Trưa nay (7/9), ngay sau khi được chỉ định làm luật sư bào chữa cho sát thủ Lê Văn Luyện trong toàn bộ quá trình tố tụng của vụ án, Luật sư Nguyễn Bá Ngọc, Giám đốc công ty Luật số 1, thuộc đoàn Luật sư Bắc Giang đã có cuộc trao đổi nhanh với VnMedia về vấn đề này.
Ông có bị áp lực khi làm luật sư của hung thủ Lê Văn Luyện không, thưa luật sư?
- Luật sư Nguyễn Bá Ngọc: Tôi không bị áp lực khi là luật sư của Lê Văn Luyện. Tôi làm theo chỉ định của Đoàn Luật sư tỉnh Bắc Giang. Làm theo sự phân công và làm không vì lợi nhuận mà chỉ làm để đảm bảo đúng tính chất của pháp luật nên tôi không sợ. Đến thời điểm này, tôi cũng chưa tiếp cận với hồ sơ vụ án và với bị cáo Lê Văn Luyện. Nhưng tôi sẽ làm hết sức có thể để đảm bảo tính đúng đắn của pháp luật và đảm bảo quyền lợi của Lê Văn Luyện trước pháp luật.
Việc tham gia bào chữa cho Luyện có đồng thời bào chữa cho người còn lại trong gia đình của Luyện bị khởi tố trong vụ thảm sát tiệm vàng này hay không?
- Vấn đề này tôi chưa biết nên chưa thể nói gì được. Việc mời làm luật sư hay không mời luật sư là do nhu cầu cá nhân của các bị can. Nhưng thông thường trong các vụ trọng án kiểu này thì những người liên quan thường mời luôn.
Theo thông tin từ CQĐT, Lê Văn Luyện sẽ được đưa ra xét xử trong thời gian sớm nhất. |
Tính đến thời điểm này, vụ thảm sát tiệm vàng mà ông tham gia với tư cách luật sư của hung thủ có phải là vụ án nghiêm trọng nhất hay không?
- Đúng như vậy. Tôi cũng tham gia một số vụ án rất ghê rợn, vô cớ giết người, giết người dã man cũng có rồi; Những vụ án vừa cướp, vừa hiếp, vừa giết cũng có cả. Nhưng đặc điểm của vụ án này thì nghiêm trọng hơn. Thân chủ của tôi bị khởi tố vì tội giết ba người một lúc với những hành vi được cho là rất man rợ.
Vậy đây có phải là vụ đầu tiên ông tham gia khi trong 1 gia đình có 5 người cùng là bị can, bị cáo tại toà?
- Đúng là vụ đầu tiên tôi tham gia với tư cách bào chữa trong một vụ án mà tính cả hung thủ chính của vụ án có đến 5 người trong gia đình cùng là bị can, bị cáo trước toà.
- Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, đối tượng phạm tội khi đủ 16 tuổi thì quá trình điều tra không cần có người đại diện hợp pháp. Chỉ khi ra tòa mới bắt buộc phải có người đại diện hợp pháp. Có phải vì điều này nên Lê Văn Luyện nhất định không chịu mời luật sư bảo vệ quyền lợi cho cá nhân mình?
- Cái này không đúng. Theo quy định về tố tụng hình sự, đối với những vụ trọng án như thế này thì trong toàn bộ quá trình điều tra vụ án bắt buộc phải có luật sư cùng tham gia. Luật cũng quy định, đối với tội đặc biệt nghiêm trọng có mức án tử hình hay chung thân thì 18 tuổi hay dưới 18 tuổi bắt buộc phải có luật sư tham gia vào quá trình tố tụng vụ án mà không quy định độ tuổi. Trường hợp bị cáo phạm trọng tội khi dưới 16 tuổi cũng bắt buộc phải có sự tham gia của luật sư.
Theo quy định của pháp luật, trong giai đoạn điều tra Lê Văn Luyện có quyền cự tuyệt luật sư, nhưng trong giai đoạn Viện Kiểm soát buộc cơ quan tố tụng phải mời luật sư cho Luyện, và khi ra toà nếu Luyện vẫn cự tuyệt luật sư thì toà vẫn phải mời luật sư cho Luyện, còn việc Luyện cự tuyệt hay không là quyền của Luyện.
- Xin chân thành cảm ơn ông!
- Cái này không đúng. Theo quy định về tố tụng hình sự, đối với những vụ trọng án như thế này thì trong toàn bộ quá trình điều tra vụ án bắt buộc phải có luật sư cùng tham gia. Luật cũng quy định, đối với tội đặc biệt nghiêm trọng có mức án tử hình hay chung thân thì 18 tuổi hay dưới 18 tuổi bắt buộc phải có luật sư tham gia vào quá trình tố tụng vụ án mà không quy định độ tuổi. Trường hợp bị cáo phạm trọng tội khi dưới 16 tuổi cũng bắt buộc phải có sự tham gia của luật sư.
Theo quy định của pháp luật, trong giai đoạn điều tra Lê Văn Luyện có quyền cự tuyệt luật sư, nhưng trong giai đoạn Viện Kiểm soát buộc cơ quan tố tụng phải mời luật sư cho Luyện, và khi ra toà nếu Luyện vẫn cự tuyệt luật sư thì toà vẫn phải mời luật sư cho Luyện, còn việc Luyện cự tuyệt hay không là quyền của Luyện.
- Xin chân thành cảm ơn ông!
Theo VnMedia
0 nhận xét