Ai cứu những dòng sông đang chết?

Từ Bắc đến Nam, miền núi đến đồng bằng, đâu đâu người ta cũng đang lo ngại về việc các dòng sông đang chết dần, chết mòn. Nguyên nhân cũng đã rõ, cần phải làm gì để ngăn chặn tình trạng này cũng đã nói rất nhiều, chỉ có điều các nhà quản lý sẽ thực sự làm gì cho các dòng sông thì vẫn đợi…

Ở đâu cũng thấy sông “chết”, sông "hấp hối"

Bắc Kạn: Sông Bắc Giang ô nhiễm nghiêm trọng. Sông Bắc Giang chảy vào Việt Nam tại vùng núi thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Đến Bắc Kạn, sông chảy qua địa phận các xã Thượng Quan, Hương Nê, Thuần Mang (huyện Ngân Sơn), các xã Lương Thượng, Lạng San, Lương Thành… của huyện Na Rì, có độ dài hàng trăm km. 
 
 Ảnh minh họa
 Khai thác vàng khiến sông Bắc Giang ô nhiễm nặng


Những năm gần đây, nạn khai thác vàng khắp các vùng núi đồi, khe suối trên thượng nguồn con sông chảy qua và ngay hai bên bờ sông Bắc Giang cũng bị đào bới làm thay đổi dòng chảy và làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khiến cho người dân sống hai bên bờ sông rất bức xúc.

Cao Bằng: Sông Hiến bị bức tử vì đào vàng. Tháng 6/2011, những chuyến xe lớn của đơn vị thi công mở đường từ thị xã Cao Bằng vào huyện Nguyên Bình ngang nhiên đỗ bên mép vực, đổ đất đá xuống lấp cả dòng suối, lấp cả ruộng rẫy của bà con.

Trong khi đó, dọc đường vào Nguyên Bình, chỉ vài năm trước, con suối dài mấy chục cây số còn trong xanh mơ màng, thì nay nó có độ đục gấp 400 lần cho phép và nhãn tiền hiểm họa nhiễm độc thủy ngân và xianua (do khai thác vàng công nghiệp).

 Ảnh minh họa
 Khai thác vàng trên sông Hiến
 
Đồng Bằng Bắc Bộ: Sông Nhuệ - Đáy ô nhiễm nặng. Sông Đáy từng nổi tiếng một thời trong những bài thơ, bài hát thì nay được xem như dòng sông chết khi nguồn nước sông đen ngòm, rác thải, váng bùn nổi lềnh bềnh, hôi tanh. Theo số liệu của TCMT, hiện mỗi ngày sông Nhuệ và sông Đáy phải tiếp nhận tới gần 4 triệu mét khối nước thải.
 Ảnh minh họa
 Những cảnh tượng khủng khiếp trên sông Đáy
 
Trung Bộ: Sông Trà Khúc cá chết nổi trắng sông. Tháng 5/2010, trên không Trà Khúc đoạn chảy qua địa bàn xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) dài hơn 1 km, nước bỗng trở nên đục ngầu khiến cá chết hàng loạt, nổi trắng sông. Theo kết luận của đoàn kiểm tra, nguyên nhân cá chết là do lượng nước thải chưa qua xử lý từ Nhà máy cồn rượu, thuộc CTCP Đường Quảng Ngãi…

Tây nguyên: Thuỷ điện lấy hết nước Sông Ba. Sông Ba là một trong những con sông lớn ở Tây Nguyên, bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Rô (Kon Tum) chảy qua địa phận tỉnh Gia Lai, sau đó về Phú Yên và đổ ra biển Đông. Tuy nhiên, giờ đây người ta có thể thấy hàng đàn bò gặm cỏ giữa lòng sông. Nguyên nhân là vì thuỷ điện Kanak đã ngăn đập để dành nước phát điện.
 Ảnh minh họa
 Múc đất giữa lòng sông Ba
 
Trước đây dòng sông này nhiều cá lắm, mỗi ngày quăng lưới cũng được vài ba chục kí. Còn bây giờ, cá không có, mà ruộng đồng cũng chết cháy vì không có nước. Ông Đinh Vưm (57 tuổi, ở làng Groi, thị trấn Kbang) nhà ở dưới chân đập nói:"Từ khi ngăn đập thủy điện đến nay, dòng sông đã không còn nước nữa rồi". Trong khi đó, nhà máy Tuyển quặng Kbang của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai xả nước thải quặng thiếc tràn lên ruộng, ra sông…

TP. HCM: Sông Sài Gòn cũng không ngoại lệ:Không “thua kém” các con sông khác, sông Sài Gòn cũng đang gặp tình trạng ô nhiễm nặng nề. Từ 2003 đến nay, các chỉ số ô nhiễm nước sông Sài Gòn đều tăng hàng năm. Trong khi đó, sông Sài Gòn có nhiệm vụ cực kỳ quan trọng là cung cấp nước sinh hoạt cho hàng triệu người dân.

Vẫn chờ các nhà quản lý

Trên đây chỉ là điểm qua một vài con sông đại diện cho các khu vực từ Bắc vào Nam, bởi Việt Nam có tới 2.360 con sông và 26 phân lưu. Tuy nhiên, sự suy thoái nguồn nước trên hầu hết các con sông này ngày càng trở nên nghiêm trọng. Theo GS.TS. Nhà giáo nhân dân Ngô Đình Tuấn - ĐH Thủy lợi HN, có nhiều nguyên nhân gây ra suy thoái sông ngòi, trong đó, suy thoái vì chất thải các nhà máy, các làng nghề, các bệnh viện… trực tiếp xả nước ra sông chưa qua xử lý; Suy thoái do bịt cửa vào để khai thác nông nghiệp và phân lũ khi cần thiết…

Đặc biệt, những năm gần đây tình trạng các khu công nghiệp không tuân thủ luật môi trường, xả trộm nước thải không qua xử lý ra môi trường, cộng thêm việc cấp phép khai thác khoáng sản cũng như cấp phép làm thuỷ điện được thực hiện một cách tràn lan tại các địa phương càng khiến cho những con sông trên khắp mọi miền của đất nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân như vậy là đã rõ, và cần phải làm gì để ngăn chặn tình trạng này thì người ta cũng đã nói rất nhiều. Hàng trăm cuộc hội thảo đã được tổ chức, với hàng trăm chuyên gia trong nước và quốc tế tham dự. Kinh nghiệm từ năm châu bốn bể cũng đã được xem xét.

Thế nhưng, thực trạng thì vẫn mỗi ngày mỗi xấu hơn. Tình trạng ô nhiễm các dòng sông cứ như một dịch bệnh, nó lan ra khắp nơi, giết chết dần, chết mòn những nguồn sống của hàng ngàn, hàng trăm ngàn hộ dân. Trong khi đó, theo Trung tâm Thiên nhiên và Con người, phần lớn các phản ánh của người dân về suy thoái sông ngòi không được phản hồi và giải quyết thấu đáo.

Đối với những con sông chảy qua nhiều tỉnh, trước đây, cứ tỉnh nọ đổ cho tỉnh kia gây ô nhiễm rồi chảy sang tỉnh họ nên không giải quyết được. Còn bây giờ, Uỷ ban bảo vệ lưu vực một số sông như sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy, sông Đồng Nai… cũng đã được thành lập, mà thành viên của nó hầu hết là các vị các lãnh đạo tỉnh, thành phố nơi có các con sông này đi qua. Cùng với các vị này còn có đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan. Mỗi năm, mỗi đại hội, người ta đều nêu ra rất rõ những mục tiêu, giải pháp, từ ngắn hạn đến dài hạn trong việc bảo vệ các dòng sông này. Nhưng rồi, vì “kiêm nhiệm”, vì “bận”, vì “thiếu cơ chế” và đặc biệt là vấn đề “tài chính”… (khoảng 10 lý do đã được Trung tâm Con người và Thiên nhiên liệt kê ra) nên các con sông này đến nay vẫn đang “chết” dần.

Cấp phép, quản lý để các doanh nghiệp, các bệnh viện, làng nghề… không xả thải trực tiếp ra sông là quyền của các vị lãnh đạo; cấp phép làm các công trình thủy điện hay khai thác vàng cũng là quyền của các vị lãnh đạo; Cần bao nhiêu tiền để giải quyết những việc này, họ cũng có thể quyết. Vấn đề là nếu các vị lãnh đạo thực sự quan tâm, bỏ thời gian “vàng ngọc” của mình để giải quyết 10 cái lý do mà Trung tâm Con người và Thiên nhiên đã liệt kê ra thì các con sông may ra mới được cứu. Chứ cứ mỗi năm đôi lần, rủ nhau hội họp, bàn thảo rồi để đấy thì…

Tuệ Khanh
Theo VnMedia

Tags: , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia