Cần có phương án bảo tồn tổng thể di sản Thành nhà Hồ

Ngày 27-6 vừa qua, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) đã chính thức công nhận Thành nhà Hồ là di sản văn hóa thiên nhiên thế giới.
Tọa lạc trên địa bàn hai xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến tỉnh Thanh Hóa, Thành nhà Hồ là công trình kỳ vĩ được dựng bằng đá lớn độc đáo có một không hai. Tòa thành thể hiện sự gắn kết đầy bí ẩn giữa công trình kiến trúc với cảnh quan văn hóa và thiên nhiên.
Kỹ thuật xây dựng của Thành nhà Hồ rất kỳ bí. Ảnh: MINH TUẤN
Kỹ thuật xây thành bí ẩn
Theo sử sách, Thành nhà Hồ được xây dựng chỉ trong vòng 3 tháng (từ tháng 1-1397 đến tháng 3-1397). Thành nhà Hồ giữ vai trò kinh đô nước Đại Việt trong  những năm cuối cùng của triều Trần. Đây là tòa thành duy nhất của Việt Nam xây bằng đá, và giữ kỷ lục là công trình được người Việt Nam thiết kế xây dựng nhanh nhất, với Hoàng Thành bằng đá bên trong và La Thành bằng đất bao bên ngoài. Quan sát kỹ tường thành sẽ thấy lối kiến trúc rất độc đáo của cha ông ta thời đó, các phiến đá được xếp đan xen theo hình múi cam để tránh động đất. Khu vực này gồm 4 cổng thành được làm bằng đá theo phương thức: tiền, hậu, tả, hữu. Các bức tường thành được ghép từ những khối đá lớn có kích thước trung bình: 2,2m x 1,2m x 1,5m, có phiến đá nặng đến 20 tấn. Thời ấy chưa có công nghệ ghép đá gắn xi măng nhưng làm sao để những bức tường thành vẫn được xếp vuông vắn, thẳng đứng và tồn tại đến ngày nay vẫn là điều bí ẩn.
Theo Giáo sư sử học Lê Văn Lan, Thành nhà Hồ là điểm hội tụ và kết tinh của xã hội công nghệ và lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ 14 - đầu thế kỷ 15 ở miền Tây Thanh Hóa. Địa điểm xây thành có vị trí rất “đắc địa”, đây chính là điểm trung chuyển thiết yếu trên con đường xuyên Việt trước đây vẫn gọi là đường Lai kinh hay đường Thượng đạo.
Di tích này là công trình kiến trúc đá và kiến trúc thành lũy quân sự có một không hai. Kỹ thuật xây dựng thành công các bức tường thành bằng đá lớn đã phát huy ảnh hưởng của nó tới kỹ thuật xây dựng nhiều tòa thành sau đó ở khu vực, nhưng kỳ vĩ nhất, đặc sắc nhất chỉ có Thành nhà Hồ vốn được xem như một hiện tượng đột khởi “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử xây dựng kiến trúc thành quách Việt Nam và khu vực.
Trải qua hơn 6 thế kỷ, Thành nhà Hồ được bảo tồn rất tốt trong cảnh quan thiên nhiên còn hầu như nguyên vẹn. Đây là một trong số ít các di tích kinh thành chưa chịu nhiều tác động của quá trình đô thị hóa, còn được bảo tồn gần như nguyên vẹn cả trên mặt đất và trong lòng đất.
Chú ý bảo tồn di tích
Thành nhà Hồ là một công trình có giá trị nổi bật toàn cầu với kiến trúc kiểu kinh thành phương Đông, vừa là trung tâm quyền lực, vừa là pháo đài quân sự, thể hiện sự gắn kết tài tình giữa công trình kiến trúc với cảnh quan văn hóa và thiên nhiên. 
Dù từ nhiều năm qua, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng như Ban quản lý Thành nhà Hồ đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm bảo tồn công trình kiến trúc đá độc đáo này, nhưng trục chính hình chữ thập tỏa ra 4 cổng trong thành vẫn là con đường “dân sinh”. Cảnh xe công nông mù khói, xe máy nườm nượp đi lại, trâu bò thong thả gặm cỏ… tự do ngay chính trung tâm thành khiến nhiều người không khỏi chạnh lòng.
Theo họa sĩ Phan Bảo (hiện sống tại Thanh Hóa), cần giải tỏa ở khu vực xung quanh thành để có một khoảng không gian tương xứng nhằm tôn vinh di sản. Về hình thức, Thành nhà Hồ đã như thế nào thì cứ giữ nguyên như thế, không nên chặt bỏ những cây cối đã mọc trong kẽ đá, cũng như đừng nghĩ đến chuyện phục dựng tường thành, lầu gác gì cả.
Theo TS Christopher Young - Giám đốc di sản thế giới và chính sách quốc tế - Hội đồng Di sản Anh khi đến Thành nhà Hồ cũng đã khuyến cáo chính quyền tỉnh Thanh Hóa cần tạo được sự đồng thuận cao cùng người dân sống trong vùng đệm.
Ông Vương Văn Việt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Sau khi công trình lịch sử này trở thành di sản thiên nhiên của thế giới, chúng tôi sẽ có phương án để bảo quản, phát huy tốt những giá trị của di tích, trong đó sẽ triển khai các phương án bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di tích”. Để danh hiệu này được duy trì mãi mãi thì công tác bảo vệ, gìn giữ và phát huy những giá trị của di tích Thành nhà Hồ là việc làm rất cần thiết trong tương lai.
Vĩnh Xuân
SGGP

Tags: , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia