Chính phủ Nga xúc tiến kế hoạch trợ giúp công ty dầu lửa Nga ở Libya thời "hậu Gaddafi" trong bối cảnh quân nổi dậy thắng thế.
Tương lai của các công ty Nga ở Libya hiện đang rất mờ mịt. Theo tin của báo Izvestia, hạ tuần tháng 7 người đứng đầu Phủ Tổng thống Kremli Sergey Naryshkin đã bay đến Paris để bàn với các nhân vật chính thức của Pháp về giai đoạn hậu Gaddafi.
Nguồn tin ở Phủ Tổng thống cho biết, mục đích chuyến đi của Naryshkin chỉ có một – “tìm mọi cách để chúng ta không bị quẳng ra rìa như ở Iraq”.
Chính là sau khi Mỹ can thiệp, chính phủ mới đã huỷ bỏ, ví dụ, các hợp đồng đã ký trước đó với Lukoil để phát triển mỏ Qurna-2. Thật ra, mấy năm sau công ty này dù sao cũng đã quay trở lại Iraq.
Hiện nay có hai công ty Nga đang làm ăn ở Libya – “Gazprom neft” và “Tatneft”. Công ty thứ hai đã khoan thăm dò ở vùng Ghadames và đã bắt đầu khai thác dầu ở quy mô gần 55 tấn/ngày.
Tổng cộng Tatneft có giấy phép khai thác bốn mỏ tổng diện tích 18.000 Km vuông ở các vùng Ghadames và Sirt. Theo người phụ trách quản lý các dự án dầu mỏ ở nước ngoài của hãng Yevgeny Korneev, Tatneft đã đầu tư vào các dự án cỡ 270 triệu USD.
Korneev nói: “Tạm thời hiện chúng tôi không có hoạt động về công nghệ. Các văn phòng vẫn còn đó, thậm chí nhân viên người Libya vẫn đến nhiệm sở. Tạm thời là công việc trí óc. Khi nào chúng tôi thấy mọi việc đã chấm dứt thì sẽ khoan trở lại. Hiện chiến tranh chưa kết thúc”. Theo ông này, kịch bản Iraq không nhất thiết sẽ lặp lại, bởi vì quan hệ Nga – Mỹ đã khác nhiều so với mấy năm trước.
Nguồn tin ở Phủ Tổng thống cho biết, mục đích chuyến đi của Naryshkin chỉ có một – “tìm mọi cách để chúng ta không bị quẳng ra rìa như ở Iraq”.
Chính là sau khi Mỹ can thiệp, chính phủ mới đã huỷ bỏ, ví dụ, các hợp đồng đã ký trước đó với Lukoil để phát triển mỏ Qurna-2. Thật ra, mấy năm sau công ty này dù sao cũng đã quay trở lại Iraq.
Hiện nay có hai công ty Nga đang làm ăn ở Libya – “Gazprom neft” và “Tatneft”. Công ty thứ hai đã khoan thăm dò ở vùng Ghadames và đã bắt đầu khai thác dầu ở quy mô gần 55 tấn/ngày.
Tổng cộng Tatneft có giấy phép khai thác bốn mỏ tổng diện tích 18.000 Km vuông ở các vùng Ghadames và Sirt. Theo người phụ trách quản lý các dự án dầu mỏ ở nước ngoài của hãng Yevgeny Korneev, Tatneft đã đầu tư vào các dự án cỡ 270 triệu USD.
Korneev nói: “Tạm thời hiện chúng tôi không có hoạt động về công nghệ. Các văn phòng vẫn còn đó, thậm chí nhân viên người Libya vẫn đến nhiệm sở. Tạm thời là công việc trí óc. Khi nào chúng tôi thấy mọi việc đã chấm dứt thì sẽ khoan trở lại. Hiện chiến tranh chưa kết thúc”. Theo ông này, kịch bản Iraq không nhất thiết sẽ lặp lại, bởi vì quan hệ Nga – Mỹ đã khác nhiều so với mấy năm trước.
Ông Sergey Naryshkin đang xúc tiến các cuộc gặp với nhân vật chủ chốt của Pháp nhằm tìm một hướng đi có lợi cho các công ty khai thác dầu mỏ Nga ở Libya thời "hậu Gaddafi". |
Khác với Tatneft công ty Gazprom neft mới định tham gia vào khai thác mỏ Elephant (lượng khai thác 18,3 nghìn tấn/ngày, tổng trữ lượng của mỏ là 210 triệu tấn). Công ty phải mua lại phần của hãng Eni của Italia trong dự án Elephant của Libya và bằng cách đó có phần là 16,5% sau khi trả khoảng 180 triệu USD.
Tại trung tâm báo chí của hãng người ta cho báo Izvestia biết: “Tuy nhiên, do những vụ lộn xộn đã xảy ra ở Libya nên vụ làm ăn này đã bị dừng lại, và Gazprom neft đã không thanh toán khản này. Gazprom neft không còn dự án nào khác ở Libya”.
Ngoài 2 hãng trên, Lukoil cũng có văn phòng ở Libya. Một quan chức của Phủ Tổng thống nói rằng hãng Novatek cũng quan tâm đến các khoản đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Libya. Nhưng tại hãng của Gennady Timchenko người ta không bình luận về tin này, coi đó là tin đồn.
Đại diện chuyên trách của Tổng thống Nga về hợp tác với các nước Châu Phi thượng nghị sĩ Mikhail Marghelov nói với phóng viên Izvestia rằng chính quyền mới đã hứa sẽ giữ nguyên và khẳng định tất cả các hợp đồng đã ký với Nga.
Thượng nghị sĩ nói: “Những người nổi dậy đã hứa với chúng tôi giữ nguyên tất cả các hợ đồng đã ký trước đây”.
Giám đốc trung tâm nghiên cứu kinh tế vĩ mô BDO Helen Matrosov hoài nghi về tương lai của các công ty Nga trên thị trường Libya. Matrosov nói: “Giới kinh doanh của chúng ta phải chuẩn bị đối phó với tình hình sẽ diễn biến theo kịch bản Iraq.
Chính quyền mới, chắc là, sẽ đưa ra các quyết định mới về khai thác các mỏ. Điều này hợp lôgic”. Bà cho rằng các công ty của phương Tây, trước hết là các hãng của Pháp sẽ được ưu ái hơn.Tag: Chiến sự
Tại trung tâm báo chí của hãng người ta cho báo Izvestia biết: “Tuy nhiên, do những vụ lộn xộn đã xảy ra ở Libya nên vụ làm ăn này đã bị dừng lại, và Gazprom neft đã không thanh toán khản này. Gazprom neft không còn dự án nào khác ở Libya”.
Ngoài 2 hãng trên, Lukoil cũng có văn phòng ở Libya. Một quan chức của Phủ Tổng thống nói rằng hãng Novatek cũng quan tâm đến các khoản đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Libya. Nhưng tại hãng của Gennady Timchenko người ta không bình luận về tin này, coi đó là tin đồn.
Đại diện chuyên trách của Tổng thống Nga về hợp tác với các nước Châu Phi thượng nghị sĩ Mikhail Marghelov nói với phóng viên Izvestia rằng chính quyền mới đã hứa sẽ giữ nguyên và khẳng định tất cả các hợp đồng đã ký với Nga.
Thượng nghị sĩ nói: “Những người nổi dậy đã hứa với chúng tôi giữ nguyên tất cả các hợ đồng đã ký trước đây”.
Giám đốc trung tâm nghiên cứu kinh tế vĩ mô BDO Helen Matrosov hoài nghi về tương lai của các công ty Nga trên thị trường Libya. Matrosov nói: “Giới kinh doanh của chúng ta phải chuẩn bị đối phó với tình hình sẽ diễn biến theo kịch bản Iraq.
Chính quyền mới, chắc là, sẽ đưa ra các quyết định mới về khai thác các mỏ. Điều này hợp lôgic”. Bà cho rằng các công ty của phương Tây, trước hết là các hãng của Pháp sẽ được ưu ái hơn.Tag: Chiến sự
0 nhận xét