|
Máy tính bảng và smartphone đang làm lu mờ dần thị trường máy tính PC vốn là lĩnh vực hái ra tiền của Microsoft. Vì vậy, Microsoft quyết không chịu kém thế và cho ra đời Windows 8. Nhưng liệu Windows 8 có là “chú bò sữa đẻ tiền” cho Microsoft như các Windows trước đây ?.
Microsoft đánh cược vào Windows 8
CEO Microsoft- Steve Ballmer quả quyết rằng, Windows sẽ duy trì nền tài chính của hãng sản xuất phần mềm này, cho dù doanh số bán máy tính cá nhân chậm chạp đang rấy lên mối quan ngại về khả năng thích nghi của hệ điều hành này với các cách thức mới mà người dùng và doanh nghiệp sử dụng công nghệ.
Ballmer nhấn mạnh rằng: “Windows sẽ là trung tâm chiến lược phát triển của chúng tôi. Chúng tôi cảm thấy rất yên tâm khi nói rằng, đây là thứ thông minh được xây dựng dành cho các khách hàng và cổ đông của chúng tôi”.
Ballmer đang rất lạc quan với hệ điều hành Windows 8, Microsoft đang chào hàng hệ điều hành này như một cuộc đại tu tổng thể nhất của hệ điều hành “đẻ tiền” kể từ năm 1995. Windows 8 được thiết kế với tốc độ khởi động rất nhanh và dành cho máy tính bảng màn hình cảm ứng cũng như các PC có chuột và bàn phím.
Cuộc đại tu lớn là phản ứng tích cực nhất của Microsoft đối với cơn sốt máy tính bảng mà Apple tạo ra kể từ khi phát hành iPad vào năm 2009. Kể từ đó, Apple đã bán được hơn 28 triệu iPad và các nhà phân tích dự đoán rằng, họ sẽ bán được thêm hàng chục triệu thiết bị vào thời điểm Windows 8 được phát hành trong năm tới.
Tuy Microsoft chưa cho biết khi nào Windows 8 chính thức được bán ra thị trường nhưng các nhà phân tích dự đoán rằng, chúng sẽ phát hành vào khoảng giữa tháng 7 và kỳ nghỉ lễ cuối năm 2012.
Trong khi chờ đợi Windows 8 “chào đời”, Microsoft vẫn đẩy mạnh Windows 7, đã bán được gần 450 triệu bản kể từ khi phát hành năm 2009. Chúng chỉ mới vượt qua Windows XP- hệ điều hành 10 tuổi – hệ điều hành được sử dụng rộng rãi nhất của Microsoft.
Microsof đã tạo được những tín hiệu đầu tiên với Windows 8 khi cho phép bất cứ ai cũng có thể tải Windows 8 về chạy thử. Họ cho biết đã có 500.000 bản Windows 8 đã được người dùng tải về.
Tuy nhiên, Microsoft vẫn phải thuyết phục được các nhà đầu tư trở lại khi những người này ngày càng nhận thấy, gã khổng lồ phần mềm đã mất đi lợi thế cạnh tranh trong nhiều lĩnh vực. Cụ thể, Google nổi lên như một “tay chơi” mạnh mẽ nhất trong lĩnh vực Internet và Apple đã tạo ra xu hướng điện toán di động tương lai với sự góp mặt của máy tính bảng và iPhone.
Internet và thiết bị di động hiện được coi như là phân khúc hấp dẫn hơn trong tương lai so với kinh doanh PC- phân khúc hái ra tiền của Microsoft từ năm 1990 nhờ hệ điều hành Windows và bộ phần mềm văn phòng Office.
Kể từ khi Google lên sàn vào tháng 8/2004, cổ phiếu của hãng đã tăng hơn 6 lần trong khi cổ phiếu của Microsoft đã giảm 2%. Và khi Apple phát hành iPhone đầu tiên vào năm 2007, cổ phiếu của hãng đã tăng gấp 3 lần trong khi cổ phiếu của Microsoft trong lĩnh vực này thụt lùi 11%. Điều đó đã giúp Apple vượt qua Microsoft trở thành công ty công nghệ có giá trị nhất trên thế giới.
Sự giảm sút giá cổ phiếu của Microsoft khiến cho áp lực ngày càng đè nặng lên vai Ballmer- một nhà lãnh đạo nhạy bén có trực giác tốt, người kế vị công ty từ nhà sáng lập Bill Gates và năm 2000.
Với doanh thu tăng trưởng chậm, Ballmer đã phải thắt chặt chi tiêu và thậm chí phải sa thải nhân viên để tiết kiệm chi phí. Cách làm “bủn xỉn” này đã giúp Microsoft có mức doanh thu 774.000/mỗi nhân viên trong năm tài chính năm ngoái kết thúc vào tháng 6, cao hơn so với mức 622.000USD/nhân viên trong năm 2006.
Gắng gượng trên nhiều lĩnh vực
CEO 55 tuổi –Ballmer đang đánh cược vận mệnh của Microsoft vào Windows 8 và cho rằng, chúng sẽ giúp Microsoft thăng tiến trong thị trường máy tính bảng và đổi mới nhu cầu đối với PC- thiết bị có thể hoạt động với khả năng cảm ứng các ngón tay cũng như các công cụ điều hướng truyền thống hiện nay.
Microsoft cũng chạy đua xây dựng phiên bản di động của Windows với mong muốn sẽ được sử dụng rộng rãi trên thị trường smartphone. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, Windows Phone của Microsoft cần vượt qua hai đối thủ nặng ký là Android của Google và iOS của Apple.
Microsoft đã chi 8,5 tỷ USD để mua lại hãng Skype với mong muốn dịch vụ video và Internet trên di động của Skype sẽ trở thành một phần quan trọng trong chiến lược di động của Microsoft.
Sau khi mất hàng tỷ USD đầu tư vào công nghệ tìm kiếm Internet trong 5 năm qua, Microsoft tin rằng họ sẽ có vị trí tốt hơn để đấu lại Google trong lĩnh vực màu mỡ này. Bộ máy tìm kiếm Bing của Microsoft đã có thị phần ổn định trên thị trường kể từ khi được giới thiệu vào năm 2009 nhưng lợi nhuận chủ yếu có được từ phí tổn của Yahoo.
Quyết định thà tiết kiệm tiền còn hơn đánh Google, năm ngoái, Yahoo đã bắt đầu dựa vào công nghệ của Microsoft trên hầu hết kết quả tìm kiếm của hãng. Liên minh này đã giúp Microsoft xử lý khoảng 30% truy vấn tìm kiếm trong thị trường Mỹ trong khi đó, Google xử lý tới 65% yêu cầu tìm kiếm.
Yahoo đang phải vật lộn với nhiều khó khăn hơn Microsoft trong những năm gần đây. Các vấn đề về tài chính đã nhắc hội đồng quản trị của Yahoo đổ lỗi về CEO Carol Bartz- bà là người đàm phán với Microsoft để đi đến quan hệ hợp tác trong lĩnh vực tìm kiếm với gã khổng lồ này. Chính vì không thể vực dậy “cỗ máy” Yahoo đang tuột dốc, CEO Carol Bartz đã bị sa thải khỏi công ty và rộ lên tin đồn, Yahoo sẽ phải bán mình.
Vậy đây có phải là dấu hiệu của các “cây cổ thụ” trong làng công nghệ đang bị đánh bật dần khỏi những thị trường mới.
Microsoft đánh cược vào Windows 8
CEO Microsoft- Steve Ballmer quả quyết rằng, Windows sẽ duy trì nền tài chính của hãng sản xuất phần mềm này, cho dù doanh số bán máy tính cá nhân chậm chạp đang rấy lên mối quan ngại về khả năng thích nghi của hệ điều hành này với các cách thức mới mà người dùng và doanh nghiệp sử dụng công nghệ.
Ballmer nhấn mạnh rằng: “Windows sẽ là trung tâm chiến lược phát triển của chúng tôi. Chúng tôi cảm thấy rất yên tâm khi nói rằng, đây là thứ thông minh được xây dựng dành cho các khách hàng và cổ đông của chúng tôi”.
Ballmer đang rất lạc quan với hệ điều hành Windows 8, Microsoft đang chào hàng hệ điều hành này như một cuộc đại tu tổng thể nhất của hệ điều hành “đẻ tiền” kể từ năm 1995. Windows 8 được thiết kế với tốc độ khởi động rất nhanh và dành cho máy tính bảng màn hình cảm ứng cũng như các PC có chuột và bàn phím.
Cuộc đại tu lớn là phản ứng tích cực nhất của Microsoft đối với cơn sốt máy tính bảng mà Apple tạo ra kể từ khi phát hành iPad vào năm 2009. Kể từ đó, Apple đã bán được hơn 28 triệu iPad và các nhà phân tích dự đoán rằng, họ sẽ bán được thêm hàng chục triệu thiết bị vào thời điểm Windows 8 được phát hành trong năm tới.
Tuy Microsoft chưa cho biết khi nào Windows 8 chính thức được bán ra thị trường nhưng các nhà phân tích dự đoán rằng, chúng sẽ phát hành vào khoảng giữa tháng 7 và kỳ nghỉ lễ cuối năm 2012.
Trong khi chờ đợi Windows 8 “chào đời”, Microsoft vẫn đẩy mạnh Windows 7, đã bán được gần 450 triệu bản kể từ khi phát hành năm 2009. Chúng chỉ mới vượt qua Windows XP- hệ điều hành 10 tuổi – hệ điều hành được sử dụng rộng rãi nhất của Microsoft.
Microsof đã tạo được những tín hiệu đầu tiên với Windows 8 khi cho phép bất cứ ai cũng có thể tải Windows 8 về chạy thử. Họ cho biết đã có 500.000 bản Windows 8 đã được người dùng tải về.
Tuy nhiên, Microsoft vẫn phải thuyết phục được các nhà đầu tư trở lại khi những người này ngày càng nhận thấy, gã khổng lồ phần mềm đã mất đi lợi thế cạnh tranh trong nhiều lĩnh vực. Cụ thể, Google nổi lên như một “tay chơi” mạnh mẽ nhất trong lĩnh vực Internet và Apple đã tạo ra xu hướng điện toán di động tương lai với sự góp mặt của máy tính bảng và iPhone.
Internet và thiết bị di động hiện được coi như là phân khúc hấp dẫn hơn trong tương lai so với kinh doanh PC- phân khúc hái ra tiền của Microsoft từ năm 1990 nhờ hệ điều hành Windows và bộ phần mềm văn phòng Office.
Kể từ khi Google lên sàn vào tháng 8/2004, cổ phiếu của hãng đã tăng hơn 6 lần trong khi cổ phiếu của Microsoft đã giảm 2%. Và khi Apple phát hành iPhone đầu tiên vào năm 2007, cổ phiếu của hãng đã tăng gấp 3 lần trong khi cổ phiếu của Microsoft trong lĩnh vực này thụt lùi 11%. Điều đó đã giúp Apple vượt qua Microsoft trở thành công ty công nghệ có giá trị nhất trên thế giới.
Sự giảm sút giá cổ phiếu của Microsoft khiến cho áp lực ngày càng đè nặng lên vai Ballmer- một nhà lãnh đạo nhạy bén có trực giác tốt, người kế vị công ty từ nhà sáng lập Bill Gates và năm 2000.
Với doanh thu tăng trưởng chậm, Ballmer đã phải thắt chặt chi tiêu và thậm chí phải sa thải nhân viên để tiết kiệm chi phí. Cách làm “bủn xỉn” này đã giúp Microsoft có mức doanh thu 774.000/mỗi nhân viên trong năm tài chính năm ngoái kết thúc vào tháng 6, cao hơn so với mức 622.000USD/nhân viên trong năm 2006.
Gắng gượng trên nhiều lĩnh vực
CEO 55 tuổi –Ballmer đang đánh cược vận mệnh của Microsoft vào Windows 8 và cho rằng, chúng sẽ giúp Microsoft thăng tiến trong thị trường máy tính bảng và đổi mới nhu cầu đối với PC- thiết bị có thể hoạt động với khả năng cảm ứng các ngón tay cũng như các công cụ điều hướng truyền thống hiện nay.
Microsoft cũng chạy đua xây dựng phiên bản di động của Windows với mong muốn sẽ được sử dụng rộng rãi trên thị trường smartphone. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, Windows Phone của Microsoft cần vượt qua hai đối thủ nặng ký là Android của Google và iOS của Apple.
Microsoft đã chi 8,5 tỷ USD để mua lại hãng Skype với mong muốn dịch vụ video và Internet trên di động của Skype sẽ trở thành một phần quan trọng trong chiến lược di động của Microsoft.
Sau khi mất hàng tỷ USD đầu tư vào công nghệ tìm kiếm Internet trong 5 năm qua, Microsoft tin rằng họ sẽ có vị trí tốt hơn để đấu lại Google trong lĩnh vực màu mỡ này. Bộ máy tìm kiếm Bing của Microsoft đã có thị phần ổn định trên thị trường kể từ khi được giới thiệu vào năm 2009 nhưng lợi nhuận chủ yếu có được từ phí tổn của Yahoo.
Quyết định thà tiết kiệm tiền còn hơn đánh Google, năm ngoái, Yahoo đã bắt đầu dựa vào công nghệ của Microsoft trên hầu hết kết quả tìm kiếm của hãng. Liên minh này đã giúp Microsoft xử lý khoảng 30% truy vấn tìm kiếm trong thị trường Mỹ trong khi đó, Google xử lý tới 65% yêu cầu tìm kiếm.
Yahoo đang phải vật lộn với nhiều khó khăn hơn Microsoft trong những năm gần đây. Các vấn đề về tài chính đã nhắc hội đồng quản trị của Yahoo đổ lỗi về CEO Carol Bartz- bà là người đàm phán với Microsoft để đi đến quan hệ hợp tác trong lĩnh vực tìm kiếm với gã khổng lồ này. Chính vì không thể vực dậy “cỗ máy” Yahoo đang tuột dốc, CEO Carol Bartz đã bị sa thải khỏi công ty và rộ lên tin đồn, Yahoo sẽ phải bán mình.
Vậy đây có phải là dấu hiệu của các “cây cổ thụ” trong làng công nghệ đang bị đánh bật dần khỏi những thị trường mới.
Theo VnMedia
TIN CÔNG NGHỆ:
0 nhận xét