>>Triều Tiên 'ghét' Trung Quốc, 'yêu' Mỹ hơn mọi người nghĩ?
Đối với một quốc gia châu Á chịu nhiều ảnh hưởng từ Trung Quốc như Nhật Bản, bước ngoặt lịch sử đến với quốc gia này trong quyết định đi theo con đường của phương Tây, trở thành một nước đế quốc, thậm chí còn hơn cả một nước đế quốc khi trở thành một nước phát xít.
Trong thế chiến II, Nhật Bản liên minh với hai quốc gia hàng đầu châu Âu là Đức và Italyl nhằm bành trướng ảnh hưởng của Chủ nghĩa phát xít ra toàn bộ thế giới. Song, hóa ra, đó lại là một sai lầm.
Sau thất bại thảm hại ở cuộc chiến tranh phát xít, Nhật Bản bị đặt dưới sự giám hộ và chiếm đóng của Mỹ. Và rồi sau đó, hai nước, một kẻ chiến thắng và một kẻ chiến bại trở thành đồng minh thân cận. Người anh trai Mỹ sẵn sàng giúp Nhật phát triển các thể chế dân chủ và nhờ vậy Nhật mới có thể trỗi dậy từ đống tro tàn sau thế chiến II.
Nhật - Mỹ là đồng minh thân cận kể từ sau thế chiến II. |
Những năm đầu sau thế chiến II, Nhật Bản xem Mỹ như là một quốc gia đầy hào quang trong khi phần còn lại của thế giới chìm trong màu xám buồn tẻ. Đơn giản bởi Mỹ có khả năng đáp ứng tất cả các yêu cầu của Nhật và biến Nhật Bản thành quốc gia số 1 ở châu Á. Do vậy, Nhật bỏ rơi châu Á.
Tuy nhiên, sự nổi lên đột ngột của Trung Quốc được ví von như là “người khổng lồ thức giấc” làm lung lay vị thế kéo dài nửa thế kỷ qua của Nhật và kéo giãn liên minh khăng khít Nhật - Mỹ. Sự nổi lên của Trung Quốc đi đôi với sự suy giảm không thể tránh khỏi của phương Tây. Nhật Bản cũng thấy được sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc và nhận ra người Trung Quốc đang trên đường quay trở lại vị trí xứng đáng của nó ở châu Á.
Trước đây, Mỹ là đồng minh quân sự và đối tác thương mại lớn nhất của Nhật. Một cách tự nhiên cả hai sánh bước cùng nhau hàng thế kỷ qua. Do vậy, dễ hiểu khi nhiều người bất ngờ khi năm 2007, Trung Quốc vượt mặt Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Nhật và là kẻ thứ 3 xen vào quan hệ đồng minh khăng khít Nhật – Mỹ.
Xuất phát từ sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, sau khi giành được quyền lực năm 2009, Đảng Dân chủ Nhật hứa hẹn cân bằng lại chính sách quốc gia trong đó nhấn mạnh sẽ chú trọng chính sách với châu Á. Cố nhiên châu Á ở đây có nghĩa là Trung Quốc. Việc cam kết sẽ là một phần trong “Cộng đồng Đông Á” của Nhật đương nhiên không thể không khiến Mỹ bận tâm bởi nguy cơ giảm ảnh hưởng ở một trong những khu vực năng động nhất thế giới.
Thêm vào đó, các thế lực kinh tế ở Nhật, đặc biệt là cộng đồng doanh nhân nước này cũng muốn thiết lập quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc.
Lúc này, một câu hỏi đặt ra là liệu Nhật Bản có thể thiết lập quan hệ kinh tế chặt chẽ, sống còn với Trung Quốc ở thời điểm vẫn là một đồng minh gần gũi, thân cận với Mỹ, đối thủ số 1 của Trung Quốc hay không?
Câu trả lời là dù ít hay nhiều, Nhật Bản đang ở trong thế giằng co bởi việc phải chọn lựa lòng trung thành hay là lợi ích.
Song dường như Trung Quốc luôn không sẵn sàng trước thiện chí của Nhật. Trong hai năm qua, Trung Quốc “dại dột” tự làm hại mình bởi các chính sách kìm hãm phát triển quan hệ với Nhật Bản. Và nay, một lần nữa, quốc gia này lặp lại sai lầm trên khi tuyên bố phủ đầu ông Yoshihiko Noda, tân Thủ tướng Nhật rằng “cần tôn trọng lợi ích cốt lõi của Trung Quốc” ngay khi ông Noda vừa "chân ướt chân dáo" lên cầm quyền.
Thực tế, nếu người Trung Quốc muốn vượt lên và giành ảnh hưởng, các quốc gia châu Á có thể chấp nhận vị thế là quốc gia hàng đầu trong khu vực của họ. Song sự kiêu ngạo cùng với những lời dọa nạt kiểu như trên sẽ không giúp Trung Quốc có được bất cứ một đồng minh thực sự nào, trong đó chắc chắn có Nhật.
Thực tế, nếu người Trung Quốc muốn vượt lên và giành ảnh hưởng, các quốc gia châu Á có thể chấp nhận vị thế là quốc gia hàng đầu trong khu vực của họ. Song sự kiêu ngạo cùng với những lời dọa nạt kiểu như trên sẽ không giúp Trung Quốc có được bất cứ một đồng minh thực sự nào, trong đó chắc chắn có Nhật.
0 nhận xét