Theo Thông tư 20, kể từ 26/6, để nhập khẩu với ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi loại mới, các doanh nghiệp phải có giấy chỉ định hoặc giấy ủy quyền của nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất, hay hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.
Một thủ tục khác được bổ sung tại Thông tư 20 là doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ôtô đủ điều kiện do Bộ Giao thông – Vận tải cấp. Tuy nhiên, do các tiêu chuẩn về cơ sở bảo hành, bảo dưỡng được Bộ Giao thông – Vận tải quy định tại Thông tư 43, ban hành ngày 9/6 có hiệu lực từ 24/7 tới, nên từ thời điểm này, các doanh nghiệp mới phải nộp giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng.
Như vậy, thị trường ô tô nhập khẩu sẽ chỉ còn là “sân chơi” của các nhà nhập khẩu chính thức, mua bán chụp giựt sẽ bị xóa bỏ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều lo ngại khi người tiêu dùng trong nước sẽ khó xoay sở khi bị doanh nghiệp trong nước ép giá, giá xe ôtô sẽ bị đẩy cao, thị trường mất tính cạnh tranh. Bằng chứng là từ đầu tháng 6 đến nay, giá ô tô đã có hiện tượng tăng. Một số dòng xe của hãng Ford lắp ráp trong nước tăng từ 1.000 đến 1.600 USD, tương đương hơn 30 triệu đồng mỗi xe. Các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô cũng tăng giá từ 10 triệu đến vài chục triệu đồng một xe. Ngoài ra, việc đẩy mạnh nhập khẩu xe trước thời điểm siết lại thị trường này cũng được các doanh nghiệp khẩn trương thực hiện.
Ảnh: Dù kiểu làm ăn chụp giựt sẽ bị loại trừ, nhưng người tiêu dùng khó mua hơn khi thị trường ôtô thiếu tính cạnh tranh (T.Kiên)
Dù kiểu làm ăn chụp giật sẽ bị loại trừ nhưng người tiêu dùng khó mua hơn khi thị trường ô tô thiếu tính cạnh tranh. Ảnh: T.Kiên. |
Một thủ tục khác được bổ sung tại Thông tư 20 là doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ôtô đủ điều kiện do Bộ Giao thông – Vận tải cấp. Tuy nhiên, do các tiêu chuẩn về cơ sở bảo hành, bảo dưỡng được Bộ Giao thông – Vận tải quy định tại Thông tư 43, ban hành ngày 9/6 có hiệu lực từ 24/7 tới, nên từ thời điểm này, các doanh nghiệp mới phải nộp giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng.
Như vậy, thị trường ô tô nhập khẩu sẽ chỉ còn là “sân chơi” của các nhà nhập khẩu chính thức, mua bán chụp giựt sẽ bị xóa bỏ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều lo ngại khi người tiêu dùng trong nước sẽ khó xoay sở khi bị doanh nghiệp trong nước ép giá, giá xe ôtô sẽ bị đẩy cao, thị trường mất tính cạnh tranh. Bằng chứng là từ đầu tháng 6 đến nay, giá ô tô đã có hiện tượng tăng. Một số dòng xe của hãng Ford lắp ráp trong nước tăng từ 1.000 đến 1.600 USD, tương đương hơn 30 triệu đồng mỗi xe. Các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô cũng tăng giá từ 10 triệu đến vài chục triệu đồng một xe. Ngoài ra, việc đẩy mạnh nhập khẩu xe trước thời điểm siết lại thị trường này cũng được các doanh nghiệp khẩn trương thực hiện.
Ảnh: Dù kiểu làm ăn chụp giựt sẽ bị loại trừ, nhưng người tiêu dùng khó mua hơn khi thị trường ôtô thiếu tính cạnh tranh (T.Kiên)
0 nhận xét