Thị trường chứng khoán khó khăn khiến không ít quỹ và tổ chức đầu tư cả trong và ngoài nước thua lỗ. Cùng với những bó buộc và thủ tục báo cáo rườm rà, phức tạp khiến không ít quỹ đầu tư nản lòng với thị trường Việt Nam. 120 triệu USD là khoản lỗ trên sổ sách của Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital kể từ đầu năm 2011 tới nay. Với việc các chỉ số chứng khoán suy giảm mạnh kể từ đầu năm, thị trường chứng khoán Việt Nam đã mất tổng cộng 7 tỷ USD, một con số rất lớn so với quy mô vốn hóa 31,5 tỷ USD vào thời điểm này.
Năm 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam có khoảng 9,4 tỷ USD vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, nhưng đến cuối năm 2010, con số này chỉ còn khoảng 7 tỷ USD. Một phần vì thị trường suy giảm (nên giá trị danh mục giảm), một phần vì thị trường chứng khoán hầu như không huy động được dòng vốn mới (thậm chí rút bớt), mặc dù các công ty quản lý quỹ từng rất nỗ lực tiếp thị thị trường chứng khoán Việt Nam tại nước ngoài.
Tổng giám đốc một công ty quản lý quỹ nội địa chia sẻ, mô hình quỹ đầu tư tại Việt Nam đang ngày càng bộc lộ sự khắc nghiệt, vì quỹ không có tư cách pháp nhân, làm cái gì cũng phải xin phép và không có bất kỳ sự ưu đãi nào về chính sách để phát triển. Thuế (nếu lãi) vẫn phải nộp như một doanh nghiệp bình thường, trong khi hoạt động kinh doanh của quỹ vừa bó buộc, vừa phải chịu sự giám sát và phải làm các thủ tục báo cáo rườm rà, phức tạp.
Trong nhiều báo cáo tổng kết thị trường, Bộ Tài chính, UBCK từng đưa ra mục tiêu thu hút nhà đầu tư tổ chức như một cách để gây dựng sự ổn định, bền vững cho TTCK. Tuy nhiên, thực tế, đến đầu tháng 6, toàn thị trường có 1,1 triệu tài khoản, nhưng số tài khoản của nhà đầu tư tổ chức chưa tới 1%.
Kể từ 1/8/2011, theo Thông tư 74/2011/TT-BTC, mỗi nhà đầu tư được mở 1 tài khoản tại 1 CTCK (tức 1 NĐT có thể mở đến 100 tài khoản), nên nhiều khả năng TTCK sẽ có sự bùng nổ về lượng tài khoản mới mở, mà chủ yếu sẽ đến từ việc mở thêm của NĐT cá nhân. Như vậy, nhà đầu tư tổ chức, nhất là quỹ đầu tư, sẽ đuối dần trong thống kê về mức độ tăng trưởng tài khoản mới mở tại Việt Nam.
Năm 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam có khoảng 9,4 tỷ USD vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, nhưng đến cuối năm 2010, con số này chỉ còn khoảng 7 tỷ USD. Một phần vì thị trường suy giảm (nên giá trị danh mục giảm), một phần vì thị trường chứng khoán hầu như không huy động được dòng vốn mới (thậm chí rút bớt), mặc dù các công ty quản lý quỹ từng rất nỗ lực tiếp thị thị trường chứng khoán Việt Nam tại nước ngoài.
Tổng giám đốc một công ty quản lý quỹ nội địa chia sẻ, mô hình quỹ đầu tư tại Việt Nam đang ngày càng bộc lộ sự khắc nghiệt, vì quỹ không có tư cách pháp nhân, làm cái gì cũng phải xin phép và không có bất kỳ sự ưu đãi nào về chính sách để phát triển. Thuế (nếu lãi) vẫn phải nộp như một doanh nghiệp bình thường, trong khi hoạt động kinh doanh của quỹ vừa bó buộc, vừa phải chịu sự giám sát và phải làm các thủ tục báo cáo rườm rà, phức tạp.
Trong nhiều báo cáo tổng kết thị trường, Bộ Tài chính, UBCK từng đưa ra mục tiêu thu hút nhà đầu tư tổ chức như một cách để gây dựng sự ổn định, bền vững cho TTCK. Tuy nhiên, thực tế, đến đầu tháng 6, toàn thị trường có 1,1 triệu tài khoản, nhưng số tài khoản của nhà đầu tư tổ chức chưa tới 1%.
Kể từ 1/8/2011, theo Thông tư 74/2011/TT-BTC, mỗi nhà đầu tư được mở 1 tài khoản tại 1 CTCK (tức 1 NĐT có thể mở đến 100 tài khoản), nên nhiều khả năng TTCK sẽ có sự bùng nổ về lượng tài khoản mới mở, mà chủ yếu sẽ đến từ việc mở thêm của NĐT cá nhân. Như vậy, nhà đầu tư tổ chức, nhất là quỹ đầu tư, sẽ đuối dần trong thống kê về mức độ tăng trưởng tài khoản mới mở tại Việt Nam.
Theo ĐTCK
0 nhận xét