- Thưa ông, trong năm qua, đã diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước như: Đại lễ 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội, Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp… Ông đánh giá như thế nào về đóng góp của báo chí trước những sự kiện đó?
- Năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011 có rất nhiều sự kiện quan trọng, được cả xã hội quan tâm. Trong đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI được báo chí phản ánh suốt cả năm 2010 đến đầu năm 2011. Rõ ràng, có thể nói ở các chừng mực khác nhau, báo chí, đặc biệt là khối báo chí chính trị- xã hội đã phản ánh rất tốt về những sự kiện trọng đại đó.
Bên cạnh đó, báo chí cũng đã làm rất tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền về các nội dung khác như kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; các sự kiện lớn của đất nước như Kỷ niệm 80 năm thành lập Đảng, 65 năm thống nhất đất nước, 120 năm ngày sinh Bác Hồ, đặc biệt là đại lễ 1.000 năm Thăng Long, Hà Nội; tuyên truyền về Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; các hoạt động đối ngoại của Việt Nam. Đồng thời, báo chí cũng đã kịp thời đấu tranh không khoan nhượng trước những luận điệu sai trái, nhất là trong thời gian gần đây về tranh chấp trên biển Đông, khẳng định một nguyên tắc bất di bất dịch: độc lập, tự do, chủ quyền lãnh thổ của đất nước là trên hết, không bao giờ nhân nhượng. - Liên quan đến vấn đề tranh chấp Biển Đông, ông có nhận xét gì về việc thông tin, tuyên truyền của báo chí thời gian qua? Đâu là những mặt được và chưa được?
- Nói chung về cơ bản, báo chí đã thực hiện rất tốt nhiệm vụ của mình. Nhiều báo, đài đã phản ánh kịp thời, toàn diện về chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước trong vấn đề này. Tuy nhiên, cũng có một số tờ báo khi đứng trước các vấn đề, sự kiện phức tạp, nhạy cảm thì xử lý thông tin chưa tốt, đưa tin chưa chính xác. Việc thông tin không chính xác trong quan hệ đối ngoại rất bất lợi. Ngay cả những việc thông tin chính xác nhưng cũng cần cân nhắc có nên đưa trong bối cảnh còn “nóng”, trong một số trường hợp thì mức độ thông tin như thế nào... Báo chí cần kín kẽ trong những chuyện như vậy. Từ những chuyện đó để thấy rằng, những thông tin đối ngoại phải chấp hành nghiêm sự chỉ đạo, bám sát quan điểm của Đảng và Nhà nước, có tính kỷ luật cao trong thông tin, bảo đảm tính chính xác, tính định hướng và phù hợp. Đó là bài học không chỉ cho sự kiện vừa qua mà cả thời gian tới.
- Có ý kiến cho rằng, trong năm qua, trên mặt trận chống tham nhũng, tiêu cực, báo chí dường như đã hơi “chững” lại, trong khi lại xuất hiện rất nhiều những tin, bài mang tính “lá cải”. Ông nghĩ sao về điều này? - Không hẳn báo chí đã chững lại trên mặt trận chống tham nhũng, tiêu cực. Giải A Giải Báo chí Quốc gia năm nay đã được trao cho một tác phẩm viết về vấn đề chống buôn lậu than. Bên cạnh đó, đã có rất nhiều những bài báo chống tiêu cực được đăng tải và sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc, giải quyết. Đương nhiên, trong cuộc sống thì tích cực bao giờ cũng nhiều hơn tiêu cực, mảng sáng nhiều hơn mảng tối. Cho nên, báo chí cần phải có nhiều hơn nữa những tác phẩm giới thiệu nhân tố mới, điển hình tiên tiến, cổ vũ xã hội chứ không chỉ đơn thuần viết về những “mảng tối”.
- Với tư cách là một độc giả, ông cảm nhận gì về thực trạng báo chí thời gian qua? Điều gì khiến ông chưa hài lòng với những gì mà báo chí đã chuyển tải tới bạn đọc?
- Mới đây, Hội nhà báo Việt Nam phối hợp với Học viện báo chí tuyên truyền tổ chức Hội thảo với chủ đề: nâng cao tính chuyên nghiệp của báo chí Việt Nam hiện đại. Theo tôi, với tư cách là một độc giả, đó là vấn đề mang tính thời sự. Báo chí cách mạng Việt Nam qua 86 năm phấn đấu trưởng thành, đến nay vẫn cần tiếp tục trau dồi hơn nữa để đảm bảo tính chất cách mạng. Mặt khác, tính chuyên nghiệp cũng cần được nâng lên. Chuyên nghiệp trong báo chí từ tư duy của ban biên tập và bản thân mỗi nhà báo trước những vấn đề lớn của đất nước và thế giới... Bên cạnh đó, còn có tình trạng một số báo không bám sát tôn chỉ, mục đích của mình. Mỗi tờ báo đều có đối tượng bạn đọc riêng, nhưng trên mặt báo thì thấy từ cửa hàng tạp hóa, hàng xén cho đến những tin tức hết sức lá cải, cái gì cũng có. Có nhiều bài viết hời hợt, cách viết không thay đổi, lượng thông tin thấp. Ngay cả chuyện cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ làm báo của không ít tờ báo cũng chưa cuyên nghiệp, thậm chí nhờ xin quảng cáo, tài trợ, gây khó khăn, dọa dẫm doanh nghiệp... Điều đó không những không chuyên nghiệp mà còn không đảm bảo đạo đức của người làm báo. Đó là vấn đề mà mỗi cơ quan báo chí, mỗi nhà báo cần nhìn nhận, đánh giá một cách nghiêm túc.
- Xin cảm ơn ông!
Ông Nguyễn Thế Kỷ: "Báo chí cũng đã kịp thời đấu tranh không khoan nhượng trước những luận điệu sai trái, nhất là trong thời gian gần đây về tranh chấp trên biển Đông". |
"Việc thông tin không chính xác trong quan hệ đối ngoại rất bất lợi. Ngay cả những việc thông tin chính xác nhưng cũng cần cân nhắc có nên đưa trong bối cảnh còn “nóng”, trong một số trường hợp thì mức độ thông tin như thế nào...". |
- Nói chung về cơ bản, báo chí đã thực hiện rất tốt nhiệm vụ của mình. Nhiều báo, đài đã phản ánh kịp thời, toàn diện về chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước trong vấn đề này. Tuy nhiên, cũng có một số tờ báo khi đứng trước các vấn đề, sự kiện phức tạp, nhạy cảm thì xử lý thông tin chưa tốt, đưa tin chưa chính xác. Việc thông tin không chính xác trong quan hệ đối ngoại rất bất lợi. Ngay cả những việc thông tin chính xác nhưng cũng cần cân nhắc có nên đưa trong bối cảnh còn “nóng”, trong một số trường hợp thì mức độ thông tin như thế nào... Báo chí cần kín kẽ trong những chuyện như vậy. Từ những chuyện đó để thấy rằng, những thông tin đối ngoại phải chấp hành nghiêm sự chỉ đạo, bám sát quan điểm của Đảng và Nhà nước, có tính kỷ luật cao trong thông tin, bảo đảm tính chính xác, tính định hướng và phù hợp. Đó là bài học không chỉ cho sự kiện vừa qua mà cả thời gian tới.
"Báo chí cần phải có nhiều hơn nữa những tác phẩm giới thiệu nhân tố mới, điển hình tiên tiến, cổ vũ xã hội chứ không chỉ đơn thuần viết về những “mảng tối”". |
- Với tư cách là một độc giả, ông cảm nhận gì về thực trạng báo chí thời gian qua? Điều gì khiến ông chưa hài lòng với những gì mà báo chí đã chuyển tải tới bạn đọc?
"Báo chí cách mạng Việt Nam qua 86 năm phấn đấu trưởng thành, đến nay vẫn phải tiếp tục trau dồi hơn nữa để đảm bảo tính cách mạng. Mặt khác, tính chuyên nghiệp cũng cần được nâng lên, chuyên nghiệp từ tư duy của ban biên tập và bản thân mỗi nhà báo trước những vấn đề lớn của đất nước và thế giới". |
- Xin cảm ơn ông!
0 nhận xét