Phép thử về thông tin vĩ mô đối với thị trường trong tuần trước đã cho kết quả không mong muốn. Thị trường vẫn tiếp tục lình xình, hai chỉ số có xu hướng dao động ngang - giảm. Đặc biệt khối lượng giao dịch sụt đi khá nhiều so với tuần trước đó.
Hầu hết các công ty chứng khoán và quỹ đầu tư đều trông chờ vào tín hiệu nảy lên của thị trường sau khi nền kinh tế phát đi vài tín hiệu khởi sắc hơn. Nếu ứng với quy luật chứng khoán đi trước kinh tế thì với dấu hiệu chỉ số lạm phát có thể giảm dần trong 6 tháng cuối năm 2011, đáng lẽ chỉ số chứng khoán đã phải có bước hồi phục từ đầu năm hoặc trễ lắm là đầu quý II của năm nay.
Tuy nhiên đã không có sự hồi phục đáng kể nào. Sóng tăng kéo dài từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6/2011 chỉ đơn thuần mang tính "phản ứng kỹ thuật", nhắm đến việc xả hàng giải chấp còn tồn kho hơn là thích ứng với những điều kiện kinh tế và tài chính đang dần ổn định hơn.
Những thông tin tốt nhất trực tiếp và gián tiếp liên quan đến thị trường chứng khoán (TTCK) đã được bung ra thời gian qua, nhưng hãy tự đặt câu hỏi là nếu ngay cả đề xuất miễn thuế thu nhập cá nhân đối với nhà đầu tư chứng khoán đến hết năm 2012 do Bộ Tài chính nêu ra cũng không làm cho thị trường "cất cánh" nổi, thì điều đó có nghĩa là gì?
Một khi thị trường vẫn không được lực cầu tổ chức đẩy lên, không thể trách một bộ phận nhà đầu tư sẽ có suy diễn theo chiều hướng ngược lại: thị trường vẫn tiếp diễn xu hướng giảm. Thậm chí còn có thể suy diễn theo cách nếu thuế chứng khoán được miễn đến hết năm 2012 thì thị trường cũng có thể sẽ giảm đến... hết năm sau!
Suy diễn nào cũng có thể đúng hoặc sai. Nhưng trước mắt, một sự thật rõ ràng là dù lãi suất đang có chiều hướng giảm dần, dòng tiền cũng không vì thế mà chảy mạnh hơn vào kênh chứng khoán. Một diễn biến khác không thuận lợi cho kênh chứng khoán là một số nhà đầu tư sau khi chốt lãi hoặc cắt lỗ trong sóng tăng vừa qua đã hiện thực hóa ý định chuyển vốn sang bất động sản.
Không khó để các nhà đầu tư nhìn nhận xu hướng thị trường qua việc phân tích khối lượng giao dịch. Hiện tượng khối lượng giao dịch giảm khá mạnh trong tuần qua cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư càng phổ biến hơn. Trong giai đoạn tháng 8-11/2010, thị trường tuy sụt giảm nhưng khối lượng giao dịch vẫn không bị trồi sụt mạnh. Tháng 12/2008 cũng thế, đã manh nha tín hiệu phục hồi của thị trường với khối lượng giao dịch được hồi phục từ mức thấp trước đó. Còn hiện nay, có lẽ vẫn còn đến ít ra 70% số tài khoản tạm ngưng giao dịch.
Sự an ủi còn lại đối vối các nhà đầu tư là giải chấp đã không còn là vấn đề lớn, tuy vẫn là một ẩn số. Sóng tăng vừa qua đã giải quyết cơ bản vấn đề này của các công ty chứng khoán và những tổ chức lớn ôm hàng nhiều. Khi thị trường lập đỉnh phục hồi ngắn hạn, cũng là thời điểm "chuyển giao quyền lực" từ nhà đầu tư lớn sang nhà đầu tư nhỏ lẻ. Do đó về cơ bản, hiện chỉ còn các nhà đầu tư nhỏ lẻ "chơi với nhau".
Lượng giải chấp đã giảm khá nhiều, lại thêm việc đòn bẩy tài chính không được mặn mà sử dụng, vì thế thị trường khó có thể rơi vào một đợt lao dốc với dư bán sàn tràn ngập như cách đây không lâu. Tuy vậy xu hướng giảm vẫn ngự trị, và dù muốn hay không, một số nhà đầu tư vẫn phải chấp nhận tình trạng những mã cổ phiếu nhỏ và siêu nhỏ của họ tụt dần qua từng phiên với thanh khoản hết sức còm cõi.
Đã trầm lắng hẳn không khí hò reo phấn khích từ số nhà đầu tư lướt sóng, những người mà vào tuần cuối tháng 5/2011 đã than khóc trên các diễn đàn, cũng là những người sau đó đã tung hô nhà tạo lập thị trường (cũng chính là kẻ đã dìm họ xuống đáy) lên tận mây xanh về hành động "cứu vớt" thị trường và túi tiền cho họ. Thay vào đó, họ lại trở về tâm trạng bi quan gần giống như trước đây.
Một hy vọng mỏng manh trước mắt là thời điểm cuối tháng 6/2011 khi vấn đề dư nợ tín dụng phi sản xuất sẽ phải được dứt điểm để giải tỏa tâm lý cho các ngân hàng và cả nhà đầu tư. Một sóng tăng mới sẽ bắt đầu chăng? Không phủ nhận việc vẫn còn không ít nhà đầu tư mong đợi vào sự thay đổi này. Nhưng nếu điều đó có xảy ra, xác suất của nó chỉ khoảng 20% và thị trường chỉ thể hiện được thế đi ngang hơn là tăng mạnh.
Trong cái nhìn bi quan hơn, có đến 80% khả năng thị trường vẫn nằm trong kênh suy giảm. Có thể là một kiểu suy giảm được "cấu tạo" theo cách mới. Bối cảnh này trùng hợp với xu hướng giảm dần, giảm răng cưa cùa các TTCK trên thế giới. Trong 6 tháng cuối năm nay, không có hy vọng mấy cho Dow Jones lấy lại được mức cao nhất mà nó đã thiết lập được trong 6 tháng đầu năm. Thậm chí còn có thể xảy ra một đợt lao dốc mạnh của chỉ số này liên quan đến hiệu ứng gây ra bởi các vấn đề nợ công Hy Lạp, đà chững lại của tăng trưởng GDP và tình trạng mòn mỏi niềm tin.
Tính "đồng pha" giữa TTCK Việt Nam với các TTCK thế giới có thể lại diễn ra trong thời gian tới. "Con đường đau khổ" của thị trường vì thế cũng có thể được lặp lại như suốt cả năm trời qua. Sự tranh đấu về ý thức hệ của các nhân vật trong tác phẩm của Alecxey Tolstoy cũng là sự giằng xé giữa hai chủ thuyết mua và bán của các nhà đầu tư chúng ta. Sự chuyển giai đoạn giữa thời kỳ cũ và mới trong tác phẩm lịch sử trên cũng mô phỏng một biến đổi mới cho thời kỳ hậu giải chấp của TTCK Việt Nam.
Đó có thể là một khoảng thời gian được kéo dài khá lâu nữa, với tính chất "tra tấn" không khác gì như nó đã từng tồn tại. Nếu kịch bản xấu nhất xảy ra với đường biểu diễn thị trường trượt dần xuống, tuy góc trượt nhỏ nhưng thời gian vô hạn định nhằm phục vụ cho những ý đồ vẫn cần tiếp tục được hoàn thiện của nhóm tạo lập thị trường, có thể các bệnh viện chuyên khoa tâm thần ở nước ta lại có dịp đón nhận thêm bệnh nhân mới, như đã từng tiếp nhận và điều trị - từ tường thuật của một bài báo mới đây.
Còn trước mắt, xét trên tổng thể, khả năng HNX được giữ trên vùng 74-75 điểm là khá ít ỏi. Chỉ số này có thể biến động với kịch bản lao thẳng về đáy cũ 69 điểm hoặc giảm dích dắc nhưng "đường nào cũng đến thành Rome". Khi đó, vấn đề chỉ số này có thể giảm xuyên đáy cũ hay không mới nên được bàn tiếp.
Hầu hết các công ty chứng khoán và quỹ đầu tư đều trông chờ vào tín hiệu nảy lên của thị trường sau khi nền kinh tế phát đi vài tín hiệu khởi sắc hơn. Nếu ứng với quy luật chứng khoán đi trước kinh tế thì với dấu hiệu chỉ số lạm phát có thể giảm dần trong 6 tháng cuối năm 2011, đáng lẽ chỉ số chứng khoán đã phải có bước hồi phục từ đầu năm hoặc trễ lắm là đầu quý II của năm nay.
Tuy nhiên đã không có sự hồi phục đáng kể nào. Sóng tăng kéo dài từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6/2011 chỉ đơn thuần mang tính "phản ứng kỹ thuật", nhắm đến việc xả hàng giải chấp còn tồn kho hơn là thích ứng với những điều kiện kinh tế và tài chính đang dần ổn định hơn.
Những thông tin tốt nhất trực tiếp và gián tiếp liên quan đến thị trường chứng khoán (TTCK) đã được bung ra thời gian qua, nhưng hãy tự đặt câu hỏi là nếu ngay cả đề xuất miễn thuế thu nhập cá nhân đối với nhà đầu tư chứng khoán đến hết năm 2012 do Bộ Tài chính nêu ra cũng không làm cho thị trường "cất cánh" nổi, thì điều đó có nghĩa là gì?
Một khi thị trường vẫn không được lực cầu tổ chức đẩy lên, không thể trách một bộ phận nhà đầu tư sẽ có suy diễn theo chiều hướng ngược lại: thị trường vẫn tiếp diễn xu hướng giảm. Thậm chí còn có thể suy diễn theo cách nếu thuế chứng khoán được miễn đến hết năm 2012 thì thị trường cũng có thể sẽ giảm đến... hết năm sau!
Không khó để các nhà đầu tư nhìn nhận xu hướng thị trường qua việc phân tích khối lượng giao dịch. Hiện tượng khối lượng giao dịch giảm khá mạnh trong tuần qua cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư càng phổ biến hơn. Trong giai đoạn tháng 8-11/2010, thị trường tuy sụt giảm nhưng khối lượng giao dịch vẫn không bị trồi sụt mạnh. Tháng 12/2008 cũng thế, đã manh nha tín hiệu phục hồi của thị trường với khối lượng giao dịch được hồi phục từ mức thấp trước đó. Còn hiện nay, có lẽ vẫn còn đến ít ra 70% số tài khoản tạm ngưng giao dịch.
Sự an ủi còn lại đối vối các nhà đầu tư là giải chấp đã không còn là vấn đề lớn, tuy vẫn là một ẩn số. Sóng tăng vừa qua đã giải quyết cơ bản vấn đề này của các công ty chứng khoán và những tổ chức lớn ôm hàng nhiều. Khi thị trường lập đỉnh phục hồi ngắn hạn, cũng là thời điểm "chuyển giao quyền lực" từ nhà đầu tư lớn sang nhà đầu tư nhỏ lẻ. Do đó về cơ bản, hiện chỉ còn các nhà đầu tư nhỏ lẻ "chơi với nhau".
Lượng giải chấp đã giảm khá nhiều, lại thêm việc đòn bẩy tài chính không được mặn mà sử dụng, vì thế thị trường khó có thể rơi vào một đợt lao dốc với dư bán sàn tràn ngập như cách đây không lâu. Tuy vậy xu hướng giảm vẫn ngự trị, và dù muốn hay không, một số nhà đầu tư vẫn phải chấp nhận tình trạng những mã cổ phiếu nhỏ và siêu nhỏ của họ tụt dần qua từng phiên với thanh khoản hết sức còm cõi.
Đã trầm lắng hẳn không khí hò reo phấn khích từ số nhà đầu tư lướt sóng, những người mà vào tuần cuối tháng 5/2011 đã than khóc trên các diễn đàn, cũng là những người sau đó đã tung hô nhà tạo lập thị trường (cũng chính là kẻ đã dìm họ xuống đáy) lên tận mây xanh về hành động "cứu vớt" thị trường và túi tiền cho họ. Thay vào đó, họ lại trở về tâm trạng bi quan gần giống như trước đây.
Một hy vọng mỏng manh trước mắt là thời điểm cuối tháng 6/2011 khi vấn đề dư nợ tín dụng phi sản xuất sẽ phải được dứt điểm để giải tỏa tâm lý cho các ngân hàng và cả nhà đầu tư. Một sóng tăng mới sẽ bắt đầu chăng? Không phủ nhận việc vẫn còn không ít nhà đầu tư mong đợi vào sự thay đổi này. Nhưng nếu điều đó có xảy ra, xác suất của nó chỉ khoảng 20% và thị trường chỉ thể hiện được thế đi ngang hơn là tăng mạnh.
Trong cái nhìn bi quan hơn, có đến 80% khả năng thị trường vẫn nằm trong kênh suy giảm. Có thể là một kiểu suy giảm được "cấu tạo" theo cách mới. Bối cảnh này trùng hợp với xu hướng giảm dần, giảm răng cưa cùa các TTCK trên thế giới. Trong 6 tháng cuối năm nay, không có hy vọng mấy cho Dow Jones lấy lại được mức cao nhất mà nó đã thiết lập được trong 6 tháng đầu năm. Thậm chí còn có thể xảy ra một đợt lao dốc mạnh của chỉ số này liên quan đến hiệu ứng gây ra bởi các vấn đề nợ công Hy Lạp, đà chững lại của tăng trưởng GDP và tình trạng mòn mỏi niềm tin.
Tính "đồng pha" giữa TTCK Việt Nam với các TTCK thế giới có thể lại diễn ra trong thời gian tới. "Con đường đau khổ" của thị trường vì thế cũng có thể được lặp lại như suốt cả năm trời qua. Sự tranh đấu về ý thức hệ của các nhân vật trong tác phẩm của Alecxey Tolstoy cũng là sự giằng xé giữa hai chủ thuyết mua và bán của các nhà đầu tư chúng ta. Sự chuyển giai đoạn giữa thời kỳ cũ và mới trong tác phẩm lịch sử trên cũng mô phỏng một biến đổi mới cho thời kỳ hậu giải chấp của TTCK Việt Nam.
Đó có thể là một khoảng thời gian được kéo dài khá lâu nữa, với tính chất "tra tấn" không khác gì như nó đã từng tồn tại. Nếu kịch bản xấu nhất xảy ra với đường biểu diễn thị trường trượt dần xuống, tuy góc trượt nhỏ nhưng thời gian vô hạn định nhằm phục vụ cho những ý đồ vẫn cần tiếp tục được hoàn thiện của nhóm tạo lập thị trường, có thể các bệnh viện chuyên khoa tâm thần ở nước ta lại có dịp đón nhận thêm bệnh nhân mới, như đã từng tiếp nhận và điều trị - từ tường thuật của một bài báo mới đây.
Còn trước mắt, xét trên tổng thể, khả năng HNX được giữ trên vùng 74-75 điểm là khá ít ỏi. Chỉ số này có thể biến động với kịch bản lao thẳng về đáy cũ 69 điểm hoặc giảm dích dắc nhưng "đường nào cũng đến thành Rome". Khi đó, vấn đề chỉ số này có thể giảm xuyên đáy cũ hay không mới nên được bàn tiếp.
Theo VEF
0 nhận xét