Chuyên đề Biển Đông: Hải danh của một vùng biển sóng gió

Khi những tranh chấp trên biển Đông ngày càng gia tăng, tên gọi của vùng biển trở thành vấn đề trong khu vực.

Vùng biển có nhiều tên gọiVùng biển Đông có diện tích áng chừng 3.500.000 km2, kéo dài từ Singapore tới eo biển Đài Loan, quốc tế gọi là “biển Nam Trung Hoa” (South China Sea hay La Mer de Chine du Sud).


Xét về vị trí địa lý, Việt Nam gọi là biển Đông, Trung Quốc thường gọi là Nam Hải, biển Hoa Nam, Philippines gọi là biển Luzon dựa theo tên hòn đảo lớn của nước này.

TS Nguyễn Việt: "Hải danh Đông Nam Á có thể thỏa mãn tính chung của nhiều nước ở khu vực”.
Nguồn gốc tên gọi

Theo Tiến sĩ Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm tiền sử Đông Nam Á, tên gọi biển Nam Trung Hoa có nguồn gốc phương Tây, xuất hiện từ khoảng thế kỷ 16 -17, khi chưa có tranh chấp lãnh hải giữa các nước châu Á.

“Tên này do các thuyền trưởng và thương nhân phương Tây lưu truyền nhau, vẽ trên các bản đồ hàng hải, lấy Trung Hoa – đất nước rộng lớn, giao thương phát triển -  làm chuẩn đương thời. Về cơ bản, khi bắt đầu lưu truyền, tên "biển Nam Trung Hoa" không có ý nghĩa chủ quyền lãnh thổ thuộc về Trung Hoa”, tiến sĩ Nguyễn Việt cho biết.

Tuy nhiên, khi những tranh chấp trên biển Đông ngày càng gia tăng, tên gọi của biển lại có "vấn đề". 

Ngày 8/6/2011,Thiếu tướng Hải quân Philippines, Miguel Jose Rodriguez, người phát ngôn Quân đội Philippines, tuyên bố quân đội ủng hộ đề xuất gọi tên vùng biển này là biển Tây Philippines. 

Tới ngày 13/6/2011, Phủ tổng thống Philippines thông qua tên gọi này. Hãng tin RFI dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philipines cho biết, tên gọi mới đã được chính thức sử dụng trong các văn bản của Bộ từ ngày 1/6/2011, nhưng trước đó Manila đã sử dụng tên gọi này trong các cuộc trao đổi với Bắc Kinh về vấn đề biển Đông.

Ông Edwin Laciedra, phát ngôn viên Phủ Tổng thống Philipines giải thích: nhiều nước trong khu vực đều có tên gọi riêng dành cho vùng biển này: “Việt Nam gọi đó là biển Đông, và đối với Philippines thì Manila phải gọi đây là vùng biển Tây Philippines”, để tránh gây hiểu nhầm với vùng “biển Philippines”, nằm ở phía đông của quần đảo.

Ý tưởng đổi tên biển "Nam Trung Hoa" không phải là mới. Cách đây hơn 30 năm, cố Giáo sư Lê Bá Thảo – nhà địa lý học nổi tiếng Việt Nam và thế giới – đã đề nghị đổi tên biển Nam Trung Hoa thành biển Đông Nam Á.

Theo quan điểm của giáo sư Lê Bá Thảo, phía Đông Trung Quốc cũng có Đông Hải, khi dịch ra tên tiếng Anh dễ gây nhầm lẫn với tên gọi biển Đông của Việt Nam. Trong khi đó, Trung Quốc luôn gọi biển Đông là biển Nam Trung Hoa, sẽ gây ra nhiều hiểu lầm đáng tiếc.

Sau vụ việc tàu Trung Quốc 2 lần cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam vừa qua, trên internet, có hẳn trang mạng kêu gọi đổi tên biển Đông từ biển Nam Trung Hoa (theo cách gọi quốc tế) thành biển Đông Nam Á. Đến nay, có hơn 40.000 người ký tên trực tuyến ủng hộ việc đổi tên.

Không chỉ người Việt trong và ngoài nước, hoạt động này còn thu hút sự tham gia của nhiều người bạn ngoại quốc từ khắp nơi trên thế giới như Đức, Campuchia, Nam Phi, Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Australia... Việc tập hợp chữ ký được thông báo là để gửi đơn kiến nghị tới 11 nước Đông Nam Á, Ủy Ban Bản Đồ Đại Dương của Liên Hiệp Quốc và Hội Địa Lý của hơn 10 quốc gia.

Những ý kiến quanh việc đổi tên
Thạc sĩ Vũ Quang Việt, nguyên chuyên gia cao cấp thống kê Liên Hợp Quốc, trong một bài phân tích hồi tháng 3/2009 bày tỏ quan điểm: “Cách tốt nhất, là lấy tên của khu vực Đông Nam Á để đặt tên cho khu biển này, bởi vì nó nói lên tính quốc tế của vấn đề tranh chấp, đụng chạm đến trung tâm lợi ích về an ninh và kinh tế của các nước trong khu vực”.


ThS Hoàng Việt: "... nếu đổi tên biển rồi mà nội bộ các nước ASEAN không đoàn kết, không thông nhất thì việc đổi tên cũng coi như vô ích".
Khi trả lời Đất Việt, Tiến sĩ Nguyễn Việt, cho biết: "Hải danh Đông Nam Á có thể thỏa mãn tính chung của nhiều nước ở khu vực. Tôi hoan nghênh và ủng hộ sáng kiến này”.

Bên cạnh việc các ý kiến ủng hộ, cũng có những quan điểm cho rằng việc đổi tên biển Đông không thực sự quan trọng.

Thạc sĩ Hoàng Việt, chuyên gia Luật quốc tế, ĐH Luật TP HCM nhận định: “Theo tôi việc đổi tên không quan trọng, cái tên không giải quyết được vấn đề chủ quyền. Nếu dựa theo tên thì lẽ nào biển Nhật Bản thuộc về nước Nhật, Ấn Độ Dương là của Ấn Độ”.

“Hơn nữa nếu đổi tên biển rồi mà nội bộ các nước ASEAN không đoàn kết, không thông nhất thì việc đổi tên cũng coi như vô ích”.

Một số chuyên gia ngành quốc tế học nhận định, việc đổi tên biển không thể một sớm một chiều, cần dựa trên sự đồng thuận của tất cả các nước có liên quan, đặc biệt là các nước Đông Nam Á. 


Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: "Việt Nam chỉ có một nguyện vọng là vùng biển nào theo luật pháp quốc tế là của Việt Nam thì phải được thừa nhận là lãnh thổ Việt Nam".
Tại Đối thoại Shangri -  La 10, khi trả lời báo giới quốc tế về cuộc vận động đổi tên biển Đông, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết: "Cùng một vùng biển, Trung Quốc gọi biển Hoa Nam, chúng tôi gọi biển Đông. Đó chỉ là tên gọi. 

Còn đề nghị từ một nhóm người Việt Nam nào thì tôi cho đó cũng là xuất phát từ lòng yêu nước, nhưng tôi không cho đấy là một vấn đề lớn. 

Tôi không cho đó là nguyện vọng chung của Việt Nam. Việt Nam chỉ có một nguyện vọng là vùng biển nào theo luật pháp quốc tế là của Việt Nam thì phải được thừa nhận là lãnh thổ Việt Nam”.

Biển Đông không phải là vùng biển duy nhất xảy ra tranh luận xung quanh tên gọi. 

Trước đó, Hàn Quốc cũng đòi đổi tên biển Nhật Bản là biển Hòa Bình, biển Hữu Nghị hay biển Đông (của Hàn Quốc). 

Do đó, cuộc vận động thay đổi hải danh được coi là để bày tỏ sự quan tâm của người dân tới chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Điều mà Việt Nam cần nhất bây giờ, là chủ quyền chính đáng được đảm bảo theo luật pháp quốc tế.

Hoàng Thảo
Theo ĐVO

Tags: , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia