Chuyến đi biển định mệnh

Ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn - Quảng Ngãi có một thiếu phụ ngày đêm lầm lũi nuôi con. Đó là vợ của anh Phạm Huy, ngư dân bị phía Trung Quốc bắn chết tại Hoàng Sa 16 năm trước

Vào một ngày đầu tháng 3-1996, 2 thuyền đánh cá công suất 33 CV của ngư dân Nguyễn Cư và Ngô Văn Dũng ở xóm Gành Cả, thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn - Quảng Ngãi, nhổ neo hướng ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, trên mỗi thuyền có 8 ngư dân.
Nỗi ám ảnh bị cướp, phá
Trong chuyến đi này có ngư dân Phạm Huy (SN 1974). Chị Trương Thị Nhị, SN 1975, vợ của anh Huy, nhớ lại: “Vợ chồng mới cưới nhau, tôi mang thai 3 tháng. Trước khi đi, anh  dặn dò và động viên tôi ở nhà đi đứng cẩn thận, đi biển chuyến này chắc về sớm vì trời êm. Vậy mà ảnh đi biệt tới bây giờ…!” - chị Nhị gục đầu xuống nói không thành lời, nước mắt chảy trên khuôn mặt gầy gò, hốc hác.
Ra quần đảo Hoàng Sa, 16 ngư dân cứ ngày ngủ, đêm làm. Thời 16 năm trước, điều kiện kinh tế còn nghèo, ngư dân Quảng Ngãi chỉ có thể sắm thuyền cá công suất 33 CV. Khi tiến vào sát đảo Hoàng Sa để lặn đêm, họ không thể cho thuyền rút ra lúc trời sáng, đành phải neo thuyền ngủ lại. Cứ như vậy, ngư dân ta trở thành “con mồi” để hải quân và kiểm ngư Trung Quốc từ đảo Phú Lâm xông ra thu giữ tài sản, cướp cá và xua đuổi.

Anh Phạm Huy và vợ - chị Trương Thị Nhị - trong ngày cưới. (Ảnh do chị Nhị cung cấp)
Ngư dân Võ Lê, ở xóm Gành Cả, đi trên thuyền cá của ông Võ Lựu - người đồng hương, kể rằng có lần trong lúc mọi người đang nghỉ ngơi tại khu vực quần đảo Hoàng Sa thì bất thần tàu hải quân Trung Quốc lao tới bắt giữ, dồn tất cả ngư dân lên mũi thuyền. Đám lính xả súng bắn như mưa vào cabin và các phi nước ngọt. Các ngư dân hoảng hồn nhìn mảnh gương bay tung tóe, nước chảy lênh láng. Phá nát tài sản trên tàu xong, lính Trung Quốc đuổi ngư dân Việt Nam về. Không còn phương tiện hành nghề và hết nước ngọt, các ngư dân đành tìm mọi cách cho thuyền chạy vào đất liền. Những chuyện như vậy xảy ra như cơm bữa, trở thành nỗi ám ảnh của ngư dân.
Bị bắn chết ở Hoàng Sa
Lục trong ký ức, thuyền trưởng Ngô Văn Dũng nhớ lại chuyến ra khơi 16 năm về trước: Hôm đó là ngày 12-3-1996, anh em cho thuyền tiến vào cách đảo Cây (thuộc quần đảo Hoàng Sa) 3 hải lý về phía Đông Bắc để lặn. Tọa độ này cách đảo Phú Lâm khoảng 20 hải lý (thời điểm đó, đảo Cây còn bỏ hoang và chưa có các hoạt động quân sự của Trung Quốc như trên đảo Phú Lâm).
Tại đây, họ neo thuyền và lăn ra ngủ. Ông Ngô Văn Dũng kể: “Hồi ấy, nghe tin phía Trung Quốc thường xuyên tuần tra và bắt giữ ngư dân mình, anh em ai cũng lo. Tuy nhiên, tàu thuyền còn lạc hậu nên tụi tôi cứ phó mặc, neo thuyền ngủ mà không sợ mất; nếu chạy dạt ra vùng an toàn thì phải mất gần nửa ngày...”.
Theo ông Võ  Lê, khi đó thuyền của ông cũng đánh bắt tại quần đảo Hoàng Sa, cách thuyền của ông Dũng khoảng 12 hải lý về phía Đông Bắc. Ngư dân trên thuyền ông Lê gọi điện qua thuyền ông Dũng hỏi thăm tình hình và nhận được hồi đáp rằng thuyền ông Dũng và ông Cư vẫn bình yên. Nhưng không ngờ, vài giờ sau, tiếng súng chát chúa vang lên lúc 14 giờ ngày 12-3. Các ngư dân đang ngủ mê mệt vùng dậy, nghe đạn rít trên đầu; dưới nước, canô quần thảo ầm ì. Khi vừa chui ra khỏi cabin, các ngư dân Quảng Ngãi khựng lại bởi trước mặt là một toán lính Trung Quốc, trong đó một gã liên tục huơ súng chĩa vào họ, miệng xổ những tràng tiếng Hoa với thái độ rất hống hách.
Nhảy lên thuyền của ông Nguyễn Cư, gã lính cầm súng khệnh khạng phất tay ra hiệu: “Ai là thuyền trưởng?”. Khi biết ông Cư là người cầm lái, gã này gí súng hét to, ra hiệu yêu cầu nổ máy thuyền, áp sát vào thuyền ông Dũng. Toàn bộ 16 ngư dân của 2 thuyền bị buộc phải đưa tay lên sau gáy và dồn về phía trước mũi. Gã lính đứng tựa lưng vào thành cabin lăm lăm súng chĩa về hướng ngư dân.
Ba người còn lại hì hục lục soát 2 chiếc thuyền. Chúng bắt ngư dân chui vào hầm xúc một bao cá ném xuống canô và lấy một số đồ đạc. 16 ngư dân tưởng bọn lính chỉ cướp mấy thứ đó rồi thả đi, vì tọa độ của thuyền cách đảo Phú Lâm chỉ 20 hải lý nhưng tên lính cầm súng bất chợt bóp cò. Sau tiếng súng nổ, ngư dân Phạm Huy đổ gục xuống sàn thuyền, máu chảy lênh láng. Viên đạn xuyên qua trán đã khiến anh chết tại chỗ. Xong việc, bọn họ thản nhiên xuống canô kéo ga, rú còi phóng đi.
16 ngư dân Quảng Ngãi trên 2 thuyền cá gào khóc. “Huy chết, vợ nó đang mang thai 3 tháng, anh em mình về biết ăn nói làm sao đây” - thuyền trưởng Ngô Văn Dũng ngửa mặt than trời.
“Huy bị phía Trung Quốc bắn chết rồi!”. Qua máy ICOM, các ngư dân báo tin cho những thuyền ở gần đó. Vùng biển Hoàng Sa ngày hôm ấy như dậy sóng, hàng loạt tàu thuyền vội vã kéo neo chạy về đất liền. 3 giờ ngày 14-3-1996, thi thể ngư dân xấu số Phạm Huy được đưa về đến xóm Gành Cả.
Một ngư dân giỏi
Trong đám tang của anh Phạm Huy có đông đủ những ngư dân lão luyện đã gần một đời sống ở Hoàng Sa; chỉ thiếu một người, đó là chị Trương Thị Nhị - vợ anh. Chị bụng mang dạ chửa đã không còn đủ sức gượng dậy để bốc nắm đất ném xuống mộ cho chồng. 22 tuổi, chị Nhị đã trở thành góa phụ, lòng mang nặng nỗi đau khi nghĩ về hồn vía người chồng đã thác lại giữa Hoàng Sa.
Theo những ngư dân xóm Gành Cả, trong số các ngư dân có mặt trên tàu khi ấy, dù là con nhà nông nhưng Phạm Huy luôn thể hiện là một trong những thợ lặn hải sâm cừ khôi. “Huy ra khơi, nhảy xuống nước là hốt được hải sâm cả vợt. Nó là đứa tính toán giỏi, làm biển rất mát tay, nếu còn sống thì chắc chắn giờ đã trở thành ông chủ có trong tay vài con tàu” - nhiều ngư dân xóm Gành Cả kể.
 
Lê Văn Chương
NLĐ

Tags: , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia