Với tổng diện tích hơn 400 ha, được quy hoạch thành 4 khu: khu Cổ đại, khu Trung đại, khu Cận hiện đại và khu Sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí. đến thời điểm này, Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc đã xây dựng hoàn tất công trình trung tâm của khu Cổ đại là Đền tưởng niệm các vua Hùng, hoành tráng, trang nghiêm, với biểu tượng “Chim Lạc vươn cánh bay về phương Bắc”.
Kiến trúc độc đáo trong Công viên Lịch sử - Văn hóa các dân tộc tại TPHCM. Ảnh: A.D. |
Bên cạnh đó, công viên đã trồng mới hơn 30ha rừng (trong đó có 12ha rừng gỗ quý như: cẩm lai, sao, lim…), cải tạo và trồng thêm gần 100ha cây xanh. Làm xong đường nội bộ Nam, Bắc trong công viên. Đây là dự án giai đoạn 1 đã hoàn thành và thực hiện tốt tiêu chí: nơi thiêng liêng để nhân dân đến tưởng niệm, vọng bái tổ tiên, hướng về cội nguồn, tổ chức các lễ hội, sinh hoạt văn hóa, đặc biệt là nơi tôn nghiêm tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm tại TPHCM.
Để phát huy hơn nữa ý nghĩa cao đẹp mà ông cha ta đã gửi gắm lại về lòng yêu nước, đồng thời kết hợp với chức năng là điểm tham quan du lịch và tạo điều kiện giao lưu văn hóa trong và ngoài nước…, công tác triển khai các dự án giai đoạn 2 trong khu Cổ đại đang được khẩn trương thực hiện.
Vào đầu tháng 6-2011, UBND TPHCM đã phê duyệt kế hoạch tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc công trình Cổng – Quảng trường công viên (diện tích xây dựng 19.500m2) và công trình Khu tái hiện truyền thuyết Thánh Gióng (diện tích xây dựng 12.000m2) với ý nghĩa tạo một quảng trường và biểu tượng tại cổng chính cho khu công viên, góp phần tạo cảnh quan cho toàn bộ trục mặt tiền xa lộ Hà Nội…
Vào đầu tháng 6-2011, UBND TPHCM đã phê duyệt kế hoạch tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc công trình Cổng – Quảng trường công viên (diện tích xây dựng 19.500m2) và công trình Khu tái hiện truyền thuyết Thánh Gióng (diện tích xây dựng 12.000m2) với ý nghĩa tạo một quảng trường và biểu tượng tại cổng chính cho khu công viên, góp phần tạo cảnh quan cho toàn bộ trục mặt tiền xa lộ Hà Nội…
Đây là cuộc thi có ý nghĩa cao về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, được tổ chức với quy mô mở rộng thi tuyển trên cả nước. Thời gian nghiên cứu và thể hiện phương án thiết kế kiến trúc công trình Cổng – Quảng trường là 75 ngày (từ 27-6 đến 10-9), thời gian nghiên cứu và thể hiện phương án thiết kế Khu tái hiện truyền thuyết Thánh Gióng là 90 ngày (từ 27-6 đến 27-9). Các cá nhân, đơn vị muốn tham gia dự thi có thể liên hệ, đăng ký tại Văn phòng Ban quản lý Khu Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc TPHCM số 286 Điện Biên Phủ quận 3, hoặc Văn phòng Hội Kiến trúc sư TPHCM số 88 Mạc Đĩnh Chi quận 1.
THÚY BÌNH
SGGP
0 nhận xét