Thuyền buồm cánh dơi trên Vịnh Hạ Long.
Đúng là chúng ta nên có một Bảo tàng Văn hóa biển Quốc gia, như thông điệp truyền đi từ hội thảo “Văn hóa biển đảo” ở Nha Trang mới đây. Nhưng trước hết cần thức tỉnh lòng say mê nghiên cứu văn hóa biển, tránh hư danh trong học thuật, nhất là trong điều kiện có khả năng hợp tác quốc tế rộng rãi, hợp tác liên ngành, nếu không nó sẽ khó tránh khỏi viễn cảnh giống như Bảo tàng Hà Nội, một công trình khổng lồ mà rỗng ruột!
Qua theo dõi báo chí và thăm thú nhiều bảo tàng trong nước nói chung, nhiều ý kiến đã nêu lên những cái chưa được của quan niệm làm bảo tàng ở Việt Nam. Vì bảo tàng đâu chỉ là nơi minh chứng một quyết định của một thời mà còn là nơi để các thế hệ say mê học tập quá khứ để nhìn về tương lai, nơi trưng bày những sự vật sinh động, nhân văn lôi cuốn mọi người? Nếu với cách làm bảo tàng hiện nay, có lẽ chúng ta không thể chấp nhận như một vài bảo tàng nước ngoài mà tôi đã thấy, ví dụ nó diễn giải con người đã giải quyết việc “ị” trên tàu như thế nào, từ thời các tàu buồm cho tới con tàu hiện đại, một việc khá tầm thường theo cách nhìn chung của chúng ta, nhưng lại khá sinh động và rất “khoa học công nghệ”, rất nhân văn.
Bảo tàng Dân tộc tại Hà Nội là một thí dụ thành công: người tham quan đã từng được ôn lại sinh hoạt thời bao cấp với những chi tiết tỉ mỉ, trẻ em có thể chơi “ô ăn quan” đúng như các cụ ta xưa kia vui đùa. Chỉ tiếc là cái thuyền Thanh Hóa để gần cửa ra vào của Bảo tàng chẳng nói lên được điều gì về cuộc chinh phục sông biển của dân tộc… Cho nên thay đổi một cách sâu sắc cách làm bảo tàng, sử dụng thật tốt các bảo tàng với yếu tố biển sẵn có như Bảo tàng Hải quân Hải Phòng, Bảo tàng Cọc Bạch Đằng tại Quảng Yên, Bảo tàng Quy Nhơn, Bảo tàng Trận Rạch Gầm-Xoài Mút tại Mỹ Tho… có thể là việc cần làm ngay, thiết thực, là bước tập dượt cho một bảo tàng chuyên mang yếu tố biển sau này.
Một yếu tố vô cùng quan trọng nữa là hiện vật và các câu chuyện, là nội dung trong khối nhà to lớn mà ta sẽ gọi là Bảo tàng Văn hóa biển. Có thể nói rằng, cái “ruột” của bảo tàng đó hiện nay quá sơ sài, nếu không muốn nói là chẳng có gì, tức là chúng ta chưa có nhiều công trình nghiên cứu sinh hoạt sông biển của dân tộc, từ việc làm ghe đóng thuyền, may buồm, tới việc đan lưới đánh cá và các câu ca dao hò vè… Có bạn sẽ phản đối và dẫn ra một loạt các công trình nghiên cứu về lễ hội Nghinh Ông, về các lễ Cầu Ngư… nhưng cứ xem bộ phim về biển đảo mà Truyền hình Việt Nam đã xây dựng cũng đủ biết tư liệu quá nghèo: lại các ảnh Hội An từ tư liệu nước ngoài cũ kỹ, lại thuyền trống đồng… Có một chi tiết trong bộ phim này mà tôi không quên là có một ông tiến sĩ dân tộc học trước cái mô hình thuyền buồm cánh dơi đã giải thích say sưa về cái xiếm nhưng nhầm nó với chức năng bánh lái thuyền, một cái nhầm chết người về kỹ thuật!
Trong khi đó những việc làm từ Trung Hoa đáng để chúng ta học tập. Từ vài chục năm trước, với ý chí bành trướng ra đại dương, họ đã có một kế hoạch tỉ mỉ lôi cuốn toàn dân, trước hết là giới học giả, khoa bảng trong cuộc ngược về quá khứ tìm tòi truyền thống, hướng tới tương lai đại dương, biển xanh, trong tất cả mọi ngành nghề từ khoa học xã hội lẫn tự nhiên, từ tỉnh miền núi Vân Nam tới những bảo tàng thuyền ở Phúc Châu, Phúc Kiến, từ những kho sách cổ tại Bắc Kinh tới những cuộc truy tìm các hậu duệ Hoa cho là còn sót lại tại Kenya (1) Phi Châu, từ hàng trăm nghìn đầu sách về lịch sử chinh phục biển trong nước tới cả những cuộc liên kết cổ động cho Gavin Menzies (2), một ông sĩ quan Anh về hưu nhưng mê “vịt tiềm Bắc Kinh”… Nhìn những cuốn sách trong bộ “Cổ thuyền” (3), một công trình nghiên cứu của họ, chứng minh cuộc chinh phục biển trong quá khứ, chúng ta không thể tự hỏi, ở nước ta đã có những công trình tương tự như vậy hay vẫn chỉ là việc nhắc lại những Paris, Pietri, những công trình bất hủ nghiên cứu về thuyền bè của chúng ta đã có tuổi đời hơn nửa thế kỷ? Các công trình của các trường đầy ắp các đề tài “thiết kế tàu 5 vạn tấn”, “thiết kế tàu cánh ngầm”, những đề tài copy và paste, cắt và dán nhưng liệu có đề tài nào đề cập tới buồm cánh dơi, cách tính toán và công nghệ dân gian ra sao?
Trong khi đó chúng ta nên biết rằng tàu thuyền Việt Nam luôn là đề tài nghiên cứu của nhiều thế hệ các học giả nước ngoài, là nỗi đam mê của John Doney và Edwards người Mỹ, của bà Francoise Aubaile-Sallenave (4) người Pháp. Suốt mùa hè năm 2009 Edwards đã một mình rong ruổi một chiếc xe máy cà tàng từ Móng Cái tới Kiên Giang với một chiếc máy ảnh để lưu giữ hàng nghìn tấm hình thuyền bè mà ông sợ “sẽ mất rất nhanh theo thời gian”! Có lẽ Tim Severin (5), nhà du lịch huyền thoại người Anh biêt rõ về nơi làm buồm cánh dơi tại Hà Nam, Phong Cốc, Quảng Yên hơn rất nhiều các học giả nước ta.
Bảo tàng Dân tộc tại Hà Nội là một thí dụ thành công: người tham quan đã từng được ôn lại sinh hoạt thời bao cấp với những chi tiết tỉ mỉ, trẻ em có thể chơi “ô ăn quan” đúng như các cụ ta xưa kia vui đùa. Chỉ tiếc là cái thuyền Thanh Hóa để gần cửa ra vào của Bảo tàng chẳng nói lên được điều gì về cuộc chinh phục sông biển của dân tộc… Cho nên thay đổi một cách sâu sắc cách làm bảo tàng, sử dụng thật tốt các bảo tàng với yếu tố biển sẵn có như Bảo tàng Hải quân Hải Phòng, Bảo tàng Cọc Bạch Đằng tại Quảng Yên, Bảo tàng Quy Nhơn, Bảo tàng Trận Rạch Gầm-Xoài Mút tại Mỹ Tho… có thể là việc cần làm ngay, thiết thực, là bước tập dượt cho một bảo tàng chuyên mang yếu tố biển sau này.
Một yếu tố vô cùng quan trọng nữa là hiện vật và các câu chuyện, là nội dung trong khối nhà to lớn mà ta sẽ gọi là Bảo tàng Văn hóa biển. Có thể nói rằng, cái “ruột” của bảo tàng đó hiện nay quá sơ sài, nếu không muốn nói là chẳng có gì, tức là chúng ta chưa có nhiều công trình nghiên cứu sinh hoạt sông biển của dân tộc, từ việc làm ghe đóng thuyền, may buồm, tới việc đan lưới đánh cá và các câu ca dao hò vè… Có bạn sẽ phản đối và dẫn ra một loạt các công trình nghiên cứu về lễ hội Nghinh Ông, về các lễ Cầu Ngư… nhưng cứ xem bộ phim về biển đảo mà Truyền hình Việt Nam đã xây dựng cũng đủ biết tư liệu quá nghèo: lại các ảnh Hội An từ tư liệu nước ngoài cũ kỹ, lại thuyền trống đồng… Có một chi tiết trong bộ phim này mà tôi không quên là có một ông tiến sĩ dân tộc học trước cái mô hình thuyền buồm cánh dơi đã giải thích say sưa về cái xiếm nhưng nhầm nó với chức năng bánh lái thuyền, một cái nhầm chết người về kỹ thuật!
Trong khi đó những việc làm từ Trung Hoa đáng để chúng ta học tập. Từ vài chục năm trước, với ý chí bành trướng ra đại dương, họ đã có một kế hoạch tỉ mỉ lôi cuốn toàn dân, trước hết là giới học giả, khoa bảng trong cuộc ngược về quá khứ tìm tòi truyền thống, hướng tới tương lai đại dương, biển xanh, trong tất cả mọi ngành nghề từ khoa học xã hội lẫn tự nhiên, từ tỉnh miền núi Vân Nam tới những bảo tàng thuyền ở Phúc Châu, Phúc Kiến, từ những kho sách cổ tại Bắc Kinh tới những cuộc truy tìm các hậu duệ Hoa cho là còn sót lại tại Kenya (1) Phi Châu, từ hàng trăm nghìn đầu sách về lịch sử chinh phục biển trong nước tới cả những cuộc liên kết cổ động cho Gavin Menzies (2), một ông sĩ quan Anh về hưu nhưng mê “vịt tiềm Bắc Kinh”… Nhìn những cuốn sách trong bộ “Cổ thuyền” (3), một công trình nghiên cứu của họ, chứng minh cuộc chinh phục biển trong quá khứ, chúng ta không thể tự hỏi, ở nước ta đã có những công trình tương tự như vậy hay vẫn chỉ là việc nhắc lại những Paris, Pietri, những công trình bất hủ nghiên cứu về thuyền bè của chúng ta đã có tuổi đời hơn nửa thế kỷ? Các công trình của các trường đầy ắp các đề tài “thiết kế tàu 5 vạn tấn”, “thiết kế tàu cánh ngầm”, những đề tài copy và paste, cắt và dán nhưng liệu có đề tài nào đề cập tới buồm cánh dơi, cách tính toán và công nghệ dân gian ra sao?
Trong khi đó chúng ta nên biết rằng tàu thuyền Việt Nam luôn là đề tài nghiên cứu của nhiều thế hệ các học giả nước ngoài, là nỗi đam mê của John Doney và Edwards người Mỹ, của bà Francoise Aubaile-Sallenave (4) người Pháp. Suốt mùa hè năm 2009 Edwards đã một mình rong ruổi một chiếc xe máy cà tàng từ Móng Cái tới Kiên Giang với một chiếc máy ảnh để lưu giữ hàng nghìn tấm hình thuyền bè mà ông sợ “sẽ mất rất nhanh theo thời gian”! Có lẽ Tim Severin (5), nhà du lịch huyền thoại người Anh biêt rõ về nơi làm buồm cánh dơi tại Hà Nam, Phong Cốc, Quảng Yên hơn rất nhiều các học giả nước ta.
Đúng là chúng ta nên có Bảo tàng Văn hóa biển Quốc gia, nhưng trước hết cần thức tỉnh lòng say mê nghiên cứu văn hóa biển, tránh hư danh trong học thuật, nhất là trong điều kiện có khả năng hợp tác quốc tế rộng rãi, hợp tác liên ngành. Chúng ta biết rằng cuộc nghiên cứu cọc Bạch Đằng (6) vừa qua đã có mặt nhiều trung tâm khảo cổ hàng đầu thế giới, sử dụng nhiều công nghệ mới, trong đó có sonar quét bên…Mục đích cuối cùng l�Bảo tàng Văn hóa biển phải có khả năng truyền bá lòng yêu biển, lôi kéo toàn dân tộc tiến ra đại dương làm giàu từ biển và sẵn sàng hy sinh bảo vệ sông biển mà tiền nhân đã giành được!
___
(1) Tháng 10 năm 2010, các nhà khảo cổ Trung Quốc đào bới ở ven bờ Malindi, Kenya cộng với những bằng chứng nhân chủng học để cố chứng minh Trịnh Hòa thời nhà minh đã tới nước này và bị đắm tàu!
(2) Tác giả một số sách gây sốc, trong đó có cho rằng Trịnh Hòa nhà thám hiểm thời nhà Minh đã đi vòng quanh thế giới trước Magellan, và đã bị chính các nhà khoa học Anh bác bỏ.
(3) Có hàng chục công trình về cổ thuyền, gần đây tháng 05/2011 là cuốn “Trung Quốc Cổ Thuyền Đồ Phả” 中国古船图谱 của tác giả Vương Quan Trác王冠倬
(4) Tác giả “Bois et Bateaux du Vietnam” xuất bản tại Paris năm 1987
(5) Người đã thực hiện rât nhiều chuyến du lịch lặp lại của người xưa. Trong cuốn “China Voyage” xuất bản năm 1994, ông tả lại chuyến vượt Thái Bình Dương bẳng mảng tre (làm tại Sầm sơn) với buồm (may tại Hà Nam Quảng Yên )
(6) Cuộc khai quật nghiên cứu trận Bạch Đằng tiến hành năm 2009 thực hiện bởi Tiến sĩ Lê Thị Liên, Cô Huong Nguyen Mai, Cô Charlotte Pham, Tiến sĩ Mark Staniforth, Tiến sĩ Jim Delgado, Ông Jun Kimura và ông Randall Sasaki
Tác giả: Đỗ Thái Bình
___
(1) Tháng 10 năm 2010, các nhà khảo cổ Trung Quốc đào bới ở ven bờ Malindi, Kenya cộng với những bằng chứng nhân chủng học để cố chứng minh Trịnh Hòa thời nhà minh đã tới nước này và bị đắm tàu!
(2) Tác giả một số sách gây sốc, trong đó có cho rằng Trịnh Hòa nhà thám hiểm thời nhà Minh đã đi vòng quanh thế giới trước Magellan, và đã bị chính các nhà khoa học Anh bác bỏ.
(3) Có hàng chục công trình về cổ thuyền, gần đây tháng 05/2011 là cuốn “Trung Quốc Cổ Thuyền Đồ Phả” 中国古船图谱 của tác giả Vương Quan Trác王冠倬
(4) Tác giả “Bois et Bateaux du Vietnam” xuất bản tại Paris năm 1987
(5) Người đã thực hiện rât nhiều chuyến du lịch lặp lại của người xưa. Trong cuốn “China Voyage” xuất bản năm 1994, ông tả lại chuyến vượt Thái Bình Dương bẳng mảng tre (làm tại Sầm sơn) với buồm (may tại Hà Nam Quảng Yên )
(6) Cuộc khai quật nghiên cứu trận Bạch Đằng tiến hành năm 2009 thực hiện bởi Tiến sĩ Lê Thị Liên, Cô Huong Nguyen Mai, Cô Charlotte Pham, Tiến sĩ Mark Staniforth, Tiến sĩ Jim Delgado, Ông Jun Kimura và ông Randall Sasaki
Tác giả: Đỗ Thái Bình
Nguồn: Tạp chí Tia Sáng
Tags: van hoa bien Viet Nam, van hoa, bien, van hoa bien, bao tang, tieu diem, binh luan, phan bien van hoa, Bảo tàng Văn hóa biển?
0 nhận xét