Trước đây vài tháng, quân đội vẫn giữ lập trường khá không quá thiên lệch trong chính trường Thái Lan. Tuy nhiên, đó là tình hình trước khi chính trường Thái Lan thay đổi “nhanh chóng mặt” mà đáng chú ý nhất là sự nổi lên của em gái ông Thaksin là Yingluck Shinawatra.
Cụ thể, theo các cuộc thăm dò trước bầu cử, đảng Puea Thai của bà Yingluck vượt lên dẫn trước "với tốc độ của xe F1". "Động cơ của siêu xe" là ngoài việc được kế thừa thành quả mà ông Thaksin để lại, nữ doanh nhân 43 tuổi còn tiếp tục triển khai chính sách dân túy, giành được sự ủng hộ của cử tri nông thôn, tầng lớp lao động ở thành thị...những người bầu cho ông Thaksin năm 2001 và 2005.
Trước “nguy cơ” em gái ông Thaksin là Yingluck Shinawatra thắng cuộc tuyển cử 3/7, trở thành Thủ tướng Thái Lan... quân đội dường như không thể tiếp tục duy trì lập trường “trung dung” bởi họ không ưa ông Thaksin nói riêng và những người liên quan tới ông nói chung. Do đó, trong vài ngày qua, khi cuộc bầu cử 3/7 tới gần, quân đội đã và đang nỗ lực làm mọi thứ có thể để chặn đường thăng tiến của bà Yingluck, cũng như tham vọng ân xá cho ông Thaksin, mở đường cho cựu Thủ tướng trở về quê hương.
Nhiều sĩ quan quân đội thậm chí tỏ ra tích cực vượt mức bình thường khi can thiệp vào tiến trình tuyển cử mà trọng tâm là thuyết phục các đảng nhỏ “tảy chay” Puea Thai, liên minh với đảng Dân chủ của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva.
Thậm chí, đích thân Tư lệnh lục quân Prayuth Chan-ocha, “diễn viên quan trọng” trong cuộc đảo chính lật đổ ông Thaksin năm 2006, “đè bẹp phe áo đỏ” năm 2009 và 2010... tuần trước còn lên truyền hình “dằn mặt” phe đối lập.
Dù tuyên bố rằng quân đội sẽ không can thiệp vào tiến trình bầu cử nhưng ông cảnh cáo những kẻ âm mưu tấn công chế độ quân chủ và kêu gọi người dân bỏ phiếu cho “những người tốt”, tránh việc lặp lại những cuộc bầu cử trước đó.
Ông tuyên bố: “Nếu các bạn để kết quả bầu cử lần này giống như trước đây, các bạn sẽ chẳng đạt được điều gì mới và sẽ không thấy sự tiến bộ nào” - một lời cảnh báo, ám chỉ việc người dân bỏ phiếu cho ông Thaksin và đồng minh thời gian trước là sai lầm; cũng như cho rằng bỏ phiếu cho Puea Thái của bà Yingluck là hành động tai hại.
Nhận định về hành động này, cựu biên tập viên Veera Prateepchaikul của báo The Bangkok Post chia sẻ: “Việc một tư lệnh quân đội kêu gọi cử tri bỏ phiếu cho phe này, ứng cử viên kia là không phù hợp. Có thể nói, người đó không trung lập, chọn phe cho bản thân mình trong cuộc bầu cử sắp tới mất rồi”.
Trong khi đó, Giáo sư luật Worajet Phakhirat của ĐH Thammasat khẳng định: “Đưa ra những lời bình luận như vậy trong bối cảnh gần bầu cử có thể gây phản ứng tiêu cực”.
Tìm hiểu động cơ của quân đội, nhà phân tích Kan Yuenyong của Tổ chức tình báo Siam nhận định, bà Yingluck vẫn bị ảnh hưởng lớn bởi ông Thaksin, người có thể muốn “cơ cấu” lại quân đội, “trả thù” việc bị đảo chính năm 2006. Do đó, quân đội đang đối mặt với nguy cơ lớn, thậm chí là cả khả năng bị thanh lọc nếu bà Yingluck trở thành Thủ tướng.
Lo ngại của quân đội càng lớn khi khả năng đảng Puea Thai giành thắng lợi là rất lớn. Vấn đề chỉ còn là họ thắng với “tỉ số" bao nhiêu mà thôi. Nhưng dù Puea Thái không thắng lớn, không giành đủ số ghế để tự mình lập tân Chính phủ thì đó vẫn có thể coi là “thảm họa” của phe chống Thaksin, trong đó có không ít tướng lĩnh, nhất là những người từng tham gia cuộc đảo chính 2006.
Vì vậy, khi đó, có thể quân đội Thái Lan lại đảo chính như 18 lần trước đó; bất chấp kế hoạch này có thể lại kích động hàng loạt cuộc biểu tình của phe “áo đỏ” ủng hộ phe ông Thaksin giống như những gì diễn ra trong các năm trước.
Kịch bản này rất “đáng sợ” bởi so với giai đoạn trước, phe “áo đỏ” kinh nghiệm hơn rất nhiều, được tổ chức tốt hơn, chặt chẽ, quy củ...hơn sau nhiều lần “chinh chiến”. Do đó, nếu xe tăng tiến vào Bangkok như trước, Thủ đô Thái Lan gần như sẽ bị “nhuộm đỏ”.
Một nhà phân tích giấu tên nhận định: “Đảo chính là lựa chọn mà Tướng Prayuth không muốn thực hiện bởi Bangkok sẽ tràn ngập phe áo đỏ. Tuy nhiên, nếu Chính phủ của đảng Puea Thai thanh lọc quân đội, ông Prayuth không còn lựa chọn nào khác”.
Tương tự, ông Yuenyong chia sẻ: “Đảo chính là kịch bản tồi tệ nhất nhưng không thể không tính tới nếu ông Thaksin nắm lại quyền lực. Quân đội có những bài học trong quá khứ và họ sợ ông Thaksin trả thù”.
Do đó, trong giai đoạn trước thềm tổng tuyển cử như hiện nay, bà Yingluck nhiều lần khẳng định sẽ nỗ lực hòa hợp dân tộc; cũng như không can thiệp vào các lực lượng vũ trang nếu trở thành Thủ tướng nhằm trấn an quân đội. Tuy nhiên, rất ít người tin vào những tuyến bố như trên của các chính trị gia. Nói cách khác, giới quân sự chưa tin phe Thaksin nên những cam kết của bà Yingluck chưa đảm bảo điều gì.
Vì vậy, để “chắc ăn”, có khả năng bà Yingluck sẽ phải thỏa hiệp, cam kết chặt hơn với quân đội Thái Lan trong hậu trường nhằm giúp tiến trình thành lập Chính phủ suôn sẻ (trong trường hợp thắng cử); tránh việc quân đội đảo chính, ngăn chặn nguy cơ xuống đường biểu tình của hàng chục nghìn "áo đỏ".
Hiện xuất hiện khá nhiều tin đồn liên quan tới khả năng này. Theo đó, trong trường hợp Puea Thai thắng cử, quân đội sẽ không “can thiệp” để đổi lấy việc bà Yingluck đảm bảo không thanh lọc quân đội.
Chưa dừng lại, có thể quân đội còn “hét giá cao hơn” là Puea Thai phải từ bỏ kế hoạch đưa ông Thaksin quay lại Thái Lan, bổ nhiệm một tướng quân đội vào vị trí Bộ trưởng Quốc phòng; cũng như đảm bảo rằng Puea Thai sẽ không can thiệp vào công việc của quân đội...
Trên đây là những khả năng có thực bởi quân đội rất mạnh ở Thái Lan. Ngay cả bản thân ông Thaksin tuần trước cũng phải thừa nhận vai trò, sức mạnh của quân đội khi khẳng định rằng việc quay về Thái Lan hay không phụ thuộc vào các cuộc thương lượng với giới quân sự.
Do đó, trong bối cảnh phe quân sự chưa nhận được sự đảm bảo chắc chắn, đáng tin...thì có thể nói, ngày trở về của ông Thaksin sẽ ở rất xa, phải tính bằng đơn vị năm, thậm chí là hàng chục năm.
Cụ thể, theo các cuộc thăm dò trước bầu cử, đảng Puea Thai của bà Yingluck vượt lên dẫn trước "với tốc độ của xe F1". "Động cơ của siêu xe" là ngoài việc được kế thừa thành quả mà ông Thaksin để lại, nữ doanh nhân 43 tuổi còn tiếp tục triển khai chính sách dân túy, giành được sự ủng hộ của cử tri nông thôn, tầng lớp lao động ở thành thị...những người bầu cho ông Thaksin năm 2001 và 2005.
Bà Yingluck Shinawatra đang dẫn trước trong cuộc đua giành ghế Thủ tướng. |
Nhiều sĩ quan quân đội thậm chí tỏ ra tích cực vượt mức bình thường khi can thiệp vào tiến trình tuyển cử mà trọng tâm là thuyết phục các đảng nhỏ “tảy chay” Puea Thai, liên minh với đảng Dân chủ của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva.
Thậm chí, đích thân Tư lệnh lục quân Prayuth Chan-ocha, “diễn viên quan trọng” trong cuộc đảo chính lật đổ ông Thaksin năm 2006, “đè bẹp phe áo đỏ” năm 2009 và 2010... tuần trước còn lên truyền hình “dằn mặt” phe đối lập.
Dù tuyên bố rằng quân đội sẽ không can thiệp vào tiến trình bầu cử nhưng ông cảnh cáo những kẻ âm mưu tấn công chế độ quân chủ và kêu gọi người dân bỏ phiếu cho “những người tốt”, tránh việc lặp lại những cuộc bầu cử trước đó.
Ông tuyên bố: “Nếu các bạn để kết quả bầu cử lần này giống như trước đây, các bạn sẽ chẳng đạt được điều gì mới và sẽ không thấy sự tiến bộ nào” - một lời cảnh báo, ám chỉ việc người dân bỏ phiếu cho ông Thaksin và đồng minh thời gian trước là sai lầm; cũng như cho rằng bỏ phiếu cho Puea Thái của bà Yingluck là hành động tai hại.
Nhận định về hành động này, cựu biên tập viên Veera Prateepchaikul của báo The Bangkok Post chia sẻ: “Việc một tư lệnh quân đội kêu gọi cử tri bỏ phiếu cho phe này, ứng cử viên kia là không phù hợp. Có thể nói, người đó không trung lập, chọn phe cho bản thân mình trong cuộc bầu cử sắp tới mất rồi”.
Trong khi đó, Giáo sư luật Worajet Phakhirat của ĐH Thammasat khẳng định: “Đưa ra những lời bình luận như vậy trong bối cảnh gần bầu cử có thể gây phản ứng tiêu cực”.
Tìm hiểu động cơ của quân đội, nhà phân tích Kan Yuenyong của Tổ chức tình báo Siam nhận định, bà Yingluck vẫn bị ảnh hưởng lớn bởi ông Thaksin, người có thể muốn “cơ cấu” lại quân đội, “trả thù” việc bị đảo chính năm 2006. Do đó, quân đội đang đối mặt với nguy cơ lớn, thậm chí là cả khả năng bị thanh lọc nếu bà Yingluck trở thành Thủ tướng.
Quân đội sợ ông Thaksin "xúi em gái thanh lọc" quân đội. |
Vì vậy, khi đó, có thể quân đội Thái Lan lại đảo chính như 18 lần trước đó; bất chấp kế hoạch này có thể lại kích động hàng loạt cuộc biểu tình của phe “áo đỏ” ủng hộ phe ông Thaksin giống như những gì diễn ra trong các năm trước.
Kịch bản này rất “đáng sợ” bởi so với giai đoạn trước, phe “áo đỏ” kinh nghiệm hơn rất nhiều, được tổ chức tốt hơn, chặt chẽ, quy củ...hơn sau nhiều lần “chinh chiến”. Do đó, nếu xe tăng tiến vào Bangkok như trước, Thủ đô Thái Lan gần như sẽ bị “nhuộm đỏ”.
Một nhà phân tích giấu tên nhận định: “Đảo chính là lựa chọn mà Tướng Prayuth không muốn thực hiện bởi Bangkok sẽ tràn ngập phe áo đỏ. Tuy nhiên, nếu Chính phủ của đảng Puea Thai thanh lọc quân đội, ông Prayuth không còn lựa chọn nào khác”.
Tương tự, ông Yuenyong chia sẻ: “Đảo chính là kịch bản tồi tệ nhất nhưng không thể không tính tới nếu ông Thaksin nắm lại quyền lực. Quân đội có những bài học trong quá khứ và họ sợ ông Thaksin trả thù”.
Bangkok có thể lại bị "nhuộm đỏ". |
Vì vậy, để “chắc ăn”, có khả năng bà Yingluck sẽ phải thỏa hiệp, cam kết chặt hơn với quân đội Thái Lan trong hậu trường nhằm giúp tiến trình thành lập Chính phủ suôn sẻ (trong trường hợp thắng cử); tránh việc quân đội đảo chính, ngăn chặn nguy cơ xuống đường biểu tình của hàng chục nghìn "áo đỏ".
Hiện xuất hiện khá nhiều tin đồn liên quan tới khả năng này. Theo đó, trong trường hợp Puea Thai thắng cử, quân đội sẽ không “can thiệp” để đổi lấy việc bà Yingluck đảm bảo không thanh lọc quân đội.
Chưa dừng lại, có thể quân đội còn “hét giá cao hơn” là Puea Thai phải từ bỏ kế hoạch đưa ông Thaksin quay lại Thái Lan, bổ nhiệm một tướng quân đội vào vị trí Bộ trưởng Quốc phòng; cũng như đảm bảo rằng Puea Thai sẽ không can thiệp vào công việc của quân đội...
Trên đây là những khả năng có thực bởi quân đội rất mạnh ở Thái Lan. Ngay cả bản thân ông Thaksin tuần trước cũng phải thừa nhận vai trò, sức mạnh của quân đội khi khẳng định rằng việc quay về Thái Lan hay không phụ thuộc vào các cuộc thương lượng với giới quân sự.
Do đó, trong bối cảnh phe quân sự chưa nhận được sự đảm bảo chắc chắn, đáng tin...thì có thể nói, ngày trở về của ông Thaksin sẽ ở rất xa, phải tính bằng đơn vị năm, thậm chí là hàng chục năm.
Quân đội Thái Lan luôn giữ vị trí quan trọng trong chính trường từ khi nước này chuyển sang chế độ quân chủ lập hiến năm 1932. Từ đó tới nay, họ 18 lần đảo chính. Từ sau cuộc đảo chính gần nhất nhằm vào ông Thaksin, ngân sách quốc phòng tăng gần gấp đôi và họ ủng hộ mạnh cho đảng Dân chủ cầm quyền của Thủ tướng Abhisit, giúp ông giữ ghế Thủ tướng và “xử lý phe áo đỏ” thân Thaksin. Trong cuộc đụng độ gần nhất hồi tháng 4, 5 giữa quân đội và “áo đỏ”, 91 người thiệt mạng, ít nhất 1.800 người bị thương. Trong khi đó, ông Thaksin vẫn phải sống lưu vong ở Dubai nhằm tránh nguy cơ bị bắt giữ ở Thái Lan. Ông bị truy tố nhiều tội, trong đó có tham nhũng... và chỉ có thể về nước nếu được ân xá. |
0 nhận xét