EVN bị tố hành xử độc quyền

Tại hội nghị tổng kết chuẩn bị sửa Luật điện lực do Bộ Công Thương tổ chức ngày 20-6, nhiều tồn tại lớn đã được nêu ra: quyền EVN quá to, tổng mức đầu tư không hợp lý...
Mặc dù là buổi tổng kết luật nhưng nhiều ý kiến vẫn rất bức xúc khi đề cập những gì EVN (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) đang thi hành, thậm chí có đại biểu đã bị nhắc nhở và ngừng phát biểu khi bị "chỉnh" cho đúng nội dung hội nghị.

"Phát pháo" đầu tiên, ông Đào Hữu Huyền, giám đốc Công ty sản xuất  Đức Giang, Lào Cai, nêu thực tế mỗi tháng công ty ông phải nộp 15 tỉ đồng tiền điện nhưng đến lúc đầu tư dây chuyền mới, đợi mãi các đơn vị của EVN vẫn không chịu làm đường dây. Đặc biệt, ông Huyền bức xúc nói luôn cách kinh doanh "ông lớn" của ngành điện: năm ngoái thiếu điện chúng tôi phải xin từng tí một. Năm nay thừa điện, doanh nghiệp lại được yêu cầu chạy... vào giờ cao điểm để "chia sẻ với ngành điện".

 

Không chỉ các doanh nghiệp, ngay chính quyền địa phương cũng "khổ" vì quyền làm, không làm của EVN. Ông Đỗ Mai, phó giám đốc Sở Công thương Vĩnh Phúc, nêu theo quy hoạch đã được phê duyệt, nhiều điểm điện lực phải đầu tư đường dây, máy biến áp nhưng họ không đầu tư, kêu... thiếu tiền. "Bức xúc quá tỉnh ứng vốn ra làm rồi cũng không thu được vốn", ông Mai nói...

Ông Phạm Huy Thắng, Sở Công thương Hà Nội, cũng nêu quy định Luật điện lực cho phép thoả thuận địa điểm lắp đặt côngtơ, nên sinh ra nhũng nhiễu đặt chỗ nào có lợi vì dây sau côngtơ người dân, doanh nghiệp phải tự bỏ tiền.

Ông Vũ Mạnh Hùng, phó tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam (TKV), cũng than thở: nhiều dự án điện của TKV bị kéo dài và chậm tiến độ vì không thỏa thuận được giá điện với EVN.

Chất lượng thiết bị, tổng mức đầu tư nhà máy điện có vấn đề

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng, Luật điện lực hiện tại có nhiều tác dụng nhưng thực tế quy hoạch điện còn chồng chéo, chưa có cơ chế giám sát quy hoạch, việc điều chỉnh giá điện còn nhiều vướng mắc, Quyền hạn cơ quan quản lý còn chung chung, vì vậy Bộ Công thương sẽ sửa luật.

Nhận định về hạn chế của Luật điện lực để định hướng chỉnh sửa, Bộ Công thương cho biết: luật hiện tại không quy định cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, cơ chế thưởng phạt tiến độ và chất lượng đầu tư dự án nguồn và lưới điện. Hậu quả hầu hết dự án nguồn điện bị chậm tiến độ, gây thiệt hại kinh tế, xã hội. Đặc biệt, Bộ Công thương công nhận việc lựa chọn chủ đầu tư hiện chủ yếu là chỉ định thầu. Do không phải cam kết, không sợ bị áp chế tài nên hầu hết chủ đầu tư không quyết liệt thu xếp vốn... Hậu quả, hầu hết dự án nguồn điện chậm tiến độ, tổng mức đầu tư không hợp lý, nhiều phức tạp trong chất lượng thiết bị, nhất là thiết bị phụ...
6 tháng hãy tăng giá điện một lần

"Mỗi lần ông Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng lên tivi chúng tôi lại hồi hộp vì không biết giá điện tăng còn có lãi hay không. Với người làm xuất khẩu, đối tác đòi ký 3-6 tháng một lần. Vì vậy, nên ấn định sáu tháng tăng một lần chứ không ba tháng như quy định hiện tại. Và tăng cũng mức độ thôi, chứ tăng mạnh nhà máy phốtpho chúng tôi đóng cửa hết" - ông Đào Hữu Huyền.
Xem xét áp giá điện theo từng vùng

Ông Phạm Mạnh Thắng, vụ trưởng Vụ Năng lượng, Bộ Công thương, cho rằng một trong những lý do khiến phải sửa Luật điện lực vì thời điểm luật được thông qua năm 2004, vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa được chú trọng đúng mức. Luật điện lực sẽ chỉ rõ hơn quyền lợi các bên và quyền người tiêu dùng cuối cùng để định hướng phát triển ngành điện.

Đặc biệt, một trong những giải pháp để giải quyết vấn đề giá điện được Bộ Công thương đưa ra là có thể sẽ sửa Luật điện lực theo hướng xây dựng cơ chế áp dụng giá điện khác nhau đối với các địa bàn, khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau. Ngoài ra, sẽ quy định rõ cơ chế ưu đãi, hỗ trợ, bù đắp chênh lệch giá điện cho các nhà máy điện sử dụng năng lượng mới, tái tạo như điện gió, điện mặt trời.
Ông Hoàng Quốc Vượng cho biết Luật điện lực sửa đổi đến nay đã nhận được góp ý của 77 đơn vị. Dự kiến, Bộ Công thương sẽ trình để Chính phủ trình kỳ họp Quốc hội thứ nhất năm 2012. Bộ Công thương mong muốn đến kỳ họp Quốc hội cuối năm 2012, luật sẽ được thông qua để có hiệu lực vào 1-7-2013.
Theo Tuổi Trẻ

Tags: , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia