Bức tranh khó phân định
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Đỗ Thức đánh giá, nhìn chung số liệu sáu tháng đầu năm 2011 của Việt Nam là khá tốt, trong đó có những tín hiệu khả quan.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 6 chỉ tăng 1% so với mức tăng khoảng 12% của 5 tháng trước. Xuất khẩu trở thành điểm sáng khi tăng tới 30%, gấp 3 lần kế hoạch, đưa tỷ trọng nhập siêu chỉ còn khoảng 16%/ tổng kim ngạch xuất khẩu.
Tỷ giá và thị trường ngoại hối được bình ổn, dự trữ ngoại tệ tăng và không còn khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá tự do (dao động trong khoảng 20.500- 20.700 VND/USD). Thu ngân sách được duy trì, cắt giảm đầu tư công khoảng 9% GDP.
Đà tăng trưởng ở các ngành vẫn được duy trì như GDP cả nước ước 5,67%, nông nghiệp 1,9%, công nghiệp và xây dựng 6,6%, dịch vụ 6,3%.
Trong khi các DN kêu khó vì chính sách thắt chặt tiền tệ, thì theo số liệu khảo sát hơn 4.300 DN của tổng cục thống kê, số doanh nghiệp vẫn tăng 21,2%. Doanh thu năm 2011 của doanh nghiệp so với năm 2010 dự tính vẫn tăng 28%
Trong đó, sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2011 tăng 9,7%, trong đó công nghiệp chế biến tăng gần 13%.
Tỷ lệ thất nghiệp cũng không cao như lo lắng của nhiều người, chỉ ở mức 2,58%, cùng với tỷ lệ thiếu việc làm ước tính 3,9%. Sáu tháng đầu năm, đã tạo việc lạm cho trên 750.000 người, xuất khẩu lao động khoảng 43.000 người.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Đỗ Thức cho rằng, đó là những chỉ dấu tốt cho nền kinh tế. Thế nhưng, các chuyên gia của tổng cục Thống kê thừa nhận thực tế về sự năng động tự thân của doanh nghiệp và người dân. DN khó khăn nhanh chóng nhảy sang lĩnh vực khác chứ không chịu ngồi yên hoặc là vẫn cố cầm cự, để duy trì quan hệ với đối tác, dù lợi nhuận giảm, với hi vọng vài năm tới sẽ tiếp tục phát triển. Người dân cũng xoay mọi cách để có công việc thích hợp, kiếm ra thu nhập, không để cuộc sống bị đảo lộn do khó khăn.
Vả lại, ngay tại những lĩnh vực được xem là chỉ dấu tích cực của nền kinh tế thì cũng có những vấn đề đòi hỏi các nhà sản xuất và quản lý phải lưu tâm.
Ông Thức lưu ý, sự phát triển của công nghiệp chế biến là đáng mừng, nhưng sản xuất tăng thì tồn kho cũng tăng cao hơn.
Chỉ số tồn kho tại thời điểm 1/6/2011 của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo so với cùng kì năm 2010 tăng 15,9%, trong đó chỉ số tồn kho của sản xuất bia tăng tới gần 95%, xe máy khoảng 30%...
Những vấn đề tồn tại từ lâu trong nền kinh tế vẫn còn nguyên, chưa được giải quyết: lạm phát, nhập siêu, nợ công, hiệu quả sử dụng đồng vốn...
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 6 tháng đầu năm tăng cao, thế nhưng, vẫn thấp hơn kim ngạch nhập khẩu. Dù nhập siêu tháng 6 giảm so với các tháng trước nhưng nhập siêu 6 tháng ước tính ở mức 6,65 tỷ USD, bằng 15,6% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nếu không kể vàng thì ở mức 7,5 tỷ USD, tương đương 18,1% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Trong đó, nhập siêu từ Trung Quốc chiếm tới hơn 80%.
Hơn nữa, trong cơ cấu hàng nhập khẩu, tỉ trọng nhóm hàng tiêu dùng có xu hướng tăng (từ 7,2% năm 2010 lên 8,2%), khác với các năm trước.
Ba năm vừa qua, tốc độ tăng nợ công ở Việt Nam bằng 7-8 năm trước đó, chi phí vay nợ công ngày càng lớn, lãi suất ngày càng nặng. Chỉ 6 tháng đầu năm nay Việt Nam đã phải dành tới 43.500 tỉ đồng (tương đương trên 2 tỉ USD) để trả nợ và viện trợ.
Quá sớm để nới lỏng
Đặc biệt, điều khiến nhiều người lo lắng là, chỉ số giá tiêu dùng CPI vẫn tăng cao, trong khi thông tin về tốc độ tăng đã chậm lại trong 2 tháng qua, tạo tâm lí lạc quan quá mức.
TS Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, từng cảnh báo việc tính chỉ số lạm phát theo tháng có thể đẩy chúng ta tới ngộ nhận vì trên thực tế có thể lạm phát theo tháng đang xuống nhưng theo năm lại lên.
Nhìn sang Trung Quốc, khi họ công bố chỉ số giá tiêu dùng tăng 4% nghĩa là so với cùng kì năm trước. Trong khi đó, Việt Nam đưa ra con số tăng 1,09%, tưởng thấp, nhưng lại so với tháng trước đó. Thực tế, so với cùng kì năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam đang ở mức 20,82%, và so với tháng 12/2010 đã ở mức 13,29%, gần với chỉ tiêu lạm phát cả năm của Chính phủ năm là 15%.
Ngay Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cũng phải nhắc, CPI từ mức tăng 3,32% một tháng xuống còn tăng 1,09% đã tưởng là thấp, nhưng một tháng tăng hơn 1% là rất cao. Trong 10 tháng qua, chưa tháng nào Việt Nam có mức tăng CPI dưới 1% một tháng.
Hơn nữa, như Vụ trưởng Vụ Hệ thống Tài khoản Quốc gia (Tổng cục Thống kê), ông Hà Quang Tiến, đã nêu, chỉ số giá tiêu dùng CPI 6 tháng qua vẫn tăng cao, trong khi tổng phương tiện thanh toán (M2) đến ngày 10/6, theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, tăng 2,33%, tín dụng tăng 7,05%.
Theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê, từ năm 2006 đến nay, M2 luôn tăng từ 20% đến 43%. Năm nay, mục tiêu của Việt Nam là giữ mức tăng M2 ở mức 15-16%, và tăng trưởng tín dụng dưới 20%. Nói cách khác, dư địa cho lạm phát vẫn còn cao.
Với cách thức tăng trưởng tiếp tục nhờ vào đầu tư nhưng hiệu quả chậm được cải thiện, bản thân nền kinh tế cũng còn tiềm ẩn các yếu tố gây lạm phát.
Ông Đỗ Thức cho rằng, vì giá cả tăng chủ yếu do chi phí đẩy, tức là từ sản xuất, nên muốn giảm nhanh cũng khó, nhất là trong bối cảnh các yếu tố gây bất ổn của nền kinh tế vẫn còn đó. "Lạm phát là thực tế, không thể giấu được, có giấu hôm nay thì hôm sau nó lại lộ ra", ông Thức nói.
TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, phân tích, đây mới là tháng thứ hai tốc độ lạm phát chậm lại liên tiếp, trong khi nhìn vào vấn đề này thì không thể tính bằng tháng hay quý được. Nếu nhìn lại từ năm 2007 đến nay, rõ ràng lạm phát đã không được kiểm soát một cách dài hạn nên sức khỏe của nền kinh tế đã yếu đi.
Sẽ là quá sớm để lạc quan về kinh tế Việt Nam, để điều chỉnh mục tiêu kinh tế. Việt Nam đã có bài học xương máu ở 2 năm 2008-2009, Chính phủ thay đổi mục tiêu liên tục từ chống lạm phát rồi chống suy giảm, chính sách tiền tệ đi theo lúc nới lỏng, lúc thắt chặt nên hiệu quả không cao.
Chúng ta cũng không nên quên bài học năm 2010, khi lạm phát bắt đầu giảm, Nhà nước vừa có tín hiệu nới lỏng chính sách tiền tệ thì ngay lập tức lạm phát trở lại.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Đỗ Thức đánh giá, nhìn chung số liệu sáu tháng đầu năm 2011 của Việt Nam là khá tốt, trong đó có những tín hiệu khả quan.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 6 chỉ tăng 1% so với mức tăng khoảng 12% của 5 tháng trước. Xuất khẩu trở thành điểm sáng khi tăng tới 30%, gấp 3 lần kế hoạch, đưa tỷ trọng nhập siêu chỉ còn khoảng 16%/ tổng kim ngạch xuất khẩu.
Tỷ giá và thị trường ngoại hối được bình ổn, dự trữ ngoại tệ tăng và không còn khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá tự do (dao động trong khoảng 20.500- 20.700 VND/USD). Thu ngân sách được duy trì, cắt giảm đầu tư công khoảng 9% GDP.
Đà tăng trưởng ở các ngành vẫn được duy trì như GDP cả nước ước 5,67%, nông nghiệp 1,9%, công nghiệp và xây dựng 6,6%, dịch vụ 6,3%.
Trong khi các DN kêu khó vì chính sách thắt chặt tiền tệ, thì theo số liệu khảo sát hơn 4.300 DN của tổng cục thống kê, số doanh nghiệp vẫn tăng 21,2%. Doanh thu năm 2011 của doanh nghiệp so với năm 2010 dự tính vẫn tăng 28%
Trong đó, sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2011 tăng 9,7%, trong đó công nghiệp chế biến tăng gần 13%.
Tỷ lệ thất nghiệp cũng không cao như lo lắng của nhiều người, chỉ ở mức 2,58%, cùng với tỷ lệ thiếu việc làm ước tính 3,9%. Sáu tháng đầu năm, đã tạo việc lạm cho trên 750.000 người, xuất khẩu lao động khoảng 43.000 người.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Đỗ Thức cho rằng, đó là những chỉ dấu tốt cho nền kinh tế. Thế nhưng, các chuyên gia của tổng cục Thống kê thừa nhận thực tế về sự năng động tự thân của doanh nghiệp và người dân. DN khó khăn nhanh chóng nhảy sang lĩnh vực khác chứ không chịu ngồi yên hoặc là vẫn cố cầm cự, để duy trì quan hệ với đối tác, dù lợi nhuận giảm, với hi vọng vài năm tới sẽ tiếp tục phát triển. Người dân cũng xoay mọi cách để có công việc thích hợp, kiếm ra thu nhập, không để cuộc sống bị đảo lộn do khó khăn.
Vả lại, ngay tại những lĩnh vực được xem là chỉ dấu tích cực của nền kinh tế thì cũng có những vấn đề đòi hỏi các nhà sản xuất và quản lý phải lưu tâm.
Ông Thức lưu ý, sự phát triển của công nghiệp chế biến là đáng mừng, nhưng sản xuất tăng thì tồn kho cũng tăng cao hơn.
Chỉ số tồn kho tại thời điểm 1/6/2011 của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo so với cùng kì năm 2010 tăng 15,9%, trong đó chỉ số tồn kho của sản xuất bia tăng tới gần 95%, xe máy khoảng 30%...
Những vấn đề tồn tại từ lâu trong nền kinh tế vẫn còn nguyên, chưa được giải quyết: lạm phát, nhập siêu, nợ công, hiệu quả sử dụng đồng vốn...
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 6 tháng đầu năm tăng cao, thế nhưng, vẫn thấp hơn kim ngạch nhập khẩu. Dù nhập siêu tháng 6 giảm so với các tháng trước nhưng nhập siêu 6 tháng ước tính ở mức 6,65 tỷ USD, bằng 15,6% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nếu không kể vàng thì ở mức 7,5 tỷ USD, tương đương 18,1% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Trong đó, nhập siêu từ Trung Quốc chiếm tới hơn 80%.
Hơn nữa, trong cơ cấu hàng nhập khẩu, tỉ trọng nhóm hàng tiêu dùng có xu hướng tăng (từ 7,2% năm 2010 lên 8,2%), khác với các năm trước.
Ba năm vừa qua, tốc độ tăng nợ công ở Việt Nam bằng 7-8 năm trước đó, chi phí vay nợ công ngày càng lớn, lãi suất ngày càng nặng. Chỉ 6 tháng đầu năm nay Việt Nam đã phải dành tới 43.500 tỉ đồng (tương đương trên 2 tỉ USD) để trả nợ và viện trợ.
Quá sớm để nới lỏng
Đặc biệt, điều khiến nhiều người lo lắng là, chỉ số giá tiêu dùng CPI vẫn tăng cao, trong khi thông tin về tốc độ tăng đã chậm lại trong 2 tháng qua, tạo tâm lí lạc quan quá mức.
TS Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, từng cảnh báo việc tính chỉ số lạm phát theo tháng có thể đẩy chúng ta tới ngộ nhận vì trên thực tế có thể lạm phát theo tháng đang xuống nhưng theo năm lại lên.
Nhìn sang Trung Quốc, khi họ công bố chỉ số giá tiêu dùng tăng 4% nghĩa là so với cùng kì năm trước. Trong khi đó, Việt Nam đưa ra con số tăng 1,09%, tưởng thấp, nhưng lại so với tháng trước đó. Thực tế, so với cùng kì năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam đang ở mức 20,82%, và so với tháng 12/2010 đã ở mức 13,29%, gần với chỉ tiêu lạm phát cả năm của Chính phủ năm là 15%.
Ngay Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cũng phải nhắc, CPI từ mức tăng 3,32% một tháng xuống còn tăng 1,09% đã tưởng là thấp, nhưng một tháng tăng hơn 1% là rất cao. Trong 10 tháng qua, chưa tháng nào Việt Nam có mức tăng CPI dưới 1% một tháng.
Hơn nữa, như Vụ trưởng Vụ Hệ thống Tài khoản Quốc gia (Tổng cục Thống kê), ông Hà Quang Tiến, đã nêu, chỉ số giá tiêu dùng CPI 6 tháng qua vẫn tăng cao, trong khi tổng phương tiện thanh toán (M2) đến ngày 10/6, theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, tăng 2,33%, tín dụng tăng 7,05%.
Theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê, từ năm 2006 đến nay, M2 luôn tăng từ 20% đến 43%. Năm nay, mục tiêu của Việt Nam là giữ mức tăng M2 ở mức 15-16%, và tăng trưởng tín dụng dưới 20%. Nói cách khác, dư địa cho lạm phát vẫn còn cao.
Với cách thức tăng trưởng tiếp tục nhờ vào đầu tư nhưng hiệu quả chậm được cải thiện, bản thân nền kinh tế cũng còn tiềm ẩn các yếu tố gây lạm phát.
Ông Đỗ Thức cho rằng, vì giá cả tăng chủ yếu do chi phí đẩy, tức là từ sản xuất, nên muốn giảm nhanh cũng khó, nhất là trong bối cảnh các yếu tố gây bất ổn của nền kinh tế vẫn còn đó. "Lạm phát là thực tế, không thể giấu được, có giấu hôm nay thì hôm sau nó lại lộ ra", ông Thức nói.
TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, phân tích, đây mới là tháng thứ hai tốc độ lạm phát chậm lại liên tiếp, trong khi nhìn vào vấn đề này thì không thể tính bằng tháng hay quý được. Nếu nhìn lại từ năm 2007 đến nay, rõ ràng lạm phát đã không được kiểm soát một cách dài hạn nên sức khỏe của nền kinh tế đã yếu đi.
Sẽ là quá sớm để lạc quan về kinh tế Việt Nam, để điều chỉnh mục tiêu kinh tế. Việt Nam đã có bài học xương máu ở 2 năm 2008-2009, Chính phủ thay đổi mục tiêu liên tục từ chống lạm phát rồi chống suy giảm, chính sách tiền tệ đi theo lúc nới lỏng, lúc thắt chặt nên hiệu quả không cao.
Chúng ta cũng không nên quên bài học năm 2010, khi lạm phát bắt đầu giảm, Nhà nước vừa có tín hiệu nới lỏng chính sách tiền tệ thì ngay lập tức lạm phát trở lại.
Theo VEF
0 nhận xét