Thái độ dùng dằng của doanh nghiệp, đòi hỏi có phần quá đáng của một bộ phận nhỏ công nhân là nguyên nhân chính khiến một số vụ ngừng việc kéo dài
“Trong khả năng của mình, ban giám đốc đã cố gắng đáp ứng nguyện vọng của tập thể công nhân (CN) nhưng một bộ phận nhỏ CN quá khích đã phớt lờ thiện chí này, khiến tranh chấp dai dẳng”. một cán bộ CĐ các KCX-KCN TPHCM đã than phiền như vậy khi tham gia giải quyết ngừng việc tại công ty T.L (KCN Bình Chiểu, quận Thủ Đức - TPHCM).
Đẩy tranh chấp vào ngõ cụt
Hành xử tùy tiện
Có những vụ tranh chấp, thay vì thông qua CĐ để kiến nghị doanh nghiệp (DN) giải quyết, CN lại chọn giải pháp ngừng việc để gây sức ép lên DN. Vụ ngừng việc tại công ty Q. (100% vốn nước ngoài, KCX Linh Trung I - TPHCM) xảy ra trong 2 ngày 1 và 2-6 là minh chứng. Bức xúc vì bị sa thải trái luật, 9 nam CN đã kích động toàn bộ CN ngừng việc để phản ứng. Điều đáng nói là trước khi xảy ra ngừng việc, CĐ cơ sở không nhận được kiến nghị nào từ số CN trên để có cơ sở làm việc với ban giám đốc. Lo ngại ngừng việc kéo dài ảnh hưởng đến uy tín DN, sau khi bàn bạc với CĐ cơ sở, ban giám đốc công ty nhìn nhận sai sót và thu hồi các quyết định sa thải số CN nói trên. Thế nhưng, dù vụ việc được giải quyết ổn thỏa, song hàng trăm CN vẫn chưa chịu trở lại làm việc. Lần này, CN đề nghị ban giám đốc cải thiện thu nhập để ổn định cuộc sống. Ở thế chẳng đặng đừng và để sản xuất không bị gián đoạn, công ty đành phải nhượng bộ, đồng ý hỗ trợ thêm 259.000 đồng vào lương cơ bản.
Còn tại công ty T.V.X (huyện Củ Chi-TPHCM), khi bị công ty từ chối ký hợp đồng sau thời gian thử việc do không đáp ứng yêu cầu, một nhóm CN đã lôi kéo các đồng nghiệp khác phản ứng. Sau khi được các cơ quan chức năng giải thích, số CN trên mới nhận lỗi. Tương tự, tại một DN có vốn trong nước ở KCN Cát Lái, khi phát hiện DN trả lương tối thiểu không đúng quy định, thay vì kiến nghị CĐ đề xuất ban giám đốc khắc phục, gần 80 CN vẫn chọn giải pháp ngừng việc.
Đẩy tranh chấp vào ngõ cụt
Tranh chấp xảy ra từ ngày 20-5, khi gần 1.000 CN ngừng việc kiến nghị công ty T.L xem xét lại chính sách tiền lương để có thể ổn định cuộc sống. Nếu như trong 5 ngày đầu, có thể thông cảm được bức xúc của tập thể CN khi ban giám đốc cứ dùng dằng trong việc giải quyết kiến nghị thì từ ngày thứ 6 trở đi, những đòi hỏi có phần hơi quá của CN lại là nguyên nhân khiến việc hòa giải đi vào ngõ cụt. Thực tế, sau nhiều lần làm việc với Ban Quản lý và CĐ các KCX-KCN TP, ban giám đốc công ty đã nhượng bộ bằng cách đồng ý hỗ trợ tiền trượt giá (250.000 đồng/người/tháng); không cắt tiền chuyên cần của CN.
Một vụ ngừng việc tự phát tại KCN Bình Chiểu, quận Thủ Đức - TPHCM
Trong khi số đông CN hài lòng với thông báo giải quyết kiến nghị của công ty và đồng ý trở lại làm việc thì một bộ phận nhỏ CN quá khích lại hăm dọa đồng nghiệp. Yêu sách mới của nhóm nhỏ CN này là công ty phải giải quyết đủ tiền lương 5 ngày ngừng việc. Trước diễn biến phức tạp này, ban giám đốc buộc lòng phải đóng cửa công ty. Đến đầu tháng 6-2011, để xoa dịu tình hình, công ty phải nhượng bộ lần 2, khi đồng ý hỗ trợ thêm 250.000 đồng/người cho những ngày không làm việc. Lúc này, số CN trên mới trở lại làm việc. Hành xử tùy tiện
Có những vụ tranh chấp, thay vì thông qua CĐ để kiến nghị doanh nghiệp (DN) giải quyết, CN lại chọn giải pháp ngừng việc để gây sức ép lên DN. Vụ ngừng việc tại công ty Q. (100% vốn nước ngoài, KCX Linh Trung I - TPHCM) xảy ra trong 2 ngày 1 và 2-6 là minh chứng. Bức xúc vì bị sa thải trái luật, 9 nam CN đã kích động toàn bộ CN ngừng việc để phản ứng. Điều đáng nói là trước khi xảy ra ngừng việc, CĐ cơ sở không nhận được kiến nghị nào từ số CN trên để có cơ sở làm việc với ban giám đốc. Lo ngại ngừng việc kéo dài ảnh hưởng đến uy tín DN, sau khi bàn bạc với CĐ cơ sở, ban giám đốc công ty nhìn nhận sai sót và thu hồi các quyết định sa thải số CN nói trên. Thế nhưng, dù vụ việc được giải quyết ổn thỏa, song hàng trăm CN vẫn chưa chịu trở lại làm việc. Lần này, CN đề nghị ban giám đốc cải thiện thu nhập để ổn định cuộc sống. Ở thế chẳng đặng đừng và để sản xuất không bị gián đoạn, công ty đành phải nhượng bộ, đồng ý hỗ trợ thêm 259.000 đồng vào lương cơ bản.
Còn tại công ty T.V.X (huyện Củ Chi-TPHCM), khi bị công ty từ chối ký hợp đồng sau thời gian thử việc do không đáp ứng yêu cầu, một nhóm CN đã lôi kéo các đồng nghiệp khác phản ứng. Sau khi được các cơ quan chức năng giải thích, số CN trên mới nhận lỗi. Tương tự, tại một DN có vốn trong nước ở KCN Cát Lái, khi phát hiện DN trả lương tối thiểu không đúng quy định, thay vì kiến nghị CĐ đề xuất ban giám đốc khắc phục, gần 80 CN vẫn chọn giải pháp ngừng việc.
Ông Trương Lâm Danh, Phó Chủ tịch LĐLĐ TPHCM: Thượng tôn pháp luật Quan hệ lao động tại DN có bền vững hay không phụ thuộc vào thiện chí và cách hành xử của hai phía. Nếu bức xúc về lợi ích hoặc bị xâm phạm về quyền lợi, CN có thể thông qua CĐ để kiến nghị DN giải quyết. Nếu vụ việc vượt quá khả năng của CĐ, CN có thể liên hệ CĐ cấp trên nhờ hỗ trợ, can thiệp. Hành xử ôn hòa trên tinh thần thượng tôn pháp luật sẽ giúp hài hòa lợi ích hai phía. Về phía DN, cần lắng nghe, tăng cường đối thoại với CĐ và tập thể CN để hạn chế ngừng việc tự phát. |
Bài và ảnh: KHÁNH AN
Theo NLĐ
0 nhận xét