Ngư dân khai thác thủy sản trên biển hiện đang gặp nhiều khó khăn, không chỉ là về ngư trường, nguồn lợi thủy sản mà còn những khó khăn như giá xăng dầu tăng cao, chi phí lớn trong khi thiên tai, bão lốc liên tục xảy ra. Chiều 20-6, PV Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát (ảnh) xung quanh vấn đề này.
* PV: Thưa bộ trưởng, để giúp ngư dân bám biển, trong thời gian qua, nhiều địa phương thuộc miền Trung và Tây Nam bộ đã có mô hình tổ đội, hải đội ngư dân, mô hình “tàu mẹ - tàu con” cùng nhau khai thác thủy sản, thậm chí tại Quảng Bình và Quảng Ngãi còn thành lập quỹ hỗ trợ ngư dân bám biển. Bộ trưởng đánh giá thế nào về những mô hình như vậy?
* PV: Thưa bộ trưởng, để giúp ngư dân bám biển, trong thời gian qua, nhiều địa phương thuộc miền Trung và Tây Nam bộ đã có mô hình tổ đội, hải đội ngư dân, mô hình “tàu mẹ - tàu con” cùng nhau khai thác thủy sản, thậm chí tại Quảng Bình và Quảng Ngãi còn thành lập quỹ hỗ trợ ngư dân bám biển. Bộ trưởng đánh giá thế nào về những mô hình như vậy?
* Bộ trưởng CAO ĐỨC PHÁT: Tôi rất hoan nghênh cách làm sáng tạo của các địa phương để giúp bà con ngư dân bám biển. Đồng thời, để nhân rộng các mô hình này, ngày 24-6, chúng tôi sẽ tổ chức họp với các địa phương ven biển để cùng trao đổi kinh nghiệm và bàn bạc thêm các giải pháp hỗ trợ ngư dân có thể giúp nhau bám biển, hoạt động hiệu quả hơn.
* Mới đây, trong cuộc họp với Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, bộ trưởng có nhắc tới khó khăn của ngư dân nước ta hiện nay là không đảm bảo điều kiện kỹ thuật để đánh bắt xa bờ một cách an toàn. Vậy chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?
* Để khắc phục những khó khăn này, chúng tôi đang triển khai một loạt biện pháp hỗ trợ ngư dân bám biển, hoạt động xa bờ an toàn và có hiệu quả hơn. Thứ nhất, chúng tôi đang thực hiện dự án trang bị phương tiện liên lạc hiện đại qua vệ tinh cho các tàu cá xa bờ. Thứ hai, Chính phủ sẽ tiếp tục đầu tư nâng cấp các khu neo đậu tàu thuyền. Thứ ba, xây dựng các khu dịch vụ hậu cần nghề cá ngay trên biển.
* Để giúp ngư dân vượt qua khó khăn do giá xăng dầu tăng cao, Bộ NN-PTNT vừa đề nghị Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ giá xăng dầu cho bà con. Vậy khi nào sẽ triển khai?
* Mới đây, trong cuộc họp với Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, bộ trưởng có nhắc tới khó khăn của ngư dân nước ta hiện nay là không đảm bảo điều kiện kỹ thuật để đánh bắt xa bờ một cách an toàn. Vậy chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?
* Để khắc phục những khó khăn này, chúng tôi đang triển khai một loạt biện pháp hỗ trợ ngư dân bám biển, hoạt động xa bờ an toàn và có hiệu quả hơn. Thứ nhất, chúng tôi đang thực hiện dự án trang bị phương tiện liên lạc hiện đại qua vệ tinh cho các tàu cá xa bờ. Thứ hai, Chính phủ sẽ tiếp tục đầu tư nâng cấp các khu neo đậu tàu thuyền. Thứ ba, xây dựng các khu dịch vụ hậu cần nghề cá ngay trên biển.
* Để giúp ngư dân vượt qua khó khăn do giá xăng dầu tăng cao, Bộ NN-PTNT vừa đề nghị Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ giá xăng dầu cho bà con. Vậy khi nào sẽ triển khai?
Ngư dân miền Trung đang thực hiện một chuyến ra khơi. Ảnh: NGUYÊN KHÔI |
* Hiện nay chúng tôi vẫn đang tiếp tục trao đổi với các bộ, ngành để quyết định việc hỗ trợ giá xăng dầu. Tuy nhiên, do giá sản phẩm thủy sản và giá xăng dầu liên tục biến động nên để đảm bảo lâu dài, xu hướng là chúng tôi sẽ tìm ra cơ chế phù hợp và bền vững hơn để hỗ trợ cho ngư dân, để bà con yên tâm bám biển.
Trong đó, tinh thần là chúng tôi sẽ khuyến khích ngư dân nhân rộng mô hình thành lập tổ đội khai thác để hỗ trợ nhau đối phó với thiên tai trên biển, phân công tổ chức khai thác, tổ chức dịch vụ hậu cần một cách có hiệu quả, chẳng hạn tổ chức các tàu dịch vụ cung cấp nước, xăng dầu, đá lạnh… từ bờ ra khơi, đồng thời tổ chức thu mua sản phẩm ngay trên biển để ngư dân tiết kiệm chi phí đi lại giữa bờ và ngoài khơi, giúp ngư dân chủ động đấu tranh với những tiêu cực trên biển.
Bên cạnh đó, hiện nay Chính phủ cũng bố trí thêm kinh phí để tiếp tục xây dựng các khu neo đậu tàu thuyền nhằm hỗ trợ ngư dân khai thác thủy sản. Chính phủ cũng đã đầu tư thông qua ngân sách của các địa phương để hỗ trợ ngư dân tổ chức đánh bắt cá xa bờ.
Trong đó, tinh thần là chúng tôi sẽ khuyến khích ngư dân nhân rộng mô hình thành lập tổ đội khai thác để hỗ trợ nhau đối phó với thiên tai trên biển, phân công tổ chức khai thác, tổ chức dịch vụ hậu cần một cách có hiệu quả, chẳng hạn tổ chức các tàu dịch vụ cung cấp nước, xăng dầu, đá lạnh… từ bờ ra khơi, đồng thời tổ chức thu mua sản phẩm ngay trên biển để ngư dân tiết kiệm chi phí đi lại giữa bờ và ngoài khơi, giúp ngư dân chủ động đấu tranh với những tiêu cực trên biển.
Bên cạnh đó, hiện nay Chính phủ cũng bố trí thêm kinh phí để tiếp tục xây dựng các khu neo đậu tàu thuyền nhằm hỗ trợ ngư dân khai thác thủy sản. Chính phủ cũng đã đầu tư thông qua ngân sách của các địa phương để hỗ trợ ngư dân tổ chức đánh bắt cá xa bờ.
PHÚC HẬU
Theo SGGP
0 nhận xét