Sau loạt bài “Bản quyền, tác quyền tăng giá – Câu chuyện nan giải”, để có cái nhìn thấu đáo về vấn đề này, chúng tôi đã ghi nhận ý kiến của những người có trách nhiệm, có liên quan.
- Ông Trần Chiến Thắng, nguyên Thứ trưởng Bộ VHTT và DL, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam: Bàn luận thấu đáo để ban hành biểu giá tác phẩm âm nhạc
Tác phẩm âm nhạc có thể coi là đầu vào cơ bản cho việc sản xuất bản ghi và chi phí tác quyền là một phần chi phí sản xuất. Nếu như phí tác quyền quá cao thì chi phí sản xuất cũng cao, nhất là trong thời điểm hiện nay, khi mà các chi phí đầu vào của sản xuất đều đang tăng sẽ hạn chế khả năng sản xuất các chương trình ghi âm. Và điều đó cũng sẽ làm giảm khả năng phổ biến của các tác phẩm âm nhạc tới công chúng. Vậy là hai bên cùng thiệt, kéo theo thiệt thòi của bên thứ ba, đó là công chúng.
Vấn đề không đáng xảy ra đã xảy ra, đó là việc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã đột ngột đưa ra biểu giá mới, khi mà các đơn vị sản xuất bản ghi đã lên kế hoạch sản xuất và phát hành. Để đảm bảo kế hoạch kinh phí cho sản xuất và phát hành, các hãng sản xuất buộc lòng phải cắt giảm kế hoạch sản xuất của mình. Nếu như có việc bàn bạc, chia sẻ thông tin với nhau thì không có chuyện này xảy ra.
Rất đáng tiếc là trong nền kinh tế hiện nay, các ngành đều phối hợp với nhau để cùng phát triển thì Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam lại có những hành động theo hướng cửa quyền. Chúng ta đã làm nhiều việc trong những năm qua để tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi cho các tác giả, những người đã sáng tạo ra các tác phẩm văn học nghệ thuật, trong đó có các nhạc sĩ mà chúng ta yêu quý.
Vấn đề không đáng xảy ra đã xảy ra, đó là việc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã đột ngột đưa ra biểu giá mới, khi mà các đơn vị sản xuất bản ghi đã lên kế hoạch sản xuất và phát hành. Để đảm bảo kế hoạch kinh phí cho sản xuất và phát hành, các hãng sản xuất buộc lòng phải cắt giảm kế hoạch sản xuất của mình. Nếu như có việc bàn bạc, chia sẻ thông tin với nhau thì không có chuyện này xảy ra.
Rất đáng tiếc là trong nền kinh tế hiện nay, các ngành đều phối hợp với nhau để cùng phát triển thì Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam lại có những hành động theo hướng cửa quyền. Chúng ta đã làm nhiều việc trong những năm qua để tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi cho các tác giả, những người đã sáng tạo ra các tác phẩm văn học nghệ thuật, trong đó có các nhạc sĩ mà chúng ta yêu quý.
Chúng ta cũng tôn trọng và cổ vũ cho sự ra đời và lớn mạnh của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam thuộc Hội Nhạc sĩ Việt Nam, đơn vị đã được nhiều nhạc sĩ là hội viên ủy quyền.
Tôi cho rằng việc ban hành biểu giá tác phẩm âm nhạc nên được bàn luận thấu đáo trong Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ VN, kể cả phương thức thu chi, nguyên tắc sử dụng và trả nhuận bút cho tác giả để hoạt động của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam phù hợp với mong muốn của hội viên và của những người sử dụng tác phẩm, góp phần tạo môi trường tốt cho sáng tạo và phổ biến tác phẩm. Tôi tin là với sự quan tâm đúng mức của cơ quan chủ quản là Hội Nhạc sĩ VN, những chuyện như vừa qua sẽ không lặp lại.
- Ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng Cục Quản lý Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử: Một kênh nước ngoài nên có nhiều đối tác
Để tránh tình trạng độc quyền, các cơ quan quản lý nhà nước khuyến khích một kênh nước ngoài nên có nhiều đối tác. Sự cạnh tranh từ các đối tác sẽ làm cho giá thành các kênh này được bình ổn hoặc nếu có tăng cũng ở mức chấp nhận được. Cơ quan quản lý nhà nước không can thiệp vào việc giá cả do đại lý đưa ra, vấn đề này nằm trong sự thỏa thuận giữa người cung cấp và người khai thác.
Hiện nay, cơ quan quản lý nhà nước đang quy hoạch lại tất cả các kênh đang phát trên mạng truyền hình trả tiền (cả trong nước lẫn nước ngoài). Theo đó sắp xếp, thẩm định chức năng, nhiệm vụ của từng kênh, để có chính sách quản lý chặt chẽ hơn.
- Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam: Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam và Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam phải đảm bảo quyền lợi của giới sáng tác
Những nội dung liên quan tới hoạt động của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam được báo giới quan tâm trong thời gian vừa qua cũng là mối quan tâm chú ý của Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Chính vì vậy Ban Thường vụ Hội Nhạc sĩ đã giao cho Ban Kiểm tra làm việc với Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam. Ngoài chức danh Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam , nhạc sĩ Phó Đức Phương còn là Ủy viên Ban Chấp hành hội.
Trong kỳ họp sắp tới, Ban chấp hành sẽ yêu cầu nhạc sĩ Phó Đức Phương giải trình những vấn đề liên quan đến hoạt động của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam , vấn đề tăng phí thu, đối tượng thu trong và ngoài nước... “Hội sẽ chủ động mời Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam cùng ngồi lại với Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam bàn cho thấu lý đạt tình vì quyền lợi của giới sáng tác và các bên liên quan”.
Sau Hội nghị BCH kỳ tới (dự định vào đầu tháng 7-2011), Hội Nhạc sĩ sẽ có báo cáo gửi các cơ quan chức năng và thông tin với báo giới.
NHƯ HOA
SGGP
0 nhận xét