Lãi suất cho vay bằng VNĐ tăng cao khiến doanh nghiệp chuyển sang vay USD. Tình hình đó nếu không kiểm soát tốt có thể gây áp lực lên tỉ giá
Theo báo cáo của Ngân hàng (NH) Nhà nước, do các tổ chức, cá nhân đã bán ngoại tệ cho NH nên trạng thái ngoại tệ của các NH thương mại dần được cải thiện. Từ đầu năm 2011 đến nay, NH Nhà nước đã mua ròng 877 triệu USD và riêng trong tháng 5-2011, lượng ngoại tệ đã mua là 1,2 tỉ USD bổ sung vào dự trữ ngoại hối.
Lãi suất hấp dẫn
Về phía NH, phó tổng giám đốc một NH thương mại cổ phần ở TPHCM cho rằng trong lúc thanh khoản tiền đồng gặp khó thì việc cho vay bằng USD sẽ “dễ thở” hơn nhiều với các NH. Cho vay ngoại tệ, ngoài việc thu lợi từ lãi suất, NH còn thu được phí từ các dịch vụ của mình, như các dịch vụ xuất nhập khẩu chẳng hạn.
Nguy cơ rủi ro không nhỏ
Một số chuyên gia tài chính tính toán: Lãi suất tiền gửi USD của cá nhân hiện chỉ còn 2%/năm, tổ chức còn 0,5%/năm, trong khi NH có thể cho vay USD với lãi suất trung bình 6% - 8%/năm, mức chênh lệch khá cao. Trong khi đó, huy động tiền đồng khó khăn hơn và lãi suất thực tế lên tới 18% - 19% (dù trần lãi suất vẫn 14%), còn lãi suất cho vay phổ biến khoảng 21% thì mức thu lời tính ra không bằng cho vay USD. Nguồn cung ngoại tệ dồi dào cũng khiến các NH thoải mái hơn trong việc cho vay...
Cũng theo các chuyên gia này, trong điều kiện chênh lệch lãi suất cho vay giữa VNĐ và USD cao như hiện nay, chuyện DN vay USD rồi bán lại cho NH lấy tiền đồng là điều dễ hiểu. Một chuyên gia phân tích sẽ có 3 dạng DN vay USD: Thứ nhất là DN xuất nhập khẩu có nhu cầu vay ngoại tệ thật sự và có nguồn thu để trả nợ; thứ hai là DN không hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhưng cũng vay USD vì lãi suất thấp và thứ ba là DN được “gợi ý” vay ngoại tệ khi cần vay vốn NH trong lúc tiền đồng đang khan hiếm.
Lãi suất hấp dẫn
Ở góc độ khác, tín dụng trong tháng 5-2011 ước tăng 0,01% so với tháng trước nhưng trong đó, tín dụng bằng ngoại tệ tăng 2,19%, còn tín dụng VNĐ lại giảm 0,64%. Tại TPHCM, tổng dư nợ tín dụng đến cuối tháng 5 ước đạt 748.900 tỉ đồng, tăng 28% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó, dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ đạt 220.900 tỉ đồng, tăng 35,2% so với cùng kỳ. Tháng 6, dù chưa có con số thống kê cụ thể do chưa đến thời điểm thống kê nhưng nhiều NH cho biết tín dụng ngoại tệ đang tiếp tục tăng lên.
Lãi suất thấp hơn vay VNĐ nên nhiều doanh nghiệp chuyển sang vay USD. Ảnh: HỒNG THÚY
Theo một số NH, nhiều doanh nghiệp (DN) trước nay vẫn vay vốn kinh doanh bằng VNĐ, nhưng từ khi lãi suất tiền đồng lên cao vượt 20%/năm thì họ bắt đầu quay sang vay USD. Dù NH Nhà nước đã yêu cầu NH thương mại tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc bằng USD lên 8% khiến chi phí đầu ra tăng lên nhưng tính ra lãi suất vay USD vẫn hấp dẫn hơn nhiều so với tiền đồng (trung bình khoảng 6% - 8%/năm). “Ngày càng có nhiều DN chuyển sang vay USD, kể cả DN không có nhu cầu về ngoại tệ thật sự nhưng vì “ngán” lãi suất tiền đồng quá cao cũng tìm cách để vay USD” – đại diện một NH thương mại cho biết. Về phía NH, phó tổng giám đốc một NH thương mại cổ phần ở TPHCM cho rằng trong lúc thanh khoản tiền đồng gặp khó thì việc cho vay bằng USD sẽ “dễ thở” hơn nhiều với các NH. Cho vay ngoại tệ, ngoài việc thu lợi từ lãi suất, NH còn thu được phí từ các dịch vụ của mình, như các dịch vụ xuất nhập khẩu chẳng hạn.
Nguy cơ rủi ro không nhỏ
Một số chuyên gia tài chính tính toán: Lãi suất tiền gửi USD của cá nhân hiện chỉ còn 2%/năm, tổ chức còn 0,5%/năm, trong khi NH có thể cho vay USD với lãi suất trung bình 6% - 8%/năm, mức chênh lệch khá cao. Trong khi đó, huy động tiền đồng khó khăn hơn và lãi suất thực tế lên tới 18% - 19% (dù trần lãi suất vẫn 14%), còn lãi suất cho vay phổ biến khoảng 21% thì mức thu lời tính ra không bằng cho vay USD. Nguồn cung ngoại tệ dồi dào cũng khiến các NH thoải mái hơn trong việc cho vay...
Cũng theo các chuyên gia này, trong điều kiện chênh lệch lãi suất cho vay giữa VNĐ và USD cao như hiện nay, chuyện DN vay USD rồi bán lại cho NH lấy tiền đồng là điều dễ hiểu. Một chuyên gia phân tích sẽ có 3 dạng DN vay USD: Thứ nhất là DN xuất nhập khẩu có nhu cầu vay ngoại tệ thật sự và có nguồn thu để trả nợ; thứ hai là DN không hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhưng cũng vay USD vì lãi suất thấp và thứ ba là DN được “gợi ý” vay ngoại tệ khi cần vay vốn NH trong lúc tiền đồng đang khan hiếm.
Nếu tín dụng ngoại tệ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới mà không có biện pháp quản lý hiệu quả thì sẽ mất cân đối cung cầu ngoại tệ, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Khi đến hạn trả nợ NH, nhiều DN không có nguồn thu USD sẽ phải mua ngoài thị trường để trả nợ có thể đẩy giá USD tăng lên. Cùng lúc đó, nhu cầu ngoại tệ của các DN thường tăng cao vào cuối năm nhưng nguồn cung USD không tiếp tục chảy vào NH sẽ càng tạo áp lực lên tỉ giá. Lúc này, tình trạng 2 tỉ giá đang được kéo sát vào nhau và dường như đã bị xóa bỏ sẽ quay trở lại. Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cảnh báo: “Đó là chưa kể nếu chúng ta không tiếp tục theo đuổi chính sách thắt chặt tiền tệ như hiện nay mà vội nới lỏng thì các vấn đề phức tạp của thị trường vàng, ngoại tệ tự do sẽ có nguy cơ trở lại”.
Lãi suất có xu hướng giảm Ngân hàng (NH) Nhà nước cho biết tính từ đầu năm đến nay, tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế của hệ thống NH mới đạt 7,05% trong khi chỉ tiêu cả năm là 20%. Đáng chú ý là tăng trưởng tín dụng bằng VNĐ thấp, chỉ tăng 2,72%, trong khi tín dụng bằng ngoại tệ tăng 22,21%. Dư nợ tín dụng lĩnh vực sản xuất tăng 10,97%, chiếm 83% tổng dư nợ. Cho vay lĩnh vực phi sản xuất giảm 9,46%, chiếm tỉ trọng 16,92% tổng dư nợ tín dụng. Theo NH Nhà nước, lãi suất đang có xu hướng giảm kể từ tháng 5 đến nay. Cụ thể, trên thị trường liên NH, lãi suất cho vay qua đêm hiện ở mức 13%/năm, một tuần ở mức 15%/năm, từ 2 tuần đến 1 tháng ở mức 18%/năm. Tại các NH thương mại, lãi suất cho vay VNĐ bình quân khoảng 18,74%/năm, lãi suất cho vay bình quân bằng USD ở mức 6,4%/năm. |
Thái Phương
NLĐ
0 nhận xét