Bắt nạt trẻ trên mạng

Một nghiên cứu của Trung tâm Galaxy Research (Úc) cho biết 1/3 trẻ ở độ tuổi từ 14 đến 17 thường xuyên bị bắt nạt trên mạng xã hội

Tiến sĩ Marilyn Campbell, chuyên gia tâm lý trẻ em thuộc Viện Công nghệ Queensland của Úc, đã thực hiện một cuộc khảo sát trên 3.000 học sinh từ lớp 6 đến lớp 12. Kết quả cho thấy 14% số học sinh này bị bắt nạt trên mạng và 7% học sinh thừa nhận mình là kẻ bắt nạt.
Vấn nạn toàn cầu
Với sự ra đời của các công nghệ và mạng kỹ thuật số tiên tiến, những kẻ bắt nạt không cần thiết phải mặt đối mặt  với nạn nhân để làm tổn thương họ. Thế nhưng, sức ảnh hưởng lại có phần nặng nề hơn do tốc độ lan truyền nhanh chóng.
Các khảo sát cho thấy những diễn đàn trực tuyến hiện là hang ổ của những kẻ bắt nạt khi thanh thiếu niên sử dụng các trang mạng xã hội ngày càng nhiều.
Bà Marilyn Campbell nhận định hăm dọa trên mạng đang trở thành vấn nạn toàn cầu. “Chúng tôi cho rằng hình thức bắt nạt này gây ra hậu quả tồi tệ hơn kiểu bắt nạt trực tiếp trước nay do phải đọc những dòng chữ đe dọa ấy nhiều lần” - bà Marilyn Campbell nói.
Tình trạng bắt nạt trẻ trên mạng đang ngày càng phổ biến. Ảnh: UA.EDU
Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Michigan (Mỹ) cho biết nỗi đau mà những đứa trẻ bị bắt nạt phải gánh chịu sẽ để lại một vết sẹo về tình cảm. Chúng dễ mắc chứng trầm cảm, phần lớn có ý định tự tử và xuất hiện một số triệu chứng của bệnh tâm thần ở giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên.
Đã có nhiều trường hợp tự tử do bị hăm dọa trên mạng, chẳng hạn như câu chuyện của cô bé người Mỹ tên Megan Meier. Trước sinh nhật 14 tuổi 3 tuần lễ vào năm 2006, cô bé đã tự tử do những lời đe dọa đăng trang mạng xã hội MySpace.
Khó giải quyết triệt để
Ông Joe Sullivan, trưởng bộ phận an toàn thông tin cá nhân của mạng xã hội Facebook, cho biết sau cuộc hội thảo tổ chức hồi tháng 4 ở Nhà Trắng, mạng xã hội này đã đưa ra các thay đổi nhằm đối phó với vấn nạn bắt nạt trẻ trên mạng này.
Theo đó, Trung tâm An toàn Gia đình đã được thiết lập nhằm cung cấp thông tin về sự an toàn và riêng tư trên Facebook cho các bậc phụ huynh và giáo viên mà không yêu cầu họ đăng ký tài khoản trên Facebook. Tại trung tâm này, cha mẹ và thầy cô còn được cập nhật thêm các thông tin mới nhất về tình hình bắt nạt trên Facebook.
Việc Facebook bắt đầu thực hiện các biện pháp tăng cường an ninh mạng là tín hiệu rất khả quan. Tuy nhiên, tiến sĩ Marilyn Campbell cho rằng trẻ sẽ không nói cho người lớn biết việc mình bị bắt nạt sau khi thông báo sự việc cho Facebook.
“Theo tôi, những đứa trẻ sẽ không nói với người lớn về việc bị bắt nạt, một phần vì sợ bị cấm sử dụng các thiết bị công nghệ, một phần vì có thể chúng sẽ bị bắt nạt nhiều hơn nếu báo với người lớn” - bà Marilyn Campbell nói trên đài ABC của Úc.
Ông Colin Jacobs, Chủ tịch Tổ chức Electronic Frontiers tại Úc, khẳng định đây là một vấn đề mang tính xã hội và khó có thể đưa ra được một giải pháp triệt để.
Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng và nghĩ rằng việc cho phép trẻ em tham gia mạng xã hội hay lên mạng sẽ đẩy chúng vào hang cọp. Với ông Colin Jacobs, đây là một cách giúp trẻ rèn luyện khả năng chịu đựng để vững vàng hơn trong cuộc sống sau này.
HUỆ BÌNH
NLĐ

Tags: , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia