Hàng chục ngàn trường trung học và tiểu học ở Anh dự báo sẽ đóng cửa vào ngày hôm nay (30-6) do hầu hết lực lượng giáo viên sẽ tham gia biểu tình phản đối kế hoạch cải cách của chính phủ. Không chỉ ở Anh và cũng không chỉ trong ngành giáo dục, lao động trong các ngành nghề khác tại nhiều nước châu Âu cũng đang vật vã tìm lối thoát.
- Khó khăn từ ngành giáo dục Anh
Liên minh Giáo viên Quốc gia Anh (NUT) - một trong bốn nghiệp đoàn tham gia tổ chức cuộc đại biểu tình trên cho biết có tới 85% trong tổng số 20.000 trường học ở nước này có thể bị đóng cửa hoàn toàn hoặc một phần, khiến hàng triệu học sinh phải nghỉ học. Liên minh Đại học và Cao đẳng (UCU) cũng cảnh báo sẽ có một sự xáo trộn đáng kể đối với hoạt động khoảng 350 trường cao đẳng và 75 trường đại học trên toàn nước Anh.
Đây sẽ là cuộc đình công lớn nhất của giới lao động khu vực Nhà nước kể từ khi chính phủ liên minh lên cầm quyền nhằm chống lại các chính sách cắt giảm của chính phủ. Trước đó, trong kế hoạch cắt giảm ngân sách hơn 90 tỷ EUR từ nay đến năm 2015, chủ yếu là không tăng lương công chức và xóa bỏ hơn 300.000 việc làm trong khu vực công.
Đây sẽ là cuộc đình công lớn nhất của giới lao động khu vực Nhà nước kể từ khi chính phủ liên minh lên cầm quyền nhằm chống lại các chính sách cắt giảm của chính phủ. Trước đó, trong kế hoạch cắt giảm ngân sách hơn 90 tỷ EUR từ nay đến năm 2015, chủ yếu là không tăng lương công chức và xóa bỏ hơn 300.000 việc làm trong khu vực công.
Chính phủ của Thủ tướng David Camreron thông qua một điều khoản đã được ban hành thành luật là tăng học phí của các trường đại học ở Anh, kế hoạch cắt giảm khoảng 2,9 tỷ bảng Anh (hơn 4,5 tỷ USD) tiền hỗ trợ giáo dục hàng năm của nhà nước dành cho các trường đại học.
Theo Telegraph, khoảng 750.000 người khắp cả nước tham gia cuộc đại biểu tình ngày 30-6. Ngoài lực lượng giáo viên, dự kiến còn có nhân viên các cơ quan và tổ chức công quyền của Anh như tòa án, cơ quan thuế, ngành hàng không, đường sắt…, bất chấp Thủ tướng Cameron khẳng định những thay đổi trong cải cách lương hưu là công bằng và phù hợp với hoàn cảnh hiện nay.
Theo Telegraph, khoảng 750.000 người khắp cả nước tham gia cuộc đại biểu tình ngày 30-6. Ngoài lực lượng giáo viên, dự kiến còn có nhân viên các cơ quan và tổ chức công quyền của Anh như tòa án, cơ quan thuế, ngành hàng không, đường sắt…, bất chấp Thủ tướng Cameron khẳng định những thay đổi trong cải cách lương hưu là công bằng và phù hợp với hoàn cảnh hiện nay.
Cuộc biểu tình 48 giờ tại Hy Lạp đã biến thành bạo động. |
- Đến khó khăn khắp châu Âu
Tình hình kinh tế khó khăn dẫn đến hàng loạt các chính sách bị thay đổi không chỉ diễn ra ở Anh. Ngày 29-6, nhiều nước thuộc Khu vực sử dụng đồng EUR (Eurozone) cũng tuyên bố thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng, thậm chí khắc khổ để thoát khỏi thời kỳ khó khăn này.
Thủ tướng Bồ Đào Nha P.Coelho cho biết chính phủ sẽ tạm hoãn dự án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối từ Lisbon (Bồ Đào Nha) sang Madrid (Tây Ban Nha), dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2013, nhằm tiết kiệm 3,3 tỷ EUR cho ngân sách. Đây là một phần trong chương trình 4 năm phát triển cơ sở hạ tầng của chính phủ đã trình Quốc hội để thông qua.
Còn Tây Ban Nha tuyên bố từ đầu tháng 7 tới sẽ áp đặt cơ chế chi tiêu đối với các cơ quan chính quyền địa phương, tương tự với cơ chế hạn chế chi tiêu đã được áp dụng ở cấp trung ương. Bộ trưởng Kinh tế Italia Giulio Tremonti cũng kêu gọi nước này thắt lưng buộc bụng trong bối cảnh chính phủ chuẩn bị công bố các biện pháp thắt chặt ngân sách trị giá 40 tỷ EUR (57 tỷ USD).
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng phát cuối năm 2008 đã khiến luồng đầu tư nước ngoài vào Liên minh châu Âu (EU) sụt giảm nghiêm trọng. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ thất nghiệp của người dân ở châu lục này ngày càng tăng, đời sống vì thế ngày càng khó khăn hơn.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng phát cuối năm 2008 đã khiến luồng đầu tư nước ngoài vào Liên minh châu Âu (EU) sụt giảm nghiêm trọng. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ thất nghiệp của người dân ở châu lục này ngày càng tăng, đời sống vì thế ngày càng khó khăn hơn.
Sau một thời gian dài sống cuộc sống êm ả với trợ cấp cao, giáo dục, chất lượng sống được ưu tiên hàng đầu, cú sốc khủng hoảng quá lớn đã đánh gục lục địa già vì trước đó chưa hề được chuẩn bị tinh thần đón nhận. Phản ứng lúng túng của các quốc gia châu Âu cho thấy chắc còn phải lâu lắm, châu lục này mới trở lại cuộc sống ít xáo trộn như xưa.
Quốc hội Hy Lạp thông qua gói chi tiêu khắc khổ Với 155 phiếu thuận và 138 phiếu chống, Quốc hội Hy Lạp ngày 29-6 đã thông qua kế hoạch chi tiêu khắc khổ mới giai đoạn 5 năm theo yêu cầu của các chủ nợ quốc tế trong khi xung đột bạo lực đã diễn ra giữa những người biểu tình và lực lượng cảnh sát bắn đạn hơi cay bên ngoài tòa nhà Quốc hội. Các biện pháp trên sẽ tiết kiệm 28,4 tỷ EUR (40 tỷ USD) vào năm 2015 và như thế nước này có thể nhận được khoản cứu trợ tài chính khẩn cấp từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Theo Reuters, dự luật trên, liên quan tới việc tăng thuế, các mục tiêu chi tiêu và hoạt động tư nhân hóa, đã mở đường cho cuộc bỏ phiếu thứ hai diễn ra ngày 30-6 để thông qua một dự luật khác. Cả hai dự luật này cần phải được thông qua thì EU và IMF mới cung cấp khoản vay sống còn trị giá 12 tỷ EUR cho chính phủ của Thủ tướng George Papandreou. |
HẠNH CHI
Theo SGGP
0 nhận xét