Tại cuộc họp thường trực chính phủ về triển khai thực hiện quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển số 5 mới đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu trong 5 năm tới cần tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng các cảng biển nước sâu, chủ lực là cảng Lạch Huyện (Hải Phòng) và Cái Mép, Bến Đình (Vũng Tàu). Trong đó, việc hình thành và phát triển cảng biển nước sâu có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải lớn, chạy tuyến biển xa miền Bắc và miền Nam là yếu tố then chốt.
Tuy nhiên, bất cập lớn nhất hiện nay là tình trạng hạ tầng không được đầu tư đồng bộ, dẫn đến tình trạng nhiều cảng đã đưa vào hoạt động nhưng vẫn phải “trùm mền”. Hay luồng lạch không được nạo vét, khiến tàu lớn không thể vào cảng…
Theo chỉ đạo của Thủ tướng, trong phát triển cảng biển phải đầu tư hạ tầng, như: cơ sở hạ tầng kết nối, các trung tâm phân phối hàng hoá, dịch vụ logistic và cơ chế ưu đãi đặc thù về vận hành, khai thác các cảng một cách thuận lợi, đồng bộ, thống nhất để hình thành những cảng trung tâm có quy mô mang tầm khu vực và quốc tế, đáp ứng nhu cầu vận tải biển xa của Việt Nam, thu hút nguồn hàng trung chuyển quốc gia và quốc tế. Theo đó, Bộ GT-VT phải khẩn trương hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch chi tiết các nhóm cảng biển và tổ chức, giám sát việc thực hiện quy hoạch cảng biển, bến cảng đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa vận tải biển, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các vùng miền và cả nước.
Ngoài ra, việc phát triển cảng biển và cơ sở hạ tầng kết nối phải đồng bộ, đảm bảo khai thác thuận lợi thông suốt. Bộ GTVT phải phối hợp với các địa phương, đặc biệt đối với các tỉnh, thành phố trong khu vực Nhóm cảng biển số 5 (TP HCM – Đồng Nai – Bà Rịa – Vũng Tàu) thực hiện quản lý chặt chẽ quỹ đất phát triển cảng biển, cơ sở hạ tầng kết nối cảng biển, khu logistic và các trung tâm dịch vụ phân phối hàng hóa...
Cùng với đó, Cục Hàng hải nghiên cứu cơ chế quản lý, đầu tư, khai thác nhằm phát triển các cảng biển, khu cảng quan trọng (các cảng loại IA) trong hệ thống cảng biển theo hướng thống nhất, tập trung, không chia cắt quỹ đất, nguồn lực đầu tư xây dựng cảng một cách manh mún, nhỏ lẻ.
Để thực hiện được điều này, Thủ tướng cho rằng, cần nghiên cứu thành lập quỹ phát triển cảng biển, để tạo nguồn vốn đầu tư và duy tu, bảo trì cơ sợ hạ tầng cảng biển. Ngoài ra, cần nghiên cứu cơ chế thu hút, kêu gọi vốn đầu tư của các nhà tài trợ, nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực, kinh nghiệm trong đầu tư, khai thác cảng biển, vận tải biển để tham gia đầu tư, xây dựng và khai thác cảng biển tại Việt Nam. Khuyến khích, thu hút các hãng tàu quốc tế chung chuyển hàng hoá tại khu vực nhóm cảng biển số 5. Còn với các dự án đầu tư xây dựng cảng không chấp hành đúng các quy định của pháp luật, các địa phương phải rà soát lại và thu hồi giấy phép. Việc cấp phép đầu tư xây dựng cảng biển mới (cả trong và ngoài quy hoạch) phải được Thủ tướng chấp nhận.
Tuy nhiên, bất cập lớn nhất hiện nay là tình trạng hạ tầng không được đầu tư đồng bộ, dẫn đến tình trạng nhiều cảng đã đưa vào hoạt động nhưng vẫn phải “trùm mền”. Hay luồng lạch không được nạo vét, khiến tàu lớn không thể vào cảng…
Hạ tầng giao thông không đồng bộ khiến nhiều cảng không hoạt động hiệu quả (trong ảnh: cảng Cát Lát). Ảnh: TNLinh. |
Theo chỉ đạo của Thủ tướng, trong phát triển cảng biển phải đầu tư hạ tầng, như: cơ sở hạ tầng kết nối, các trung tâm phân phối hàng hoá, dịch vụ logistic và cơ chế ưu đãi đặc thù về vận hành, khai thác các cảng một cách thuận lợi, đồng bộ, thống nhất để hình thành những cảng trung tâm có quy mô mang tầm khu vực và quốc tế, đáp ứng nhu cầu vận tải biển xa của Việt Nam, thu hút nguồn hàng trung chuyển quốc gia và quốc tế. Theo đó, Bộ GT-VT phải khẩn trương hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch chi tiết các nhóm cảng biển và tổ chức, giám sát việc thực hiện quy hoạch cảng biển, bến cảng đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa vận tải biển, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các vùng miền và cả nước.
Ngoài ra, việc phát triển cảng biển và cơ sở hạ tầng kết nối phải đồng bộ, đảm bảo khai thác thuận lợi thông suốt. Bộ GTVT phải phối hợp với các địa phương, đặc biệt đối với các tỉnh, thành phố trong khu vực Nhóm cảng biển số 5 (TP HCM – Đồng Nai – Bà Rịa – Vũng Tàu) thực hiện quản lý chặt chẽ quỹ đất phát triển cảng biển, cơ sở hạ tầng kết nối cảng biển, khu logistic và các trung tâm dịch vụ phân phối hàng hóa...
Cùng với đó, Cục Hàng hải nghiên cứu cơ chế quản lý, đầu tư, khai thác nhằm phát triển các cảng biển, khu cảng quan trọng (các cảng loại IA) trong hệ thống cảng biển theo hướng thống nhất, tập trung, không chia cắt quỹ đất, nguồn lực đầu tư xây dựng cảng một cách manh mún, nhỏ lẻ.
Để thực hiện được điều này, Thủ tướng cho rằng, cần nghiên cứu thành lập quỹ phát triển cảng biển, để tạo nguồn vốn đầu tư và duy tu, bảo trì cơ sợ hạ tầng cảng biển. Ngoài ra, cần nghiên cứu cơ chế thu hút, kêu gọi vốn đầu tư của các nhà tài trợ, nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực, kinh nghiệm trong đầu tư, khai thác cảng biển, vận tải biển để tham gia đầu tư, xây dựng và khai thác cảng biển tại Việt Nam. Khuyến khích, thu hút các hãng tàu quốc tế chung chuyển hàng hoá tại khu vực nhóm cảng biển số 5. Còn với các dự án đầu tư xây dựng cảng không chấp hành đúng các quy định của pháp luật, các địa phương phải rà soát lại và thu hồi giấy phép. Việc cấp phép đầu tư xây dựng cảng biển mới (cả trong và ngoài quy hoạch) phải được Thủ tướng chấp nhận.
Tại TP HCM, trước tình trạng hàng loạt cảng biển đã đưa vào sử dụng nhưng vẫn xảy ra tình trạng kẹt đường hoặc không có đường vào cảng, Thủ tướng đã chỉ đạo UBND TP HCM đến tháng 6 phải hoàn thành phê duyệt quy hoạch 1/2000 khu đất cảng di dời, triển khai các dự án chuyển đổi công năng khu đất cảng đã di dời để tạo nguồn vốn thực hiện di dời cảng biển. Ngoài ra, UBND TP HCM cũng phải hoàn thành các dự án giao thông kết nối các cảng tại khu vực Cái Lái (tỉnh lộ 25B), Hiệp Phước (đường và cầu vào cảng), nạo vét luồng tàu trên sông Soài Rạp vào cảng Hiệp Phước. |
0 nhận xét