Việt Nam sẽ đầu tư mạnh cho mua sắm và hiện đại hóa hệ thống phòng không tầm trung và tầm xa giai đoạn 2011-2014.
ảnh minh họa : Internet |
Hãng tin Armstrade (Nga) cho biết: Kế hoạch hiện đại hóa lực lượng phòng không Việt Nam đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng thông qua, cùng với hải quân, không quân sẽ là những lực lượng được ưu tiên hàng đầu cho kế hoạch tiến thẳng lên hiện đại hóa.
Theo đó, Việt Nam sẽ đầu tư mạnh cho việc mua sắm các hệ thống tên lửa phòng không tầm trung, các hệ thống phòng không tầm xa nâng cấp của hệ thống S-300, cùng với một vài hệ thống tên lửa phòng không thế hệ mới của Nga, đồng thời, nâng cấp các hệ thống tên lửa phòng không được chuyển giao từ thời Liên Xô.
Trung tâm phân tích mua bán vũ khí toàn cầu TSAMTO của Nga nhận định rằng, việc ký kết các hợp đồng mua sắm hệ thống tên lửa phòng không mới sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2011-2014.
TSAMTO cũng đưa ra bản nhận định về thị trường vũ khí của Nga giai đoạn 2011-2014. Trong đó tập trung nhấn mạnh đến thị trường tên lửa phòng không của Nga. Theo đó, giai đoạn 2011-2014, Nga sẽ bán ra toàn cầu khoảng 254 đơn vị tên lửa phòng không các loại, với giá trị khoảng 5,1 tỷ USD dù các đơn hàng cung cấp 16 hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Tor-M1 cho Libya và các hợp đồng xuất khẩu tên lửa cho Syria, Yemen bị gián đoạn bởi những bất ổn chính trị và lệnh cấm của Liên Hợp Quốc áp đặt lên các quốc gia này. Trong thời gian tới các hợp đồng này nhiều khả năng sẽ không thực hiện được. Bù lại Nga đã có thêm các thị trường mới như Brazil, Arab Saudi.
Cùng với đó là kế hoạch hiện đại hóa lực lượng phòng không của Venezuela, Algeria, Ấn Độ, Georgia. Đặc biệt là kế hoạch hiện đại hóa lực lương phòng không của Việt Nam.
Trong danh sách các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa xuất khẩu, S-300/S-400 của Nga cùng với Patriot PAC-3 và THAAD của Mỹ sẽ là hai đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường vũ khí phòng không thế giới.
TSAMTO cũng đánh khá cao những nỗ lực tham gia thị trường xuất khẩu của hệ thống tên lửa FT-2000 biến thể xuất khẩu của hệ thống HQ-9 do Trung Quốc sao chép từ S-300 của Nga. Giá cả chính là điểm mạnh của hệ thống tên lửa do Trung Quốc sản xuất.
Cùng với nỗ lực giới thiệu hệ thống tên lửa phòng không Aster-30 của châu Âu, hiện tại FT-2000 của Trung Quốc cùng với S-300 của Nga, Patriot PAC-3 của Mỹ, Aster-30 của châu Âu đang tham gia đấu thầu cho chương trình cung cấp hệ thống tên lửa phòng không tầm xa cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Dù có sự sụt giảm về giá trị, song giai đoạn 2011-2014, Nga tiếp tục dẫn đầu thế giới trong việc xuất khẩu các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa. Vị trí thứ 2 thuộc về Mỹ, trong giai đoạn 2011-2014, Mỹ sẽ xuất khẩu khoảng 103 hệ thống tên lửa phòng không với giá trị 6,5 tỷ USD. Như vậy, Nga sẽ dẫn đầu thế giới về số lượng xuất khẩu trong khi đó Mỹ sẽ dẫn đầu về giá trị xuất khẩu.
Theo đó, Việt Nam sẽ đầu tư mạnh cho việc mua sắm các hệ thống tên lửa phòng không tầm trung, các hệ thống phòng không tầm xa nâng cấp của hệ thống S-300, cùng với một vài hệ thống tên lửa phòng không thế hệ mới của Nga, đồng thời, nâng cấp các hệ thống tên lửa phòng không được chuyển giao từ thời Liên Xô.
Trung tâm phân tích mua bán vũ khí toàn cầu TSAMTO của Nga nhận định rằng, việc ký kết các hợp đồng mua sắm hệ thống tên lửa phòng không mới sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2011-2014.
TSAMTO cũng đưa ra bản nhận định về thị trường vũ khí của Nga giai đoạn 2011-2014. Trong đó tập trung nhấn mạnh đến thị trường tên lửa phòng không của Nga. Theo đó, giai đoạn 2011-2014, Nga sẽ bán ra toàn cầu khoảng 254 đơn vị tên lửa phòng không các loại, với giá trị khoảng 5,1 tỷ USD dù các đơn hàng cung cấp 16 hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Tor-M1 cho Libya và các hợp đồng xuất khẩu tên lửa cho Syria, Yemen bị gián đoạn bởi những bất ổn chính trị và lệnh cấm của Liên Hợp Quốc áp đặt lên các quốc gia này. Trong thời gian tới các hợp đồng này nhiều khả năng sẽ không thực hiện được. Bù lại Nga đã có thêm các thị trường mới như Brazil, Arab Saudi.
Cùng với đó là kế hoạch hiện đại hóa lực lượng phòng không của Venezuela, Algeria, Ấn Độ, Georgia. Đặc biệt là kế hoạch hiện đại hóa lực lương phòng không của Việt Nam.
Trong danh sách các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa xuất khẩu, S-300/S-400 của Nga cùng với Patriot PAC-3 và THAAD của Mỹ sẽ là hai đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường vũ khí phòng không thế giới.
TSAMTO cũng đánh khá cao những nỗ lực tham gia thị trường xuất khẩu của hệ thống tên lửa FT-2000 biến thể xuất khẩu của hệ thống HQ-9 do Trung Quốc sao chép từ S-300 của Nga. Giá cả chính là điểm mạnh của hệ thống tên lửa do Trung Quốc sản xuất.
Cùng với nỗ lực giới thiệu hệ thống tên lửa phòng không Aster-30 của châu Âu, hiện tại FT-2000 của Trung Quốc cùng với S-300 của Nga, Patriot PAC-3 của Mỹ, Aster-30 của châu Âu đang tham gia đấu thầu cho chương trình cung cấp hệ thống tên lửa phòng không tầm xa cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Dù có sự sụt giảm về giá trị, song giai đoạn 2011-2014, Nga tiếp tục dẫn đầu thế giới trong việc xuất khẩu các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa. Vị trí thứ 2 thuộc về Mỹ, trong giai đoạn 2011-2014, Mỹ sẽ xuất khẩu khoảng 103 hệ thống tên lửa phòng không với giá trị 6,5 tỷ USD. Như vậy, Nga sẽ dẫn đầu thế giới về số lượng xuất khẩu trong khi đó Mỹ sẽ dẫn đầu về giá trị xuất khẩu.
0 nhận xét