Afghanistan - đất nước khiến phụ nữ sợ nhất

Ở Afghanistan, người phụ nữ nào dám nói và làm theo ý mình có thể bị đe dọa hoặc bị giết chết.
 
Phụ nữ sợ nhất nước nào? Đó chắc chắn là Afghanistan, nơi diễn ra các cuộc đụng độ, các cuộc không kích của NATO, nơi tồn tại nhiều hủ tục văn hóa và nơi người phụ nữ nào dám nói và làm theo ý mình có thể bị đe dọa hoặc bị giết chết. Xếp thứ hai là Congo, nước được ví là thủ đô cưỡng hiếp của thế giới.

Theo kết quả khảo sát của hãng Thomson Reuters Foundation, Afghanistan đứng đầu danh sách về bạo lực, hệ thống chăm sóc y tế yếu kém và nạn nghèo đói. Đứng thứ hai danh sách là Congo, tiếp đó là Pakistan, Ấn Độ và Somali.

Trang web TrustLaw thuộc Thomson Reuters Foundation đã tiến hành cuộc khảo sát với 213 chuyên gia về giới tính ở 5 châu lục để xếp hạng các nước dựa trên nguy cơ với phụ nữ. Cụ thể: nhẹ thì là những ngược đãi nội bộ, sự phân biệt đối xử về kinh tế, nặng là sự phá thai khi phát hiện con gái, cắt bộ phận sinh dục nữ và trừng phạt bằng axit.

Những người tham gia cho biết, ở Afghanistan, tỉ lệ tử vong của phụ nữ mang thai cực kỳ cao, phụ nữ hầu như không có quyền về kinh tế và không được tiếp xúc với bác sĩ. Theo UNICEF, tỉ lệ tử vong phụ nữ khi sinh con ở Afghanistan là 1/11.

Còn Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC), vẫn chịu ảnh hưởng từ cuộc chiến năm 1998-2003 và thảm họa nhân đạo khiến 5,4 người thiệt mạng, được xếp thứ hai trong danh sách vì các vụ bạo lực tình dục ở phía đông nước này. Theo báo cáo gần đây của Mỹ, tại Congo có hơn 400.000 phụ nữ bị cưỡng hiễp mỗi năm. Thậm chí LHQ còn ví Congo là “thủ đô cưỡng hiếp” của thế giới! Những nhà hoạt động cho biết, các nhóm du kích tấn công phụ nữ ở mọi lứa tuổi, từ em bé lên 3 cho đến người nhà. Chúng cưỡng hiếp nạn nhân theo từng nhóm, thậm chí còn dùng cả lưỡi lê và súng để đâm vào vùng kín của người phụ nữ.

Pakistan đứng thứ ba danh sách vì có nhiều tập tục văn hóa, bộ lạc và tôn giáo có hại cho phụ nữ. Đó là nạn trừng phạt bằng axit, ném đá, nạn tảo hôn và hôn nhân ép buộc và các xâm hại khác. “Pakistan có tỉ lệ cao nhất về phụ nữ bị chết vì kết hôn sớm và các vụ giết người vì danh dự”, một nhà tư vấn sinh sản nói. Giết người vì danh dự (Honour killing) là một hủ tục tồn tại phổ biến ở Pakistan, theo đó, nạn nhân bị giết chủ yếu là phụ nữ bị người thân cho là làm hoen ố danh dự gia đình, chẳng hạn như ngoại tình hoặc lập gia đình không được cha mẹ đồng ý. Tại Pakistan có khoảng 1.000 phụ nữ và bé gái chết vì tập tục này mỗi năm.

Đứng thứ tư trong danh sách các nước đáng sợ với phụ nữ là Ấn độ, do tồn tại nạn phá thai bé gái, tập tục giết trẻ con và buôn người. Năm 2009, Bộ trưởng Nội vụ Ấn ĐỘ lúc đó là Madhukar Gupta tính rằng 100 triệu người, hầy hết là phụ nữ và bé gái, đã trở thành nạn nhân của buôn người. “Hiện tượng này phổ biến nhưng mang lại lợi nhuận cao vì thế không bị giới chức trách động đến”, Cristi Hegranes, người sáng lập Viện Báo chí toàn cầu, tổ chức chuyên đào tạo ngành báo chí cho phụ nữ ở các nước đang phát triển, nói.

Theo số liệu của Cục Điều tra Trung Uơng Ấn Độ, trong năm 2009 có khoảng 90% vụ buôn người xảy ra trên phạm vi đất nước và nước này có khoảng 3 triệu gái mại dâm, trong đó 40% là trẻ em. Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ năm 2010, ngoài nô lệ tình dục, những hình thức khác của buôn người là lao động và hôn nhân bắt buộc. Quỹ Dân số LHQ thì cho biết, khoảng 50 triệu bé gái được cho là đã “mất tích” trong thế kỷ qua vì nạn giết hại bé gái và phá bỏ thai nhi là bé gái.

Somalia đứng thứ năm trong danh sách vì tỉ lệ tử vong của phụ nữ mang thai cao, nạn cưỡng hiếp và cắt bộ phận sinh dục nữ, cùng với những điều kiện thiếu thốn về giáo dục, y tế và kinh tế. “Tôi hoàn toàn ngạc nhiên, vì lẽ ra Somalia phải đứng đầu danh sách chứ không phải thứ năm”, Bộ trưởng Phụ nữ Somalia Maryan Qasim nói với TrustLaw.

Điều nguy hiểm nhất mà một phụ nữ ở Somalia gặp phải là trở thành người mang thai. Khi đó, sự sống của cô chỉ còn 50-50 vì không hề có sự chăm sóc tiền sản nào cô được nhận. Không bệnh viện, không cơ sở chăm sóc y tế, không có gì. “Và thêm vào đó là các vụ cưỡng hiếp xảy ra hàng ngày, việc cắt bộ phận sinh dục nữ được thực hiện với mỗi em bé gái. Ngoài ra là nạn đói, hạn hán và chiến tranh. Bạn có thể chết bất kỳ giây phút nào, bất kỳ ngày nào”.

Tham gia thăm dò là các chuyên gia cứu trợ, các học gia, nhân viên y tế, nhà hoạch định chính sách, nhà báo và chuyên gia phát triển.

Kim Nguyễn - (Theo Reuters, Guardian)
VnMedia

Tags: , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia