Sau bài viết Đắt hàng với tiệc 8 triệu đồng/khách đăng trên Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - báo VietNamNet, rất nhiều độc giả gửi phản hồi về thông tin này. Lạ là, ngoài một vài bình luận cho rằng đó là sự phô trương phung phí, hợm hĩnh, thì có đến 70% số độc giả bênh vực cho cách tiêu tiền trên. Điều đó chứng tỏ cách nhìn thoáng hơn về quan niệm tiêu dùng trong xã hội.
Độc giả Tunggiang80 cho rằng, việc các "đại gia" ăn uống gì và ăn thế nào để đảm bảo được sức khỏe, tái tạo năng lực lao động của của họ là chuyện bình thường.
Ví dụ, với thu nhập 100 triệu/tháng, sao lại bắt họ ăn suất cơm 20.000 đồng? Họ kiếm tiền chính đáng thì đương nhiên, việc bảo vệ sức khỏe là quan trọng nhất. Không thể ăn cho no bụng, ăn cho qua ngày với số tiền thu nhập trong 1 tháng lớn như vậy, mà còn là để thưởng thức và cơ hội để tìm kiếm mối quan hệ.
Cuộc sống không bao giờ bình đẳng. Người ta làm ăn, cố gắng kiếm đồng tiền, thì họ có quyền tiêu tiền của họ.
"Giả sử họ kiếm được 1 tỷ/tháng, đầu tư 500 triệu đồng, làm từ thiện 200 triệu đồng, vậy thì họ được quyền tiêu số tiền còn lại cho gia đình mình chứ. Đừng nói là 1 tỷ/tháng là không thể, Việt Nam có nhiều người kiếm nhiều hơn mức đó. Chỉ là họ quá kín tiếng mà thôi" - độc giả Ngoc_lopd đánh giá.
"Chúng ta thấy họ như vậy là lãng phí? Nếu Việt Nam có 80% dân số 'lãng phí' như họ thì nước ta đã thành nước phát triển rồi", Tunggiang80 nhận xét.
Đồng tình với ý kiến trên, độc giả Npkhvan thắc mắc, "không hiểu sao các bạn rất nhạy cảm và cực đoan như thế"! Một đất nước không thể phát triển nếu không kích cầu. Bào ngư do ngư dân nuôi, đánh bắt; thịt và các loại nông sản do nông dân nuôi trồng. Các bạn có biết bao nhiêu người trồng rau sạch vất vả nhưng không có đầu ra? Sự thiển cận làm hại phát triển. Nếu không có các nghệ nhân "nhất nghệ tinh" như Võ Quốc thì ai làm vinh danh cho các ngành nghề? Còn chuyện làm từ thiện, theo độc giả trên, là chuyện đương nhiên nhưng chúng ta vẫn cần phát triển.
"Ngoài ra, giữ thể diện cũng là quan trọng. Có những vị thượng khách mà 8 triệu hay 80 triệu cũng cần phải đón tiếp. Các đại gia đãi nhau 8 triệu nhưng trong kinh doanh, cái lợi đem đến gấp cả trăm lần như thế. Nếu các đại gia không ăn, sao ngành đầu bếp phát triển? Sao nông dân, ngư dân có đầu ra?".
Vì thế, độc giả Tongbuison cho rằng, một đất nước nghèo, nhưng không phải tất cả đều nghèo. Họ có thể xài như vậy, tức là người ta cũng có thể làm được như vậy thậm chí là nhiều hơn! Làm theo năng lực hưởng theo lao động, không có nghĩa là cào bằng. Nếu một người đi nhặt rác để kiếm tiền thì làm sao so sánh với lập trình viên được, công sức và thời gian của họ không thể được đánh giá như nhau. Nếu có đưa cho họ một món ăn trên bàn tiệc đó thì có lẽ, họ cũng coi như củ khoai củ sắn. Ăn thùng uống chậu, mới thỏa được cái dạ dày của họ. Còn người ăn rất ít và biết thưởng thức thì sự tinh tế của loài người mới được nâng cao!
Nằm trên cái giường cũng nhiều loại, có người có thể "ngả trên liếp cỏ ngủ ngon lành" nhưng cũng có người ngủ trên nhung lụa, đó là những sự khác biệt về nghề nghiệp đẳng cấp và cả sự tài năng!
Do vậy, sự so sánh quả là không nên có, bởi cần phải khuyến khích những người làm nâng cao giá trị của sản vật sẵn có của chúng ta, làm cho bạn bè quốc tế thán phục và kéo đến mà hưởng thụ, và chúng ta có thể thu về những phí dịch vụ hợp lẽ, hợp thời...
Từ đó, độc giả này "hoan nghênh những nhà bếp sáng tạo. Hoan nghênh cả những người tạo ra được những hương vị đẳng cấp từ sản phẩm tự nhiên của đất nước chúng ta, và hoan nghênh cả những người biết thưởng thức để tạo ra được thị trường cho những người có tài năng thi thố". Nếu không như thế thì sự ganh đua cạnh tranh tạo động lực cho sự vươn tới bị triệt tiêu.
"Hãy có cái nhìn tích cực hơn, rộng hơn... chúng ta mới có thể phát triển được. Tư duy của các bạn đang là tư duy của người nghèo" - một độc giả bình luận. Và bản thân người giàu, họ cũng phải đóng thuế thu nhập - không phải là nhỏ - rồi có những hoạt động giúp đỡ cộng đồng xã hội.
Anh Nguyen Quang Vinh - một trong những thực khách của Võ Quốc, chia sẻ, anh đã thử dùng các món do đầu bếp này làm. "Con tôm đất to gần bằng con tôm sú, đỏ au, rất chắc và thơm phức. Nước dùng cô đặc, không hề có bột ngọt. Rau củ an toàn... Tôi biết anh ấy đã đầu tư rất nhiều cho các món ăn nên tôi sẵn sàng trả giá cao".
Độc giả này cũng không ngần ngại viết: "Tôi là những 'người vô tâm' mà các bạn đang nói đến. Tôi đãi khách hàng 1 bữa ăn, họ ký với tôi hợp đồng hàng chục tỷ và công ty của tôi tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động. Công ty tôi cũng làm từ thiện đấy, cũng tặng áo cho học sinh, cũng tặng xe đạp. Không lẽ tôi phải chịu trách nhiệm về sự nghèo khó đang diễn ra nơi nơi? Các bạn có chịu trách nhiệm về điều đó không?
Các bạn cứ lên tiếng chê trách người xài xe hơi xịn, người tiêu dùng hàng hiệu, người thích ăn ngon... sao các bạn không nghĩ họ phải cố gắng làm việc, kiếm tiền và còn đóng thuế cho nhà nước khi họ tiêu dùng.
Từ đó, anh rất thích câu bình luận của một bạn trong diễn đàn "nếu 80% dân số tiêu xài như thế thì nước ta là nước phát triển". Anh cũng mong mình cứ làm ra tiền và sẵn sàng chi tiêu, đóng thuế, để đất nước phát triển.
Độc giả Tunggiang80 cho rằng, việc các "đại gia" ăn uống gì và ăn thế nào để đảm bảo được sức khỏe, tái tạo năng lực lao động của của họ là chuyện bình thường.
Ví dụ, với thu nhập 100 triệu/tháng, sao lại bắt họ ăn suất cơm 20.000 đồng? Họ kiếm tiền chính đáng thì đương nhiên, việc bảo vệ sức khỏe là quan trọng nhất. Không thể ăn cho no bụng, ăn cho qua ngày với số tiền thu nhập trong 1 tháng lớn như vậy, mà còn là để thưởng thức và cơ hội để tìm kiếm mối quan hệ.
Cuộc sống không bao giờ bình đẳng. Người ta làm ăn, cố gắng kiếm đồng tiền, thì họ có quyền tiêu tiền của họ.
"Giả sử họ kiếm được 1 tỷ/tháng, đầu tư 500 triệu đồng, làm từ thiện 200 triệu đồng, vậy thì họ được quyền tiêu số tiền còn lại cho gia đình mình chứ. Đừng nói là 1 tỷ/tháng là không thể, Việt Nam có nhiều người kiếm nhiều hơn mức đó. Chỉ là họ quá kín tiếng mà thôi" - độc giả Ngoc_lopd đánh giá.
"Chúng ta thấy họ như vậy là lãng phí? Nếu Việt Nam có 80% dân số 'lãng phí' như họ thì nước ta đã thành nước phát triển rồi", Tunggiang80 nhận xét.
"Ngoài ra, giữ thể diện cũng là quan trọng. Có những vị thượng khách mà 8 triệu hay 80 triệu cũng cần phải đón tiếp. Các đại gia đãi nhau 8 triệu nhưng trong kinh doanh, cái lợi đem đến gấp cả trăm lần như thế. Nếu các đại gia không ăn, sao ngành đầu bếp phát triển? Sao nông dân, ngư dân có đầu ra?".
Vì thế, độc giả Tongbuison cho rằng, một đất nước nghèo, nhưng không phải tất cả đều nghèo. Họ có thể xài như vậy, tức là người ta cũng có thể làm được như vậy thậm chí là nhiều hơn! Làm theo năng lực hưởng theo lao động, không có nghĩa là cào bằng. Nếu một người đi nhặt rác để kiếm tiền thì làm sao so sánh với lập trình viên được, công sức và thời gian của họ không thể được đánh giá như nhau. Nếu có đưa cho họ một món ăn trên bàn tiệc đó thì có lẽ, họ cũng coi như củ khoai củ sắn. Ăn thùng uống chậu, mới thỏa được cái dạ dày của họ. Còn người ăn rất ít và biết thưởng thức thì sự tinh tế của loài người mới được nâng cao!
Nằm trên cái giường cũng nhiều loại, có người có thể "ngả trên liếp cỏ ngủ ngon lành" nhưng cũng có người ngủ trên nhung lụa, đó là những sự khác biệt về nghề nghiệp đẳng cấp và cả sự tài năng!
Do vậy, sự so sánh quả là không nên có, bởi cần phải khuyến khích những người làm nâng cao giá trị của sản vật sẵn có của chúng ta, làm cho bạn bè quốc tế thán phục và kéo đến mà hưởng thụ, và chúng ta có thể thu về những phí dịch vụ hợp lẽ, hợp thời...
Từ đó, độc giả này "hoan nghênh những nhà bếp sáng tạo. Hoan nghênh cả những người tạo ra được những hương vị đẳng cấp từ sản phẩm tự nhiên của đất nước chúng ta, và hoan nghênh cả những người biết thưởng thức để tạo ra được thị trường cho những người có tài năng thi thố". Nếu không như thế thì sự ganh đua cạnh tranh tạo động lực cho sự vươn tới bị triệt tiêu.
"Hãy có cái nhìn tích cực hơn, rộng hơn... chúng ta mới có thể phát triển được. Tư duy của các bạn đang là tư duy của người nghèo" - một độc giả bình luận. Và bản thân người giàu, họ cũng phải đóng thuế thu nhập - không phải là nhỏ - rồi có những hoạt động giúp đỡ cộng đồng xã hội.
Anh Nguyen Quang Vinh - một trong những thực khách của Võ Quốc, chia sẻ, anh đã thử dùng các món do đầu bếp này làm. "Con tôm đất to gần bằng con tôm sú, đỏ au, rất chắc và thơm phức. Nước dùng cô đặc, không hề có bột ngọt. Rau củ an toàn... Tôi biết anh ấy đã đầu tư rất nhiều cho các món ăn nên tôi sẵn sàng trả giá cao".
Độc giả này cũng không ngần ngại viết: "Tôi là những 'người vô tâm' mà các bạn đang nói đến. Tôi đãi khách hàng 1 bữa ăn, họ ký với tôi hợp đồng hàng chục tỷ và công ty của tôi tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động. Công ty tôi cũng làm từ thiện đấy, cũng tặng áo cho học sinh, cũng tặng xe đạp. Không lẽ tôi phải chịu trách nhiệm về sự nghèo khó đang diễn ra nơi nơi? Các bạn có chịu trách nhiệm về điều đó không?
Các bạn cứ lên tiếng chê trách người xài xe hơi xịn, người tiêu dùng hàng hiệu, người thích ăn ngon... sao các bạn không nghĩ họ phải cố gắng làm việc, kiếm tiền và còn đóng thuế cho nhà nước khi họ tiêu dùng.
Từ đó, anh rất thích câu bình luận của một bạn trong diễn đàn "nếu 80% dân số tiêu xài như thế thì nước ta là nước phát triển". Anh cũng mong mình cứ làm ra tiền và sẵn sàng chi tiêu, đóng thuế, để đất nước phát triển.
Theo Ngọc Hà (VEF)
0 nhận xét