Điều đáng nói là Nga dự định bắt đầu cải tổ CSTO trong khi cũng ở thời điểm này, đang nỗ lực xây dựng quan hệ đối tác với NATO.
Theo nguồn tin từ Kommersant, cơ sở cho sự cải tổ này sẽ được giao cho Viện Phát triển đương đại Nga (INSOR) chuẩn bị với một Hội đồng giám hộ được chủ trì bởi chính Tổng thống Nga Dmitry Medvedev.
Tổng thống Nga Medvedev sẽ chủ trì việc cải tổ CSTO được cho là nhằm đối trọng với NATO. |
Ngoài ra, Kommersant còn cho hay ý tưởng cải tổ này được nêu ra hôm 7/9 tại một diễn đàn chính trị ở Yaroslavl. Tại diễn đàn này, các chuyên gia cho rằng việc cải tổ CSTO lẽ ra phải được tiến hành từ lâu rồi. Tổng biên tập của tạp chí "Nga trong nền chính trị toàn cầu" (Russia in Global Politics) Fedor Lukyanov tin rằng việc cải tổ CSTO quan trọng không chỉ bởi vì Nga mà còn bởi vì NATO.
Theo kế hoạch cải tổ, CSTO sẽ bãi bỏ việc ra quyết định bằng sự đồng thuật và trở thành một yếu tố quan trọng trong việc duy trì hòa bình, ổn định trong không gian hậu Xô Viết.
Gần đây, dưới sức ảnh hưởng của các sự kiện ở Bắc Phi và Trung Đông cộng với việc Lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế (ISAF) rút quân khỏi Afghanistan vào năm 2014, Moscow bắt đầu chú ý nhiều hơn đến CSTO.
Song Chủ tịch Ủy ban INSOR Igor Yurgens cũng thừa nhận rằng vấn đề then chốt trong việc chuyển đổi CSTO thành một tổ chức có hiệu quả là vướng mắc liên quan đến quan điểm riêng của Uzbekistan đối với các vấn đề cải tổ trên.
“Kế hoach rút quân sắp tới của lực lượng quốc tế khỏi Afghanistan vào năm 2014 buộc chúng tôi phải quyết định xem điều gì là quan trọng hơn với chúng tôi, quan điểm riêng biệt của Tổng thống Karimov (Uzbekistan) hay an ninh của Nga và các nước láng giềng với Nga như Tajikistan và Kazakhstan. Rõ ràng rằng chẳng ai cần một CSTO lỏng lẻo và hay tranh cãi. Nga và các đối tác của họ nên hiểu điều này”, ông Yurgen nhấn mạnh.Quan điểm riêng của Uzbekistan mà ông Yurgen ám chỉ đến đó là việc nước này gần đây tỏ ra không đồng thuận với CSTO về một số nguyên tắc hoạt động của khối đồng thời đưa ra những quan điểm riêng của họ cho các vấn đề trong khối. Ngoài ra, việc Uzbekistan tự tách mình ra khỏi CSTO còn bắt nguồn từ những mối bất đồng trong quan hệ với Nga gần đây.
0 nhận xét