Hàng không mẫu hạm của TQ thách thức ai ?

Trung Quốc dự kiến đưa hàng không mẫu hạm đầu tiên vào hoạt động nhân lễ kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản 1/7/2011.


Trung Quốc sắp đưa vào sử dụng hàng không mẫu hạm đầu tiên
Các nguồn tin chưa được xác nhận bởi chính quyền Trung Quốc tin rằng chiếc tàu chở trên 120 hỏa tiễn sẽ đến cảng ở đảo Hải Nam để phô trương uy lực của hải quân nước họ ra vùng biển Đông Nam Á.
Thách thức Hoa Kỳ
Hiện chiếc hàng không mẫu hạm loại Varyag (瓦良格号 - Kuznetsov class) mà Trung Quốc mua của Ukraina đang được hoàn tất ở cảng Đại Liên, miền Đông Bắc.
Cho đến ngày 18/4 năm nay, được biết chiếc tàu đã bắt đầu được sơn màu của Hải quân Quân Giải phóng, lực lượng mà lãnh tụ Đảng, ông Hồ Cẩm Đào cho là quan trọng bậc nhất cho chiến lược quốc phòng của Trung Quốc.
Cũng có tin chưa được kiểm chứng nói tên chiếc tàu sẽ được đặt là Thi Lang (1621 - 1696), kỷ niệm vị Đô đốc chỉ huy hạm đội Phúc Kiến thời nhà Minh bỏ quân của Trịnh Thành Công để về với nhà Thanh.
Hoa Kỳ đã cho rằng sự xuất hiện của hàng không mẫu hạm đầu tiên do Trung Quốc trang bị và đưa vào sử dụng là một "thách thức" với thế thượng phong trên Thái Bình Dương của nước Mỹ.
Dù hiện nay Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ làm chủ năm tổ hợp tác chiến gồm các hàng không mẫu hạm, phi cơ và tàu ngầm, Đô đốc Tư lệnh Robert Willard đã nói Trung Quốc đang "biến đổi cán cân quyền lực trong vùng".
Chiếc tàu hạng Varyag được Trung Quốc mua năm 2001 ở dạng chưa hoàn tất và từ đó đem vào tái thiết kế và trang bị trong chiến lược thúc đẩy sức mạnh hải quân.
Hiện nay, giới quan sát chưa ngã ngũ về sự thách thức thực sự chiếc tàu này tạo ra với Hoa Kỳ và các nước Đông Nam Á.
Dù cùng chia sẻ quan tâm là "chủ quyền của Trung Hoa" tại vùng Biển Đông, báo Đài Loan hôm 12/4 nêu ra lo ngại rằng "hàng không mẫu hạm của Trung Quốc sắp hoàn tất sẽ làm suy yếu khả năng phòng thủ của Đài Bắc".
Cho tới nay, Đài Loan dựa vào sức mạnh của hải quân Hoa Kỳ để phòng ngừa Trung Quốc.
Người Việt Nam đang vừa cân bằng, vừa bám theo sức mạnh Trung Quốc và chú ý không thách thức trực diện trong lĩnh vực biển đảo
TS Richard Weitz
Trả lời BBC Tiếng Việt từ London hôm 18/4/2011, Tiến sĩ Richard Weitz, Giám đốc Viện nghiên cứu Hudson ở Washington DC, Hoa Kỳ, cho rằng "Một hàng không mẫu hạm thì chưa đủ để thách thức thế thượng phong của Hoa Kỳ trên Thái Bình Dương".
Tuy nhiên, ông cho rằng cả một hạm đội nhiều hàng không mẫu hạm của Trung Quốc sẽ làm được điều đó.
Hiện chưa rõ Trung Quốc sẽ thiết kế tiếp các tàu chiến và tàu sân bay ra sao nhưng có các nguồn tin nói Hải quân Quân Giải phóng đặt ra tham vọng lập một hạm đội vào 2016.
Ông Richard Weitz tin rằng "Người Trung Quốc biết được hạn chế của họ (về số hàng không mẫu hạm), nên sẽ không dừng lại, trừ khi họ dùng chiếc tàu mới nhất này chỉ vào việc huấn luyện và thử nghiệm".
'Cân bằng hoặc bám theo'
Trước câu hỏi sự xuất hiện của t̀àu sân bay đầu tiên Trung Quốc đem ra "trình làng" năm nay, các quốc gia nào khác ngoài Hoa Kỳ có thể đóng vai trò cân bằng lại thế lực quân sự của Trung Quốc, tiến sĩ Richard Weitz trả lời:

Tướng Trung Quốc, ông Quách Bá Hùng thăm lãnh đạo Việt Nam tại Hà Nội hôm 13/4
"Nga và Ấn Độ tự mình có thể cân bằng lại sức mạnh quân sự của Trung Quốc nhưng các nước láng giềng khác của Trung Quốc thì phải dựa vào thế lực bên ngoài, như Hoa Kỳ, hoặc chấp nhận làm chư hầu của Trung Quốc."
Tiến sĩ Weitz giải thích rằng theo cách nói trong tiếng Anh, các nước khác có sự lựa chọn: "cân bằng hoặc bám theo" (balance or bandwagon).
Trong các đánh giá của giới chức Hoa Kỳ, một phần đáng ngại của quá trình xây dựng sức mạnh quốc phòng Trung Quốc là hỏa tiễn đạn đạo và các cách tấn công bằng tin tặc và mạng Internet trong không gian ảo.
Ông Weitz cho rằng "đây là những thứ rất đáng ngại và đe dọa trực tiếp Hoa Kỳ, Nḥât Bản cùng một số nước khác".
Nhưng một trong những chủ đề tác động đến dư luận Việt Nam nhiều nhất vẫn là cuộc tranh chấp ở Biển Đông.
Trong những tuần qua, Đài Loan và Philippines cũng vào cuộc, lên tiếng mạnh hơn về chủ quyền của họ tại vùng quanh quần đảo Trường Sa.
Về phía mình, Trung Quốc hôm giữa tháng 4/2011 đã thẳng thừng bác bỏ thư Philippines gửi lên Liên Hiệp Quốc để phản đối yêu sách đường chín đoạn của Bắc Kinh.
Trong một thư ngoại giao (note verbale) gửi lên Liên Hiệp Quốc hồi đầu tháng, Manila viết rằng tuyên bố chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc "không có cơ sở theo luật quốc tế".

Tiến sĩ Richard Weitz cho rằng chiến lược của Hà Nội là "khôn ngoan"
Bình luận về các bước đi ngoại giao này, tiến sĩ Richard Weitz cho rằng điều đáng chú ý là thực ra, căng thẳng về biển đảo trong vùng Đông Nam Á "giảm đáng kể những tháng qua và xu hướng này sẽ tiếp tục".
"Trung Quốc hiểu rằng họ đã sai lầm khi hành xử quá hung hăng trước đó. Nay họ trở lại dùng chiến lược câu giờ và đợi có cơ hội thích hợp để bành trướng ra khu vực."
Tại diễn đàn Bác Ngao trên đảo Hải Nam gần đây, lãnh đạo Hồ Cẩm Đào lên tiếng kêu gọi hợp tác tốt hơn ở châu Á để tránh bất đồng đang gia tăng vì tranh chấp lãnh thổ.
Trong các bước đi quân ṣư - ngoại giao gần nhất, tướng lĩnh Trung Quốc đã sang thăm Việt Nam, nói chuyện với các lãnh đạo Đảng Cộng sản và Quân đội của nước chủ nhà.
Trong chuyến thăm của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc,  Tướng Quách Bá Hùng đến Hà Nội, hai bên đã ra thông cáo cuối tuần trước, khẳng định hợp tác giữa quân đội hai nước.
Nhưng những năm qua, Việt Nam cũng tăng cường mua vũ khí và các tàu chiến, phi cơ chiến đấu trong chiến lược phòng ngừa và bảo vệ biên giới trên biển.
Ngoài ra, Việt Nam cũng tăng cường hợp tác với Philippines quanh vấn đề Trường Sa.
Theo tiến sĩ Weitz, đây là cách làm "khôn ngoan", vừa "cân bằng, vừa bám theo" trước sức mạnh quân sự đang lên của Trung Quốc và cố gắng không thách thức trực diện về biển đảo.

Tàu chiến Trung Quốc bắn hỏa tiễn C801 - hình tư liệu

Nguồn: BBC

Tags: , , , , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia