng đinh sắt chằng chịt xung quanh gốc, khiến cây có nguy cơ bị “tắc tử” dần dần...
Sưa tặc lộng hành
Thống kê chưa đầy đủ của Phòng cảnh sát điều tra trật tự xã hội Công an Hà Nội cho biết, mỗi năm trên địa bàn Thủ đô xảy ra hàng chục vụ sưa tặc. Mặc dù, sau đó các vụ chặt trộm gỗ này đều bị lực lượng công an điều tra bắt giữ và đưa ra ánh sáng nhưng vấn nạn sưa tặc không hề giảm.
Rạng sáng ngày 16/5/2011, sau hàng trăm cây gỗ sưa bị kẻ gian chặt đi, thêm một cây sưa đỏ nằm cạnh đình Phú Gia (thuộc tổ 27, cụm 4, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội) bị “hạ sát”. Trước đó, trong đêm 15/5, đã có 3 cây sưa đỏ khác trên địa bàn Thủ đô cũng bị kẻ trộm đốn mất, đưa tổng số sưa đỏ bị hạ sát trong đêm 15 rạng sáng 16/5 lên con số 4 cây gỗ quý.
Cách đó chừng một tháng trước, ngày 14/5, tại cổng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, 3 cây sưa đã bị kẻ xấu cưa trộm. Mới đây, sáng 6/6, một số người dân đi tập thể dục buổi sáng phát hiện cành cây sưa đỏ đổ vắt từ trong công viên Thống Nhất ra vỉa hè đường Lê Duẩn (Hà Nội), tán lá loà xoà. Ngó vào trong thì thấy gốc cây đã bị cắt, liền cấp báo cho BQL công viên.
Theo quan sát tại hiện trường, cây sưa bị sát hại khá nhỏ, bọn “sưa tặc” đã cưa 2 nhát (khả năng bằng cưa tay) tuy nhiên phần thân cây chưa đứt rời, vẫn còn dính một chút vỏ. Lõi của cây sưa này quá nhỏ, nên sau khi cưa đổ cây, “sưa tặc” đã bỏ đi mà không lấy phần thân.
Vụ cắt trộm này cho thấy mức độ liều lĩnh, lộng hành của bọn “sưa tặc”.
Chỉ cách đó 3 ngày, chiều 3/6, Phòng CSĐT TP về TTXH, Công anTP Hà Nội vừa bắt khẩn cấp và tạm giữ hình sự các đối tượng: Đinh Văn Tươi (SN 1988, trú tại huyện Thường Tín, Hà Nội); Nguyễn Công Long (SN 1991, trú tại huyện Thanh Trì, Hà Nội); Nguyễn Kim Hùng (SN 1988, trú tại huyện Thanh Trì, Hà Nội) và Lê Duy Anh (SN 1977, trú tại Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội) về hành vi chặt trộm cây gỗ sưa và mua bán.Vụ án này được báo chí đăng tải rộng rãi, và chắc chắn các đối tượng "trong nghề" không thể không biết thông tin, tuy nhiên, vì mối lợi bất chính chúng bất chấp tất cả.
Cơn sốt gỗ sưa khiến chính quyền và nhân dân Hà Nội như ngồi trên đống lửa. Bọn “sưa tặc”, mấy chục thằng, vác theo dao kiếm, cưỡi ôtô, ngang nhiên xẻ sưa trước mặt mọi người. Chúng buộc cửa nhà dân lại, thằng nào thằng nấy đao kiếm loảng xoảng, mặt mũi gằm ghè, nên chả ai dám can thiệp.
Sau khi các “sưa tặc” liên tục gây án đốn hạ cây sưa quý ở nhiều địa điểm, để bảo vệ hơn 700 cây sưa còn lại trên địa bàn, lãnh đạo UBND Hà Nội đã có văn bản, kêu gọi nhân dân phát hiện, ngăn chặn các hành vi triệt hạ cây xanh trái phép và yêu cầu UBND các quận phối hợp với Sở Xây dựng, Công ty Công viên cây xanh, chỉ đạo UBND các phường, các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, có phương án bảo vệ cây xanh quý hiếm trên địa bàn, kịp thời ngăn chặn và xử lý các hành vi chặt trộm cây sưa. Đặc biệt, để bảo vệ số cây sưa còn lại ở Công viên Thống Nhất, nhân viên bảo vệ đã đóng đinh sắt chằng chịt xung quanh gốc, khiến cây có nguy cơ bị “tắc tử” dần dần...
Theo thống kê mỗi năm trên địa bàn Hà Nội xảy ra hàng chục vụ sưa tặc.
Vì sao gỗ sưa bị chặt trộm?
Trong danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm được Chính phủ ban hành thì cây sưa hay còn gọi là Huê mộc vàng, trắc thối có tên khoa học là Dalbergia tonkinesis thuộc nhóm 1A, nhóm thực vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng, nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
Thế nhưng, bắt đầu từ năm 2008 khi cơn sốt gỗ sưa từ Trung Quốc nóng lên. Mỗi m3 gỗ sưa đươc bán hàng chục tỷ đồng khiến nhiều gia đình ở Việt Nam dỡ cả bàn thờ, hoành phi, câu đối... xuống cân đong đến từng “hoa”, thu về tiền tỉ. Thậm chí có nơi còn hình thành cả đội quân ra các nghĩa trang săn lùng những tấm áo quan được làm bằng thứ gỗ này.
Nhiều luồng tin cho rằng, các “đại gia” Trung Quốc, Hồng Kông dùng Huê mộc vàng để ướp xác sau khi tạ thế, còn giới mafia thu mua nghiền thành bột, cô đặc pha trộn với ma tuý theo một tỉ lệ nhất định để tăng lợi nhuận... khiến “cơn sốt” săn tìm loại gỗ này thêm nóng bỏng.
Giáo sư Phùng Tửu Bôi, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn tự nhiên và Phát triển cộng đồng thuộc Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam cho biết, xung quanh những tin đồn về giá trị cũng như mục đích thu mua loại gỗ này mang sang Trung Quốc, đã có một đoàn khảo sát của một viện khoa học chuyên ngành sang tận Trung Quốc tìm hiểu xem những người mua loại gỗ này để làm gì. Nhưng câu trả lời vẫn bí mật và chỉ được giải thích chung chung là phục vụ vấn đề tâm linh, làm đồ thờ cúng, đồ gia bảo.
Cũng theo giáo sư Bôi, đoàn công tác này về kể lại, tại Trung Quốc những cây sưa nhiều năm tuổi được quấn thép gai bảo vệ rất cẩn thận...
Ông Đỗ Quang Tùng, Chánh văn phòng Bảo vệ động, thực vật quý hiếm VN, cho biết người Trung Quốc có quan niệm các vật dụng, nhất là đồ thờ cúng làm bằng gỗ sưa sẽ đem lại nhiều may mắn cho gia chủ.
Ông Tùng nhận định, năm 2008, “cơn sốt” gỗ sưa tại VN có thể bắt nguồn từ việc để chuẩn bị cho Olympic Bắc Kinh, người Trung Quốc mua gỗ này về để tôn tạo những nơi thờ tự. Kể từ năm 2009 đến nay, câu chuyện gỗ sưa tạm lắng xuống.
Một cán bộ trong Ban chuyên án săn lùng “sưa tặc” của cảnh sát hình sự Công an Hà Nội cho biết, theo điều tra xác minh ban đầu, những năm gần đây, loại gỗ sưa (có màu đỏ máu) tăng giá đột biến do thị trường Trung Quốc có nhu cầu tiêu thụ khá lớn để đóng đồ thờ cúng, đóng bàn ghế giả cổ, làm đình chùa, phục chế các công trình kiến trúc cổ. Từ đó, ở một số tỉnh phía Bắc nước ta xảy ra cơn sốt săn lùng, chặt hạ, buôn bán gỗ sưa đưa sang Trung Quốc.
“Hầu hết các vụ sưa tặc đều bị lực lượng công an hình sự phanh phui đưa ra ánh sáng sau đó nhưng do lợi nhuận quá cao nên nhiều kẻ gian vẫn sẵn sàng phạm luật”, vị cán bộ trong Ban chuyên án săn lùng “sưa tặc” của Hà Nội cho biết.
Vì sao gỗ sưa bị chặt trộm?
Trong danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm được Chính phủ ban hành thì cây sưa hay còn gọi là Huê mộc vàng, trắc thối có tên khoa học là Dalbergia tonkinesis thuộc nhóm 1A, nhóm thực vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng, nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
Thế nhưng, bắt đầu từ năm 2008 khi cơn sốt gỗ sưa từ Trung Quốc nóng lên. Mỗi m3 gỗ sưa đươc bán hàng chục tỷ đồng khiến nhiều gia đình ở Việt Nam dỡ cả bàn thờ, hoành phi, câu đối... xuống cân đong đến từng “hoa”, thu về tiền tỉ. Thậm chí có nơi còn hình thành cả đội quân ra các nghĩa trang săn lùng những tấm áo quan được làm bằng thứ gỗ này.
Nhiều luồng tin cho rằng, các “đại gia” Trung Quốc, Hồng Kông dùng Huê mộc vàng để ướp xác sau khi tạ thế, còn giới mafia thu mua nghiền thành bột, cô đặc pha trộn với ma tuý theo một tỉ lệ nhất định để tăng lợi nhuận... khiến “cơn sốt” săn tìm loại gỗ này thêm nóng bỏng.
Giáo sư Phùng Tửu Bôi, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn tự nhiên và Phát triển cộng đồng thuộc Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam cho biết, xung quanh những tin đồn về giá trị cũng như mục đích thu mua loại gỗ này mang sang Trung Quốc, đã có một đoàn khảo sát của một viện khoa học chuyên ngành sang tận Trung Quốc tìm hiểu xem những người mua loại gỗ này để làm gì. Nhưng câu trả lời vẫn bí mật và chỉ được giải thích chung chung là phục vụ vấn đề tâm linh, làm đồ thờ cúng, đồ gia bảo.
Cũng theo giáo sư Bôi, đoàn công tác này về kể lại, tại Trung Quốc những cây sưa nhiều năm tuổi được quấn thép gai bảo vệ rất cẩn thận...
Ông Đỗ Quang Tùng, Chánh văn phòng Bảo vệ động, thực vật quý hiếm VN, cho biết người Trung Quốc có quan niệm các vật dụng, nhất là đồ thờ cúng làm bằng gỗ sưa sẽ đem lại nhiều may mắn cho gia chủ.
Ông Tùng nhận định, năm 2008, “cơn sốt” gỗ sưa tại VN có thể bắt nguồn từ việc để chuẩn bị cho Olympic Bắc Kinh, người Trung Quốc mua gỗ này về để tôn tạo những nơi thờ tự. Kể từ năm 2009 đến nay, câu chuyện gỗ sưa tạm lắng xuống.
Một cán bộ trong Ban chuyên án săn lùng “sưa tặc” của cảnh sát hình sự Công an Hà Nội cho biết, theo điều tra xác minh ban đầu, những năm gần đây, loại gỗ sưa (có màu đỏ máu) tăng giá đột biến do thị trường Trung Quốc có nhu cầu tiêu thụ khá lớn để đóng đồ thờ cúng, đóng bàn ghế giả cổ, làm đình chùa, phục chế các công trình kiến trúc cổ. Từ đó, ở một số tỉnh phía Bắc nước ta xảy ra cơn sốt săn lùng, chặt hạ, buôn bán gỗ sưa đưa sang Trung Quốc.
“Hầu hết các vụ sưa tặc đều bị lực lượng công an hình sự phanh phui đưa ra ánh sáng sau đó nhưng do lợi nhuận quá cao nên nhiều kẻ gian vẫn sẵn sàng phạm luật”, vị cán bộ trong Ban chuyên án săn lùng “sưa tặc” của Hà Nội cho biết.
Theo VnMedia
0 nhận xét