"Nghỉ rồi, thất nghiệp", câu đầu tiên mà anh bạn nguyên làm trưởng bộ phận môi giới tại một công ty chứng khoán ở Hà Nội mời cà phê cuối tuần lại như vậy. Ngày còn đương chức, có mời được anh đi cà phê cũng không dễ vì lúc nào cũng thấy bận, giỏi lắm thì chỉ tán chuyện qua "chat room".
Hóa ra nhân sự công ty anh đang có thay đổi khá lớn. Một phó tổng nghỉ việc, chuyển công tác. Môi giới nghỉ nhiều và bản thân anh cũng đang tìm "khoảng lặng". "Nhân sự chứng khoán giờ cũng nháo nhào lắm. Mấy ông bạn mình lâu lâu gọi điện đã thấy đổi việc rồi".
Có nhiều nguyên nhân khiến dân chứng khoán "nhảy" việc nhiều, nhưng một trong những lý do quan trọng là thắt chặt chi tiêu. Thời buổi công ty cũng lao đao thì nhân viên cũng phải "gánh".
Hóa ra nhân sự công ty anh đang có thay đổi khá lớn. Một phó tổng nghỉ việc, chuyển công tác. Môi giới nghỉ nhiều và bản thân anh cũng đang tìm "khoảng lặng". "Nhân sự chứng khoán giờ cũng nháo nhào lắm. Mấy ông bạn mình lâu lâu gọi điện đã thấy đổi việc rồi".
Có nhiều nguyên nhân khiến dân chứng khoán "nhảy" việc nhiều, nhưng một trong những lý do quan trọng là thắt chặt chi tiêu. Thời buổi công ty cũng lao đao thì nhân viên cũng phải "gánh".
Giám đốc chi nhánh tại Hà Nội của công ty chứng khoán P. có trụ sở chính trong Tp.HCM cho biết, chủ trương từ tháng tới của công ty cũng sẽ là cắt giảm chi phí, trong đó cắt giảm thu nhập của cấp quản lý ít nhất 15%.
Những công ty chứng khoán lớn sẽ có lợi thế trong bối cảnh thị trường khó khăn. |
"Thu nhập của nhân viên thì không giảm, nhưng các loại chi phí cũng bị thắt hơn, nhất là các chi nhánh. Tuy không cắt giảm nhân sự nhưng cũng có người chán bỏ việc tìm chỗ khác", đại diện này cho biết.
Chỉ riêng từ đầu tháng 6 tới nay, thống kê theo hai sở giao dịch, có tới 16 công ty chứng khoán thông báo thay đổi các chức vụ quản lý cao cấp và đóng cửa chi nhánh, phòng giao dịch. Đặc biệt xu hướng thu hẹp hoạt động diễn ra phổ biến từ đầu quý 2 đến nay.
"Tái cơ cấu để hoạt động hiệu quả hơn là điều bình thường, nhất là trong thời buổi khó khăn. Trước đây, để cạnh tranh, nhiều công ty chứng khoán mở rộng quá mức, thêm nhiều phòng giao dịch thì giờ phải thu hẹp lại. Thực ra nhiều phòng giao dịch hoạt động không hiệu quả, khách hàng ít trong khi chi phí lại tăng", giám đốc một công ty chứng khoán vừa thông báo đóng cửa phòng giao dịch thứ hai trong vòng 4 tháng qua cho biết.
So với số lượng công ty chứng khoán thu hẹp hoạt động, lượng công ty mở thêm chi nhánh, phòng giao dịch khá thưa thớt. Cũng có quan điểm công ty chứng khoán có thể chớp thời cơ thị trường khó khăn để gia tăng sự hiện diện cũng như giành thị phần môi giới tốt hơn. HSC cuối tháng 5 vừa qua thành lập thêm chi nhánh mới tại Tp.HCM. SSI mới khai trương phòng giao dịch tại Hà Nội. Bà Trần Thị Thúy, giám đốc chi nhánh SSI Hà Nội cho rằng việc mở thêm phòng giao dịch mới thể hiện chiến lược kinh doanh dài hạn về phát triển mạng lưới phục vụ khách hàng cá nhân của SSI.
Tuy nhiên, cũng có lý do khiến công ty chứng khoán không cần nhiều điểm giao dịch. Chiến lược mở rộng đội ngũ hỗ trợ khác hàng có thể giúp đảm bảo thu hút lượng tài khoản mới tốt, trong khi hạn chế được chi phí.
Sự nâng cấp mạnh về công nghệ ở nhiều công ty chứng khoán, trong đó tập trung vào giao dịch trực tuyến khiến sự phân tán khách hàng ngày càng lớn. Thậm chí có nhà đầu tư nhiều tháng liền không có mặt ở sàn giao dịch nhưng vẫn thực hiện giao dịch hàng ngày. "Đến công ty chủ yếu là làm thủ tục về tiền hoặc dịch vụ liên quan, chứ đặt lệnh qua mạng còn nhanh và tiện hơn, nhất là khi có nhiều tài khoản", một nhà đầu tư tại SSI cho biết.
Từ lâu, việc có tới cả trăm công ty chứng khoán cạnh tranh nhau trong một thị trường chỉ có hơn 1,1 triệu tài khoản được xem là quá nhiều. Điều này có thể dẫn đến một sự sáp nhập hoặc phá sản đối với những đơn vị không đủ năng lực. Diễn biến xấu của thị trường hai năm gần đây có thể thúc đẩy tiến trình này nhanh hơn.
Theo một nghiên cứu của Vietstock, doanh thu hoạt động môi giới của tất cả các công ty chứng khoán năm 2010 chỉ đạt 2.398 tỷ đồng, một mức rất nhỏ so với con số tổng vốn chủ sở hữu 34.538 tỷ đồng.
Trong số 94 công ty được thống kê thì có tới 40 công ty doanh thu từ môi giới chưa đến 10 tỷ đồng. Cơ cấu doanh thu lớn nhất của các công ty chứng khoán vẫn là hoạt động tự doanh.
Tuy nhiên trong điều kiện thị trường khó khăn cũng như năng lực yếu kém của nhiều công ty chứng khoán, rất nhiều công ty đã chịu mức lỗ lũy kế lớn, thậm chí 2-3 năm liên tục chưa có lãi. Việc tái cấu trúc, thu hẹp hoạt động có thể vẫn chỉ là những nỗ lực để cầm cự, trước khi hoạt động sáp nhập, phá sản diễn ra mạnh hơn.
Chỉ riêng từ đầu tháng 6 tới nay, thống kê theo hai sở giao dịch, có tới 16 công ty chứng khoán thông báo thay đổi các chức vụ quản lý cao cấp và đóng cửa chi nhánh, phòng giao dịch. Đặc biệt xu hướng thu hẹp hoạt động diễn ra phổ biến từ đầu quý 2 đến nay.
"Tái cơ cấu để hoạt động hiệu quả hơn là điều bình thường, nhất là trong thời buổi khó khăn. Trước đây, để cạnh tranh, nhiều công ty chứng khoán mở rộng quá mức, thêm nhiều phòng giao dịch thì giờ phải thu hẹp lại. Thực ra nhiều phòng giao dịch hoạt động không hiệu quả, khách hàng ít trong khi chi phí lại tăng", giám đốc một công ty chứng khoán vừa thông báo đóng cửa phòng giao dịch thứ hai trong vòng 4 tháng qua cho biết.
So với số lượng công ty chứng khoán thu hẹp hoạt động, lượng công ty mở thêm chi nhánh, phòng giao dịch khá thưa thớt. Cũng có quan điểm công ty chứng khoán có thể chớp thời cơ thị trường khó khăn để gia tăng sự hiện diện cũng như giành thị phần môi giới tốt hơn. HSC cuối tháng 5 vừa qua thành lập thêm chi nhánh mới tại Tp.HCM. SSI mới khai trương phòng giao dịch tại Hà Nội. Bà Trần Thị Thúy, giám đốc chi nhánh SSI Hà Nội cho rằng việc mở thêm phòng giao dịch mới thể hiện chiến lược kinh doanh dài hạn về phát triển mạng lưới phục vụ khách hàng cá nhân của SSI.
Tuy nhiên, cũng có lý do khiến công ty chứng khoán không cần nhiều điểm giao dịch. Chiến lược mở rộng đội ngũ hỗ trợ khác hàng có thể giúp đảm bảo thu hút lượng tài khoản mới tốt, trong khi hạn chế được chi phí.
Sự nâng cấp mạnh về công nghệ ở nhiều công ty chứng khoán, trong đó tập trung vào giao dịch trực tuyến khiến sự phân tán khách hàng ngày càng lớn. Thậm chí có nhà đầu tư nhiều tháng liền không có mặt ở sàn giao dịch nhưng vẫn thực hiện giao dịch hàng ngày. "Đến công ty chủ yếu là làm thủ tục về tiền hoặc dịch vụ liên quan, chứ đặt lệnh qua mạng còn nhanh và tiện hơn, nhất là khi có nhiều tài khoản", một nhà đầu tư tại SSI cho biết.
Từ lâu, việc có tới cả trăm công ty chứng khoán cạnh tranh nhau trong một thị trường chỉ có hơn 1,1 triệu tài khoản được xem là quá nhiều. Điều này có thể dẫn đến một sự sáp nhập hoặc phá sản đối với những đơn vị không đủ năng lực. Diễn biến xấu của thị trường hai năm gần đây có thể thúc đẩy tiến trình này nhanh hơn.
Theo một nghiên cứu của Vietstock, doanh thu hoạt động môi giới của tất cả các công ty chứng khoán năm 2010 chỉ đạt 2.398 tỷ đồng, một mức rất nhỏ so với con số tổng vốn chủ sở hữu 34.538 tỷ đồng.
Trong số 94 công ty được thống kê thì có tới 40 công ty doanh thu từ môi giới chưa đến 10 tỷ đồng. Cơ cấu doanh thu lớn nhất của các công ty chứng khoán vẫn là hoạt động tự doanh.
Tuy nhiên trong điều kiện thị trường khó khăn cũng như năng lực yếu kém của nhiều công ty chứng khoán, rất nhiều công ty đã chịu mức lỗ lũy kế lớn, thậm chí 2-3 năm liên tục chưa có lãi. Việc tái cấu trúc, thu hẹp hoạt động có thể vẫn chỉ là những nỗ lực để cầm cự, trước khi hoạt động sáp nhập, phá sản diễn ra mạnh hơn.
Theo VnEconomy
0 nhận xét