Em gái Thaksin “sợ” tướng lĩnh Thái Lan


 
Sau khi quân đội Thái Lan lật đổ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra trong một cuộc đảo chính không đổ máu vào một đêm tháng 9 nóng bỏng cách đây 5 năm, em gái của ông Thaksin và cũng là một ứng cử viên hàng đầu cho cuộc bầu cử vào tháng tới có lý do để “sợ” các tướng lĩnh nước này.

Khi bà Yingluck Shinawatra, em gái của cựu Thủ tướng Thaksin, nổi lên như một ứng cử viên sáng giá cho chức Thủ tướng Thái Lan trong cuộc bầu cử sắp tới, quân đội Thái Lan đã từ bỏ lập trường trung lập mà họ luôn giữ bây lâu nay để tìm cách ngăn cản chiến dịch tranh cử của bà này. Không rõ là liệu quân đội sẽ đi xa được đến đâu trong nỗ lực đó.

Nếu bà Yingluck thắng đảng Dân chủ cầm quyền của Thủ tướng đương nhiệm Abhisit Vejjajiva và giành được quyền thành lập chính phủ mới thì quân đội có thể tính đến chuyện thực hiện một cuộc đảo chính. 

Hầu hết các nhà phân tích và ngoại giao gợi ý, bà Yingluck có thể tìm kiếm một thoả thuận với quân đội để bảo vệ cho chính phủ của bà và ngăn chặn một vòng quay những cuộc biểu tình đường phố mới.

Tuy nhiên, khi ngày bầu cử 3/7 đến gần, quân đội đang làm những gì có thể để ngăn cản bước tiến của bà Yingluck đồng thời phá vỡ kế hoạch của bà này trong việc tìm kiếm một lệnh ân xá cho cựu Thủ tướng Thaksin, mở đường cho ông này trở về nước. Ông Thaksin đang phải sống lưu vong ở Dubai để trốn tránh án tù vì bị kết tội tham nhũng.

Tướng Prayuth Chan-ocha, một quan chức quân đội tham gia tích cực vào cuộc đảo chính lật đổ cựu Thủ tướng Thaksin và những cuộc đàn áp thẳng tay đối với phong trào nổi dậy của phe áo đỏ năm 2009 và 2010, đã có một bài phát biểu cứng rắn hồi tuần trước trên hai kênh truyền hình do quân đội sở hữu. Trong đó, ông Prayuth đã nhấn mạnh quân đội sẽ không can thiệp vào cuộc bầu cử. Tuy nhiên, thông điệp của ông này đưa ra trong bài phát biểu lại khiến người ta nghĩ khác.

Tuớng Prayuth đã cảnh báo mối đe doạ đối với nền quân chủ Thái Lan và kêu gọi công chúng bỏ phiếu cho “những người tốt" và tránh tái lập lại những cuộc bầu cử trước đây. Phát biểu này rõ ràng ám chỉ đến một thập kỷ các đồng minh của ông Thaksin luôn giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử.

"Nếu các bạn cho phép kết quả bầu cử giống như trước đây, các bạn sẽ chẳng nhận được điều gì mới mẻ và các bạn sẽ không được chứng kiến bất kỳ sự cải thiện nào", ông Prayuth đã nói như vậy.

Bằng việc can thiệp vào cuộc tranh cãi chính trị, quân đội đang có nguy cơ làm thổi bùng lên cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài suốt 5 năm qua ở đất nước Thái Lan. Chính trường Thái Lan bị chia rẽ giữa một bên là phe áo đỏ gồm phần lớn là những người nông dân, thành thị nghèo và bên kia là phe áo vàng gồm tầng lớp trung lưu, dân thành thị. Phe áo đỏ ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin trong khi phe áo vàng chống lại ông này.

Những phát biểu trên của ông Prayuth được mọi người hiểu là một động thái nhằm ngăn không cho đảng Puea Thai của bà Yingluck có thể giành chiến thắng khi mà các cuộc thăm dò dư luận đều cho thấy đảng này có khả năng sẽ giành nhiều lá phiếu nhất trong cuộc bầu cử tới.

Nhận xét về những phát biểu của Tướng Prayuth, ông Veera Prateepchaikul, cựu tổng biên tập tờ Bangkok Post, cho biết: "Việc một tướng lĩnh quân đội kêu gọi cử tri bỏ phiếu cho những đảng phái ‘tốt’, ứng cử viên ‘tốt’ là rất không hợp lý. Khi làm như vậy, ông ấy rõ ràng đã không còn giữ vị trí trung lập mà đứng hẳn về một bên trong cuộc bầu cử sắp tới".

Vì sao quân đội muốn chặn bước tiến của bà Yingluck?

Ông Kan Yuenyong, một nhà phân tích ở Cơ quan Tình báo Siam, cho rằng, quân đội có nguy cơ bị “trừng phạt” nếu bà Yingluck trở thành Thủ tướng bởi bà này chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi người anh Thaksin. Cựu Thủ tướng Thaksin có thể sẽ tìm cách cải tổ quân đội nhằm trả thù những người lật đổ ông.

"Một cuộc đảo chính là kịch bản tồi tệ nhất những không thể bị loại trừ nếu ông Thaksin giành lại được quyền lực. Quân đội đã học được bài học từ quá khứ và họ biết ông Thaksin muốn trả thù," ông Kan cho biết.

Chính vì lý do trên, các tướng lĩnh Thái Lan muốn can thiệp vào nhằm ngăn không cho đảng Puea Thai có thể thành lập được chính phủ. Nhiều người dự đoán, đảng Puea Thai có thể giành được nhiều số ghế nhất nhưng không đủ để tự thành lập một chính phủ. Trong trường hợp này, quân đội được cho là sẽ dùng ảnh hưởng của mình để thuyết phục các đảng phái nhỏ hơn tránh xa đảng Puea Thai và đứng về phía Đảng Dân chủ của ông Abhisit.

Nếu đảng Puea Thai giành chiến thắng áp đảo đủ để cho họ có quyền thành lập một chính phủ đơn đảng thì quân đội sẽ nghĩ đến một cuộc đảo chính. Tuy nhiên, một cuộc đảo chính là rất khó bởi phe áo đỏ giờ đây đã mạnh hơn và có tổ chức hơn rất nhiều so với năm 2006. Hơn nữa, một cuộc đảo chính có nguy cơ khích động hàng nghìn người ủng hộ phe áo đỏ của ông Thaksin đổ ra đường nhằm trả thù cho các cuộc đụng độ đẫm máu với quân đội hồi năm ngoái.

Quân đội là một lực lượng chính trên chính trường Thái Lan kể từ khi nước này theo chế độ quân chủ năm 1932. Trong suốt thời gian đó đến nay, quân đội đã 18 lần thực hiện các cuộc đảo chính, có một số cuộc đảo chính thành công nhưng cũng nhiều cuộc không thành. Quân đội cũng thường xuyên can thiệp vào việc thành lập các chính phủ liên minh và lực lượng này thường nhận được sự ủng hộ ngầm của giới hoàng gia Thái Lan.

Kể từ cuộc đảo chính mới nhất năm 2008, ngân sách của quân đội Thái Lan đã được tăng gần gấp đôi và lực lượng này ủng hộ mạnh mẽ cho Thủ tướng đương nhiệm Abhisit. Chính quân đội đã góp phần đưa ông Abhisit lên cầm quyền trong cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội năm 2008 và giúp Thủ tướng chống lại các cuộc biểu tình của phe áo đỏ. Những cuộc đối đầu mới nhất giữa quân đội và phe áo đỏ và vào tháng 4 và tháng 5 năm ngoái khiến 91 người thiệt mạng và ít nhất 1.800 người bị thương.

Kiệt Linh - (theo Reuters, AP)// VnMedia

Tags: , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia