Giá vàng liên tục tăng chóng mặt trong thời gian gần đây đã tác động tiêu cực tới tâm lý và hành vi tiêu dùng nhiều hàng hóa khác. Nhiều người đổ lỗi cho vàng là nguyên nhân, nhưng cũng không ít người cho rằng biến động bất thường của giá vàng chỉ là hậu quả của những bất ổn kinh tế vĩ mô.
Giá vàng phập phồng theo kinh tế vĩ mô
Tích trữ vàng là thói quen có từ xa xưa của người Việt Nam bởi ngoài khả năng giữ giá trị và không bị hao hụt theo thời gian, vàng cũng có tính thanh khoản cao khi dễ dàng trao đổi, mua bán. Bước sang thế kỷ 21, cùng với sự mở cửa của nền kinh tế, thói quen tích trữ vàng giảm đáng kể, đặc biệt đa số các giao dịch bất động sản đã được định giá bằng tiền đồng thay vì bằng vàng như trước.
Tuy nhiên, xu hướng tích trữ vàng lại xuất hiện và ngày càng lan rộng khi giá vàng liên tục có những biến động chóng mặt trong những năm gần đây. Theo báo cáo của Hội đồng Vàng thế giới, lượng vàng hiện có tại Việt Nam (lấy lượng vàng nhập khẩu trừ đi số đã xuất khẩu) khoảng 1.000 tấn, nếu quy đổi với giá hiện hành 1.880 USD thì tương đương trên 65 tỷ USD. Tuy con số này chưa được công nhận, nhưng chừng đó cũng đủ cho chúng ta tin vào việc có một lượng vàng rất lớn đang được người dân nắm giữ, đang trở thành luồng vốn hoạt động không chính thức, gây sức ép không nhỏ đến chính sách tiền tệ, tăng trưởng kinh tế.
Giá vàng phập phồng theo kinh tế vĩ mô
Tích trữ vàng là thói quen có từ xa xưa của người Việt Nam bởi ngoài khả năng giữ giá trị và không bị hao hụt theo thời gian, vàng cũng có tính thanh khoản cao khi dễ dàng trao đổi, mua bán. Bước sang thế kỷ 21, cùng với sự mở cửa của nền kinh tế, thói quen tích trữ vàng giảm đáng kể, đặc biệt đa số các giao dịch bất động sản đã được định giá bằng tiền đồng thay vì bằng vàng như trước.
Tuy nhiên, xu hướng tích trữ vàng lại xuất hiện và ngày càng lan rộng khi giá vàng liên tục có những biến động chóng mặt trong những năm gần đây. Theo báo cáo của Hội đồng Vàng thế giới, lượng vàng hiện có tại Việt Nam (lấy lượng vàng nhập khẩu trừ đi số đã xuất khẩu) khoảng 1.000 tấn, nếu quy đổi với giá hiện hành 1.880 USD thì tương đương trên 65 tỷ USD. Tuy con số này chưa được công nhận, nhưng chừng đó cũng đủ cho chúng ta tin vào việc có một lượng vàng rất lớn đang được người dân nắm giữ, đang trở thành luồng vốn hoạt động không chính thức, gây sức ép không nhỏ đến chính sách tiền tệ, tăng trưởng kinh tế.
Tác động tâm lý của thị trường vàng rất lớn |
Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, một chuyên gia về tài chính ngân hàng, giá vàng trong nước phụ thuộc chủ yếu vào giá vàng thế giới, mà giá vàng thế giới lại chịu tác động rất lớn bởi tình hình chính trị, kinh tế thế giới. Vì thế, những biến động liên tục theo hướng tiêu cực của các nền kinh tế lớn thế giới như Mỹ, Nhật, khu vực châu Âu...đã khiến các nhà đầu tư e ngại vào triển vọng phát triển kinh tế toàn cầu, do đó tập trung tích trữ vàng để đảm bảo an toàn nguồn vốn. Xu hướng này lại càng được kích thích bởi hoạt động mua gom dự trữ số lượng lớn của nhiều ngân hàng trung ương các nước lớn (chẳng hạn Trung Quốc) - những nước mà trước đây khá thờ ơ với vàng và chỉ coi USD là nguồn dự trữ ngoại tệ duy nhất.
Tác động của vàng: Lý thuyết khác xa thực tế
Xét về lý thuyết, biến động giá vàng tác động rất ít tới đời sống nhân dân và nền kinh tế. Cụ thể, nếu ở vai trò vàng trang sức, mỹ nghệ, vàng là mặt hàng xa xỉ, không phải mặt hàng thiết yếu nên giá vàng tăng không ảnh hưởng tiêu cực tới người dân. Với vao trò là nguyên liệu đầu vào thì giá vàng biến động cũng không mấy ảnh hưởng tới sản xuất vì phạm vi sử dụng rất hẹp, đầu ra sản phẩm chủ yếu phục vụ một số ít giàu có trong xã hội.
Cùng với đó, giá vàng tăng cao không phải là nguyên nhân sinh ra lạm phát, bởi vàng không nằm trong rổ hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng CPI; sản phẩm sử dụng vàng làm nguyên liệu rất ít như đã nói ở trên nên cũng không tác động gián tiếp tới CPI được.
Tuy nhiên trên thực tế, theo TS Đỗ Thị Thủy, ngân hàng VietinBank, giá vàng tăng cao gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của chính sách tiền tệ và ổn định kinh tế vĩ mô trong trung hạn. Cụ thể, giá vàng tăng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động nguồn vốn của khu vực tài chính: Khi giá vàng tăng, người dân rút tiết kiệm để đầu tư vàng thay vì gửi tiết kiệm tại ngân hàng, nguồn vốn của nhiều tổ chức, cá nhân cũng loanh quanh ở thị trường vàng và ngoại tệ dẫn đến khả năng huy động vốn của các ngân hàng thương mại bị giảm sút, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Bên cạnh đó, khi giá vàng tăng, nhu cầu mua USD trên thị trường tự do để nhập khẩu vàng lậu lớn dẫn đến tỷ giá USD tăng, khó kiểm soát; thâm hụt cán cân thương mại gia tăng; khó khăn cho việc điều hành chính sách tiền tệ...
Lại kiến nghị lập sàn vàng quốc gia để ổn định thị trường |
Cùng chung quan điểm này, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng vàng có tác động lớn tới nền kinh tế, có khả năng liên thông với USD và nếu cả hai cùng tăng giá thì ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế, đặc biệt trong thời điểm hiện tại lạm phát của Việt Nam rất cao.
Sự tăng giá vàng và USD sẽ gây tác động tâm lý tới hành vi tiêu dùng, dẫn tới việc tích trữ vàng để đảm bảo an toàn đồng vốn của người dân và thậm chí đầu cơ vàng của một số tổ chức, cá nhân, gây rối loạn thị trường, thiệt hại cho người dân tham gia đầu tư theo tâm lý đám đông.
Về lâu dài, những biến động giá vàng quá lớn của thị trường trong nước, thậm chí vượt xa giá vàng thế giới, sẽ tác động tiêu cực tới giá trị đồng bản tệ, kéo theo những thiệt hại lớn cho nhà nhập khẩu, khó khăn trong kiểm soát lạm phát...
Cần một sàn vàng quốc gia
Có thể nói, vàng không còn là vấn đề nhỏ của các nhà kinh doanh, mà đang thực sự trở thành một lực lượng thị trường có khả năng chi phối cả tiết kiệm, đầu tư, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại tệ và hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế. Để ổn định thị trường này, cần có sự tham gia tích cực của các cơ quan quản lý, toàn thể người dân và doanh nghiệp...Xét về mặt vĩ mô, một trong những căn nguyên cơ bản của cơn sốt vàng là lạm phát, do đó muốn giải quyết vấn đề của vàng thì phải có biện pháp giảm lạm phát để tăng niềm tin vào đồng nội tệ, bớt đổ xô vào gom giữ vàng, ngoại tệ.
Về các biện pháp cụ thể, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, quy định chặt chẽ về giao dịch vàng và đặc biệt là lập trung tâm giao dịch vàng quốc gia - điều kiện tiên quyết ổn định thị trường vàng. Đây cũng là kiến nghị của nhiều chuyên gia kinh tế tại hội thảo Tác động của thị trường vàng đến nền kinh tế Việt Nam vừa Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia tổ chức.
"Tuy nhiên, sự ổn định của thị trường vàng trong điều kiện hiện nay vẫn phụ thuộc rất lớn vào ý thức của các thành phần kinh tế; khi lạm phát cao sự tin tưởng vào nội tệ thấp, khó tránh khỏi tình trạng người dân và doanh nghiệp tìm đến vàng như một nơi trú ẩn an toàn. Vì thế, Nhà nước cần tăng cường kiểm soát ngăn chặn đầu cơ vàng - nhân tố quan trọng trong việc thổi giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới thời gian qua" - TS Hiếu nói.
Trước vấn đề tích trữ vàng theo xu hướng các ngân hàng trung ước các nước đang triển khai, TS Nguyễn Trí Hiếu cho biết, dự trữ ngoại hối của Việt Nam vẫn dựa trên đồng USD, và lượng vàng tích trữ thấp: "Tôi không kiến nghị Việt Nam tham gia vào cuộc đua tích trữ vàng bởi dự trữ ngoại hối của Việt Nam rất nhỏ, khoảng 2 tháng trên tổng giá trị nhập khẩu, trong khi cần tới 3 tháng. Mình còn dưới mức trung bình nên vấn đề của mình là làm sao cho đủ, chứ không phải là vấn đề an toàn".
VnMedia
0 nhận xét