Hết tháng 4/2011, tăng trưởng tín dụng của khối ngân hàng nước ngoài là 14,7% gấp hơn 2,2 lần tăng trưởng toàn hệ thống. Nhiều ngân hàng nội vẫn đang kiến nghị Ngân hàng Nhà nước không nên cột chặt mức tăng trưởng tín dụng 20% cho tất cả các ngân hàng.
Hết tháng 4/2011, tăng trưởng tín dụng của khối ngân hàng nước ngoài là 14,7% gấp hơn 2,2 lần tăng trưởng toàn hệ thống.
Từ trước tới nay, thông tin hoạt động của khối ngân hàng nước ngoài rất ít khi được đề cập. Tuy nhiên, khi thực hiện hạn chế tăng trưởng tín dụng để giảm tổng cầu, đã xuất hiện những vấn đề của khu vực này.
Tính đến hết tháng 4/2011, dư nợ cho vay của khối ngân hàng nước ngoài đạt xấp xỉ 190 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 8,2% tổng dư nợ toàn hệ thống. So với tháng 3/2011, mức tăng trưởng trên của khối này trên gần 2% và tăng 14,7% so với 31/12/2010.
Nếu so với mức tăng chung của toàn hệ thống ngân hàng cùng thời điểm là 6,42% thì mức tăng tín dụng của khối ngân hàng nước ngoài đã vượt trên 2,2 lần. Nếu chia bình quân cho 4 tháng thì mỗi tháng, dư nợ tín dụng của khối này đã tăng 3,67%/tháng, rất cao so với tỷ lệ 1,6%/tháng của cả hệ thống.
Nếu bóc tách dư nợ VND thì tính đến hết tháng 4/2011, dư nợ cho vay tiền đồng của khối trên 53 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 28% dư nợ của khối (tính cả nội ngoại tệ), tăng 2,76% so với tháng 3/2011, chiếm khoảng 3% tổng dư nợ tiền đồng toàn hệ thống ngân hàng.
Ngoài ra, mức tăng dư nợ VND bình quân tháng của 4 tháng thì tăng trên 2,9%/tháng, trong khi tỷ lệ đó của cả hệ thống ngân hàng chỉ trên 0,8%/tháng.
Còn đối với dư nợ ngoại tệ, khối chiếm con số khá kỷ lục: tính đến hết tháng 4, dư nợ ngoại tệ đạt 6,6 tỷ USD, tương đương trên 24% dư nợ ngoại tệ toàn ngành.
Hiện nhiều ngân hàng trong đó có cả ngoại và nội đều vẫn đang tiếp tục kiến nghị với NHNN nên nới “room” tin dụng lên quá 20%/năm. Ông Phạm Huy Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) cho biết, trong thời gian qua huy động vốn từ thị trường dân cư của Vietinbank vẫn tăng rất tốt, do vậy ngân hàng có cơ sở để phát triển cho vay với những lĩnh vực sản xuất kinh doanh, phục vụ nền kinh tế.
Hết tháng 4/2011, tăng trưởng tín dụng của khối ngân hàng nước ngoài là 14,7% gấp hơn 2,2 lần tăng trưởng toàn hệ thống.
Từ trước tới nay, thông tin hoạt động của khối ngân hàng nước ngoài rất ít khi được đề cập. Tuy nhiên, khi thực hiện hạn chế tăng trưởng tín dụng để giảm tổng cầu, đã xuất hiện những vấn đề của khu vực này.
Tính đến hết tháng 4/2011, dư nợ cho vay của khối ngân hàng nước ngoài đạt xấp xỉ 190 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 8,2% tổng dư nợ toàn hệ thống. So với tháng 3/2011, mức tăng trưởng trên của khối này trên gần 2% và tăng 14,7% so với 31/12/2010.
Nếu so với mức tăng chung của toàn hệ thống ngân hàng cùng thời điểm là 6,42% thì mức tăng tín dụng của khối ngân hàng nước ngoài đã vượt trên 2,2 lần. Nếu chia bình quân cho 4 tháng thì mỗi tháng, dư nợ tín dụng của khối này đã tăng 3,67%/tháng, rất cao so với tỷ lệ 1,6%/tháng của cả hệ thống.
Nếu bóc tách dư nợ VND thì tính đến hết tháng 4/2011, dư nợ cho vay tiền đồng của khối trên 53 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 28% dư nợ của khối (tính cả nội ngoại tệ), tăng 2,76% so với tháng 3/2011, chiếm khoảng 3% tổng dư nợ tiền đồng toàn hệ thống ngân hàng.
Ngoài ra, mức tăng dư nợ VND bình quân tháng của 4 tháng thì tăng trên 2,9%/tháng, trong khi tỷ lệ đó của cả hệ thống ngân hàng chỉ trên 0,8%/tháng.
Còn đối với dư nợ ngoại tệ, khối chiếm con số khá kỷ lục: tính đến hết tháng 4, dư nợ ngoại tệ đạt 6,6 tỷ USD, tương đương trên 24% dư nợ ngoại tệ toàn ngành.
Hiện nhiều ngân hàng trong đó có cả ngoại và nội đều vẫn đang tiếp tục kiến nghị với NHNN nên nới “room” tin dụng lên quá 20%/năm. Ông Phạm Huy Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) cho biết, trong thời gian qua huy động vốn từ thị trường dân cư của Vietinbank vẫn tăng rất tốt, do vậy ngân hàng có cơ sở để phát triển cho vay với những lĩnh vực sản xuất kinh doanh, phục vụ nền kinh tế.
Ông Hùng đề xuất, chính sách tiền tệ nên mang tính thị trường, Ngân hàng Nhà nước nên quản lý tăng trưởng tín dụng theo hướng tín dụng toàn nền kinh tế không tăng quá 20%, còn tùy điều kiện từng ngân hàng sẽ được xem xét tăng dư nợ theo mức tăng huy động vốn, không nên quy định chặt một mức 20% cho tất cả các ngân hàng.
VnMedia
0 nhận xét