Vẫn còn 20% hy vọng cho một đợt đánh lên nếu nhóm tạo lập thị trường (MM) tận dụng thông tin vĩ mô và tiếp tục đẩy mạnh lực cầu tổ chức.
Phiên giao dịch cuối tuần trước đã bộc lộ tín hiệu thật sự xấu với dạng đồ thị nghiêng về xu hướng lao dốc của HNX, cùng với lượng cổ phiếu rất lớn được đẩy giá sàn, khiến cho các nhà đầu tư không khỏi liên tưởng đến nỗi ám ảnh về giải chấp vẫn còn lơ lửng đâu đó.
Nhưng có thật là "bóng ma" giải chấp vẫn còn? Trong chuỗi nhận định thị trường từ cuối tháng 5/2011 đến nay, chúng tôi vẫn bảo lưu quan điểm đợt đánh lên vừa qua (có thể đã hoàn thành hoặc chưa hoàn thành) là nhằm giải phóng một lượng khổng lồ cổ phiếu cần phải giải chấp tại các công ty chứng khoán. Với 13 phiên vận động từ vùng đáy lên đỉnh và kèm với khối lượng giao dịch của một vài phiên tại vùng đỉnh lên đến 2.000 tỷ đồng, nhiều khả năng lượng cổ phiếu giải chấp đã cơ bản được tiêu hóa.
Gần đây chúng ta nghe nói đến con số trên 40.000 tỷ đồng của một số ngân hàng đầu tư vào chứng khoán. Nếu thuần túy xét về giá trị tuyệt đối của con số này, có lẽ từ đây đến cuối năm 2011, thị trường chứng khoán (TTCK) vẫn còn lao dốc và chưa thể định hình một cái đáy dài hạn nào trong ít ra vài ba tháng tới. Tuy nhiên trong ngắn hạn, nếu việc phần lớn công ty chứng khoán thoát khỏi gánh nợ giải chấp là sự thật thì với quan điểm mua đầu tư dài hạn đã tăng lên của ngày càng nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ, những tháng tới thị trường sẽ khó giảm quá mạnh cho dù vẫn còn nằm trong kênh suy thoái.
Tuần này sẽ là một phép thử lớn đối với xu hướng của thị trường. Văn bản của Ngân hàng nhà nước trong tuần trước yêu cầu các tổ chức tín dụng kéo lãi suất huy động về đúng quy định 14%, cùng hàng loạt biện pháp chế tài nếu phát hiện vi phạm, đã xác nhận việc tái cấp vốn 70.000 tỷ đồng vào cuối tháng 5/2011 đã giúp cho nhiều ngân hàng tăng lượng tiền mặt và thanh khoản. Do đó, thời gian tới sẽ không còn chuyện doanh nghiệp phải chạy vạy ngân hàng để được vay; mà khuynh hướng ngược lại có thể diễn ra khi tự thân các ngân hàng thương mại sẽ phải giảm lãi suất cho vay, cũng là điều chỉnh hướng đi của dòng tiền sang các kênh đầu tư khác, chẳng hạn như TTCK.
Vì thế, nếu như nhóm MM tận dụng cơ hội xuất hiện khá nhiều thông tin vĩ mô tích cực về lãi suất, lạm phát, thuế... để tiếp tục đẩy thị trường lên, các nhà đầu tư nhỏ lẻ đã chịu thua lỗ lớn thời gian trước vẫn còn hy vọng gỡ gạc lại phần nào tài sản của mình. Tuy nhiên cho tới nay phương án này chỉ còn chiếm xác suất khoảng 20%.
Nhưng nếu như những phiên đầu tuần này chứng kiến đà giảm tiếp diễn của thị trường, đặc biệt nếu xuất hiện phiên giảm mạnh, thì có thể xem là hy vọng đánh lên đã tắt ngấm. Khi đó, có thể lực bán tháo nhằm chốt lãi và cắt lỗ sẽ khá mạnh trong một số phiên để trong ngắn hạn, hai chỉ số VNI và HNX đều lao dốc về sát vùng đáy cũ được thiết lập vào tuần cuối tháng 5/2011.
Hiện tượng khối nước ngoài bán ròng đến 250 tỷ đồng trong tuần trước, cùng với độ giảm của nhóm cổ phiếu nhỏ lớn hơn hẳn nhóm cổ phiếu lớn, càng như củng cố thêm xu hướng giảm của thị trường. Với nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ, việc mua vào hiện nay có mức độ rủi ro lên đến 80%. Với những nhà đầu tư quen lướt sóng, nếu thị trường chính thức vào kênh suy giảm, cơ hội của họ cũng chỉ còn rất ít.
Trong tuần trước, cần thừa nhận rằng những nhận định và dự báo của VEF.VN đã trở nên khá "chơi vơi" và không còn mang tính tự tin như nhận định về kịch bản đánh lên vào các tuần trước đó. Vào đầu tuần trước, khi HNX đã đạt đỉnh ngắn hạn, việc hàng loạt tín hiệu kỹ thuật trên HOSE bị nhiễu (như phân tích của Vietstock), càng làm cho quá trình dự đoán khó khăn hơn.
Nếu như trước đây chúng tôi nghiêng về khả năng HNX có thể tăng được 20% so với đáy 69 điểm, thì trong thực tế chỉ số này đã có lúc đạt đến 19%. Thế nhưng có lẽ đó là tất cả những gì mà HNX có thể làm được trong sóng hồi phục ngắn hạn vừa qua. Với chúng tôi, dường như chuyện nhận định thị trường giảm có vẻ dễ dàng hơn nhiều so với dự báo thị trường tăng. Điểm mấu chốt hiện thời và tới đây vẫn là động thái của của nhóm MM về việc đã hoàn thành hay chưa mục tiêu chính của họ và do vậy có cần thiết hay không việc tiếp tục nâng đỡ thị trường.
Nhưng ngay cả trong trường hợp thị trường tiếp tục được đẩy lên, mức độ rủi ro vẫn là quá lớn đối với nhà đầu tư. Giờ đây, thị trường đang "thuộc về" nhà đầu tư nhỏ lẻ với một khối lượng khổng lồ "cổ phiếu giá rẻ" đã được trút ra bởi nhóm nhà đầu cơ lớn. Có đáng nghiền ngẫm chăng về hệ quả này?
Cũng cần nhắc lại, những lời khuyến cáo thận trọng của khá nhiều công ty chứng khoán trong thời gian qua vẫn hoàn toàn cần thiết cho nhà đầu tư trong giai đoạn này. Có thể bởi thái độ "thận trọng quá mức" của lời khuyến cáo, một số nhà đầu tư đã quay lưng với công ty chứng khoán khi không biết mua vào lúc nào và cuối cùng đã bỏ lỡ nguyên con sóng tăng. Nhưng ở một chiều kích khác, con sóng vừa qua lại bổ sung một bài học cay nghiệt nữa cho những nhà đầu tư lướt sóng bị chế ngự bởi lòng tham mờ mắt, những người đã không tự hài lòng với mức lợi nhuận vừa phải mà nhóm MM "ban" cho.
Lại nói về đáy thị trường. Sau đợt đánh lên bất thường vừa rồi, trái ngược hoàn toàn với đà giảm miệt mài của các TTCK trên thế giới, cùng với động thái kéo-xả quá rõ của nhóm đầu cơ lớn trong nước, nhiều khả năng mốc 69 điểm của HNX vẫn chưa phải là đáy dài hạn, thậm chí còn chưa phải là đáy trung hạn. Do đó, ngay cả những người thuộc trường phái "mua dần để đầu tư" cũng cần hết sức cân nhắc.
Trong suốt một năm qua, nếu như thị trường bị đánh xuống nhằm những ý đồ riêng tư của nhóm thao túng, thì trong thời gian tới, đáy của thị vẫn sẽ tuân thủ triệt để những ý đồ đó. Sự bình ổn sắp tới (nếu có) về lãi suất và lạm phát chỉ là những tác động bề mặt, còn ý đồ đầu cơ mới là nhân tố nội tại mang tính quyết định đối với xu hướng thị trường. Vùng đáy trung hạn của thị trường sẽ chỉ được thiết lập một khi những ý đồ đầu cơ đã cơ bản được hoàn thành.
Trong trường hợp lạc quan, chúng tôi hy vọng vùng đáy trung hạn đó sẽ được hình thành vào cuối quý III/2011.
Phiên giao dịch cuối tuần trước đã bộc lộ tín hiệu thật sự xấu với dạng đồ thị nghiêng về xu hướng lao dốc của HNX, cùng với lượng cổ phiếu rất lớn được đẩy giá sàn, khiến cho các nhà đầu tư không khỏi liên tưởng đến nỗi ám ảnh về giải chấp vẫn còn lơ lửng đâu đó.
Nhưng có thật là "bóng ma" giải chấp vẫn còn? Trong chuỗi nhận định thị trường từ cuối tháng 5/2011 đến nay, chúng tôi vẫn bảo lưu quan điểm đợt đánh lên vừa qua (có thể đã hoàn thành hoặc chưa hoàn thành) là nhằm giải phóng một lượng khổng lồ cổ phiếu cần phải giải chấp tại các công ty chứng khoán. Với 13 phiên vận động từ vùng đáy lên đỉnh và kèm với khối lượng giao dịch của một vài phiên tại vùng đỉnh lên đến 2.000 tỷ đồng, nhiều khả năng lượng cổ phiếu giải chấp đã cơ bản được tiêu hóa.
Gần đây chúng ta nghe nói đến con số trên 40.000 tỷ đồng của một số ngân hàng đầu tư vào chứng khoán. Nếu thuần túy xét về giá trị tuyệt đối của con số này, có lẽ từ đây đến cuối năm 2011, thị trường chứng khoán (TTCK) vẫn còn lao dốc và chưa thể định hình một cái đáy dài hạn nào trong ít ra vài ba tháng tới. Tuy nhiên trong ngắn hạn, nếu việc phần lớn công ty chứng khoán thoát khỏi gánh nợ giải chấp là sự thật thì với quan điểm mua đầu tư dài hạn đã tăng lên của ngày càng nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ, những tháng tới thị trường sẽ khó giảm quá mạnh cho dù vẫn còn nằm trong kênh suy thoái.
Tuần này sẽ là một phép thử lớn đối với xu hướng của thị trường. Văn bản của Ngân hàng nhà nước trong tuần trước yêu cầu các tổ chức tín dụng kéo lãi suất huy động về đúng quy định 14%, cùng hàng loạt biện pháp chế tài nếu phát hiện vi phạm, đã xác nhận việc tái cấp vốn 70.000 tỷ đồng vào cuối tháng 5/2011 đã giúp cho nhiều ngân hàng tăng lượng tiền mặt và thanh khoản. Do đó, thời gian tới sẽ không còn chuyện doanh nghiệp phải chạy vạy ngân hàng để được vay; mà khuynh hướng ngược lại có thể diễn ra khi tự thân các ngân hàng thương mại sẽ phải giảm lãi suất cho vay, cũng là điều chỉnh hướng đi của dòng tiền sang các kênh đầu tư khác, chẳng hạn như TTCK.
Ảnh: Lê Hưng (Đất Việt) |
Nhưng nếu như những phiên đầu tuần này chứng kiến đà giảm tiếp diễn của thị trường, đặc biệt nếu xuất hiện phiên giảm mạnh, thì có thể xem là hy vọng đánh lên đã tắt ngấm. Khi đó, có thể lực bán tháo nhằm chốt lãi và cắt lỗ sẽ khá mạnh trong một số phiên để trong ngắn hạn, hai chỉ số VNI và HNX đều lao dốc về sát vùng đáy cũ được thiết lập vào tuần cuối tháng 5/2011.
Hiện tượng khối nước ngoài bán ròng đến 250 tỷ đồng trong tuần trước, cùng với độ giảm của nhóm cổ phiếu nhỏ lớn hơn hẳn nhóm cổ phiếu lớn, càng như củng cố thêm xu hướng giảm của thị trường. Với nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ, việc mua vào hiện nay có mức độ rủi ro lên đến 80%. Với những nhà đầu tư quen lướt sóng, nếu thị trường chính thức vào kênh suy giảm, cơ hội của họ cũng chỉ còn rất ít.
Trong tuần trước, cần thừa nhận rằng những nhận định và dự báo của VEF.VN đã trở nên khá "chơi vơi" và không còn mang tính tự tin như nhận định về kịch bản đánh lên vào các tuần trước đó. Vào đầu tuần trước, khi HNX đã đạt đỉnh ngắn hạn, việc hàng loạt tín hiệu kỹ thuật trên HOSE bị nhiễu (như phân tích của Vietstock), càng làm cho quá trình dự đoán khó khăn hơn.
Nếu như trước đây chúng tôi nghiêng về khả năng HNX có thể tăng được 20% so với đáy 69 điểm, thì trong thực tế chỉ số này đã có lúc đạt đến 19%. Thế nhưng có lẽ đó là tất cả những gì mà HNX có thể làm được trong sóng hồi phục ngắn hạn vừa qua. Với chúng tôi, dường như chuyện nhận định thị trường giảm có vẻ dễ dàng hơn nhiều so với dự báo thị trường tăng. Điểm mấu chốt hiện thời và tới đây vẫn là động thái của của nhóm MM về việc đã hoàn thành hay chưa mục tiêu chính của họ và do vậy có cần thiết hay không việc tiếp tục nâng đỡ thị trường.
Nhưng ngay cả trong trường hợp thị trường tiếp tục được đẩy lên, mức độ rủi ro vẫn là quá lớn đối với nhà đầu tư. Giờ đây, thị trường đang "thuộc về" nhà đầu tư nhỏ lẻ với một khối lượng khổng lồ "cổ phiếu giá rẻ" đã được trút ra bởi nhóm nhà đầu cơ lớn. Có đáng nghiền ngẫm chăng về hệ quả này?
Cũng cần nhắc lại, những lời khuyến cáo thận trọng của khá nhiều công ty chứng khoán trong thời gian qua vẫn hoàn toàn cần thiết cho nhà đầu tư trong giai đoạn này. Có thể bởi thái độ "thận trọng quá mức" của lời khuyến cáo, một số nhà đầu tư đã quay lưng với công ty chứng khoán khi không biết mua vào lúc nào và cuối cùng đã bỏ lỡ nguyên con sóng tăng. Nhưng ở một chiều kích khác, con sóng vừa qua lại bổ sung một bài học cay nghiệt nữa cho những nhà đầu tư lướt sóng bị chế ngự bởi lòng tham mờ mắt, những người đã không tự hài lòng với mức lợi nhuận vừa phải mà nhóm MM "ban" cho.
Lại nói về đáy thị trường. Sau đợt đánh lên bất thường vừa rồi, trái ngược hoàn toàn với đà giảm miệt mài của các TTCK trên thế giới, cùng với động thái kéo-xả quá rõ của nhóm đầu cơ lớn trong nước, nhiều khả năng mốc 69 điểm của HNX vẫn chưa phải là đáy dài hạn, thậm chí còn chưa phải là đáy trung hạn. Do đó, ngay cả những người thuộc trường phái "mua dần để đầu tư" cũng cần hết sức cân nhắc.
Trong suốt một năm qua, nếu như thị trường bị đánh xuống nhằm những ý đồ riêng tư của nhóm thao túng, thì trong thời gian tới, đáy của thị vẫn sẽ tuân thủ triệt để những ý đồ đó. Sự bình ổn sắp tới (nếu có) về lãi suất và lạm phát chỉ là những tác động bề mặt, còn ý đồ đầu cơ mới là nhân tố nội tại mang tính quyết định đối với xu hướng thị trường. Vùng đáy trung hạn của thị trường sẽ chỉ được thiết lập một khi những ý đồ đầu cơ đã cơ bản được hoàn thành.
Trong trường hợp lạc quan, chúng tôi hy vọng vùng đáy trung hạn đó sẽ được hình thành vào cuối quý III/2011.
Theo VEF
0 nhận xét