Nếu đề xuất cắt giảm lớn được triển khai, đó sẽ là “thảm họa” cho an ninh Mỹ bởi ngay trong thời điểm hiện tại, nước này vẫn đối mặt với rất nhiều nguy cơ; trong khi bản thân các lực lượng vũ trang chưa đủ sức đảm bảo an toàn tuyệt đối cho an ninh quốc gia.
Ví dụ như hiện hải quân Mỹ có ít tàu chiến nhất trong giai đoạn từ thế chiến thứ I tới nay; trong khi các phi công lái máy bay ném bom chiến lược (như B-52) thường trẻ hơn những người tiền nhiệm hàng chục năm kinh nghiệm.
Nói cách khác, cắt giảm ngân sách sẽ đẩy hàng loạt binh sĩ Mỹ vào vòng nguy hiểm bởi họ không được trang bị những vũ khí tốt nhất; cũng như an ninh Mỹ bị đặt dấu hỏi lớn.
Chưa dừng lại, Mỹ vẫn đang phải đối diện với rất nhiều "kẻ thách thức" mà đáng sợ nhất là việc Trung Quốc, nước tăng ngân sách quốc phòng ở mức 2 con số hàng chục năm qua; và có lẽ chỉ vài ngày nữa là hạ thủy tàu sân bay đầu tiên, trước khi “ra mắt” 3-4 chiếc nữa chỉ trong vài năm tới. Mục tiêu của Bắc Kinh rất rõ ràng: phát triển quân đội, từng bước đẩy Mỹ ra khỏi châu Á và tiến tới bá quyền.
Ngay gần đó là Triều Tiên, quốc gia liên tục có hành động cứng rắn với Hàn Quốc, khiến hai miền đang đứng bên bờ vực chiến tranh. Nếu điều đó thực sự xảy ra, với tư cách đồng minh thì Mỹ sẽ buộc phải can dự vào xung đột và tất nhiên, sức mạnh quân sự áp đảo là điều tối cần thiết cho Mỹ.
Điều này càng quan trọng bởi theo Mỹ, Triều Tiên đang tiến bộ nhanh trong việc sản xuất tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể di chuyển trên bộ, bắn tới cả lãnh thổ Mỹ.
Ở Trung Đông, Iran tiếp tục làm Mỹ và đồng minh lo lắng với chương trình hạt nhân. Hơn thế nữa, theo tính toán của một số chuyên gia, tới năm 2015, Tehran sẽ sản xuất được tên lửa đạn đạo liên lục địa… cũng như tiếp tục vũ trang cho nhiều phe chống đối ở Iraq, Taliban và có thể là cả hợp tác phát triển vũ khí với Triều Tiên.
Một mối nguy khác mà Mỹ cần tính tới là al Qaeda bởi bất chấp việc lãnh tụ Osama bin Laden bị tiêu diệt, tổ chức này vẫn hùng mạnh, phát triển ở Yemen, Somalia sau khi bị truy quét ở Afghanistan và Pakistan…; cũng như những đối thủ cũ rất mạnh như Nga, Pakistan và Venezuela…. đang tích cực "hoạt động".
Trong bối cảnh như trên, cắt giảm ngân sách thực sự đặt ra rất nhiều nguy cơ. Mỹ vẫn cần quân đội mạnh để bảo vệ nội địa, ngăn chặn các hành động gây hấn cũng như bảo vệ lợi ích của mình trên toàn cầu.
Trong trường hợp ngược lại, Mỹ khó lòng tự mình định hình môi trường an ninh toàn cầu mà kết quả cuối cùng là không thể duy trì vị trí siêu cường trong thế kỷ 21.
Ngược lại những quan điểm trên, hiện đa phần ý kiến ủng hộ cắt giảm ngân sách quân đội Mỹ. Theo phe chống đối, ngân sách quốc phòng của Mỹ đang ở mức quá cao tới mức lãng phí.
Họ lập luận rằng, năm 1985, khi Mỹ và Liên Xô ở cao trào của cuộc chạy đua vũ trang, ngân sách quốc phòng của Mỹ là 574 tỷ USD (tính theo tỉ giá hiện thời).
Nay ngân sách vẫn là 533 tỉ USD (chỉ thấp hơn khoảng 7%). Nếu tính chi phí cho cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq thì con số hiện tại phải là 671 tỷ USD, cao hơn năm 1985 tới 17%.
Tương tự, một số nhà phân tích đưa ra số liệu rằng ngân sách quốc phòng Mỹ tăng liên tục 13 năm qua và chỉ riêng dưới thời Bush, con số này tăng 70%, từ 412 tỉ USD lên 699 tỉ USD.
Và bất chấp việc không có đối thủ tương xứng, ngân sách Mỹ tăng từ mức 30% chi phí quân sự toàn cầu lên mức 50%.
Ngoài ra, hiện Mỹ không phải đối diện với kẻ thù nào thực sự hùng mạnh như Liên Xô; Đông và Tây Âu không bị chia cắt, thế giới không điên cuồng chạy đua vũ trang hạt nhân…thì cần gì phải tiêu nhiều tiền cho quân đội như vậy.
Đã vậy, Mỹ bắt đầu đẩy nhanh tiến trình rút quân khỏi Iraq, Afghanistan nên việc cắt giảm càng cần được tiến hành.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, thâm hụt ngân sách ngày một lớn như hiện nay thì gần như chắc chắn phe ủng hộ cắt giảm chi tiêu cho quân đội sẽ thắng thế. Vấn đề đặt ra là cắt giảm bao nhiêu và cắt giảm bộ phận nào để quân đội Mỹ vẫn bảo vệ được an ninh quốc gia ở mức cao nhất, cũng như duy trì vị trí tốt nhất có thể của Washington trên trường quốc tế.
Đây sẽ là cuộc mặc cả lớn giữa các phe phái ở Mỹ và chắc chắn nó sẽ nóng bỏng không kém cuộc thương lượng về nâng mức trần nợ công.
Trong khi đó, có một ít quan điểm cho rằng song song với việc giảm chi tiêu quốc phòng, Mỹ phải tăng đầu tư cho sức mạnh mềm, điển hình là lĩnh vực ngoại giao với các gói viện trợ kinh tế, quân sự…
Viện Chính Sách Quốc Tế Lowy ở Sydney ước tính, vào năm 2008, Trung Quốc hứa cung cấp cho 8 nước nhỏ trong vùng Thái Bình Dương 206 triệu USD bằng những khoản tài trợ và cho vay. Trong khi đó, Cơ Quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) chỉ cung cấp có 3,6 triệu USD.
Như vậy, xét về con số đầu tư thì Mỹ không bằng Trung Quốc và đang để Bắc Kinh lấn chiếm "sân sau" của mình.
Do đó, để hâm nóng lại quan hệ với các đồng minh, tránh để họ rơi vào vòng tay Bắc Kinh, Washington tích cực công du, trong đó phải kể đến chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ H.Clinton... Tuy nhiên, thăm hỏi mà không có "quà cáp" thì chẳng hiệu quả gì nên Mỹ cần thay đổi thực trạng đó.
Ví dụ như hiện hải quân Mỹ có ít tàu chiến nhất trong giai đoạn từ thế chiến thứ I tới nay; trong khi các phi công lái máy bay ném bom chiến lược (như B-52) thường trẻ hơn những người tiền nhiệm hàng chục năm kinh nghiệm.
Nói cách khác, cắt giảm ngân sách sẽ đẩy hàng loạt binh sĩ Mỹ vào vòng nguy hiểm bởi họ không được trang bị những vũ khí tốt nhất; cũng như an ninh Mỹ bị đặt dấu hỏi lớn.
Binh sĩ Mỹ có thể không được sử dụng vũ khí hiện đại nhất. Ảnh minh họa. |
Ngay gần đó là Triều Tiên, quốc gia liên tục có hành động cứng rắn với Hàn Quốc, khiến hai miền đang đứng bên bờ vực chiến tranh. Nếu điều đó thực sự xảy ra, với tư cách đồng minh thì Mỹ sẽ buộc phải can dự vào xung đột và tất nhiên, sức mạnh quân sự áp đảo là điều tối cần thiết cho Mỹ.
Điều này càng quan trọng bởi theo Mỹ, Triều Tiên đang tiến bộ nhanh trong việc sản xuất tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể di chuyển trên bộ, bắn tới cả lãnh thổ Mỹ.
Ở Trung Đông, Iran tiếp tục làm Mỹ và đồng minh lo lắng với chương trình hạt nhân. Hơn thế nữa, theo tính toán của một số chuyên gia, tới năm 2015, Tehran sẽ sản xuất được tên lửa đạn đạo liên lục địa… cũng như tiếp tục vũ trang cho nhiều phe chống đối ở Iraq, Taliban và có thể là cả hợp tác phát triển vũ khí với Triều Tiên.
Một mối nguy khác mà Mỹ cần tính tới là al Qaeda bởi bất chấp việc lãnh tụ Osama bin Laden bị tiêu diệt, tổ chức này vẫn hùng mạnh, phát triển ở Yemen, Somalia sau khi bị truy quét ở Afghanistan và Pakistan…; cũng như những đối thủ cũ rất mạnh như Nga, Pakistan và Venezuela…. đang tích cực "hoạt động".
Trong bối cảnh như trên, cắt giảm ngân sách thực sự đặt ra rất nhiều nguy cơ. Mỹ vẫn cần quân đội mạnh để bảo vệ nội địa, ngăn chặn các hành động gây hấn cũng như bảo vệ lợi ích của mình trên toàn cầu.
Trong trường hợp ngược lại, Mỹ khó lòng tự mình định hình môi trường an ninh toàn cầu mà kết quả cuối cùng là không thể duy trì vị trí siêu cường trong thế kỷ 21.
Quân đội Nga vẫn rất mạnh. |
Họ lập luận rằng, năm 1985, khi Mỹ và Liên Xô ở cao trào của cuộc chạy đua vũ trang, ngân sách quốc phòng của Mỹ là 574 tỷ USD (tính theo tỉ giá hiện thời).
Nay ngân sách vẫn là 533 tỉ USD (chỉ thấp hơn khoảng 7%). Nếu tính chi phí cho cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq thì con số hiện tại phải là 671 tỷ USD, cao hơn năm 1985 tới 17%.
Tương tự, một số nhà phân tích đưa ra số liệu rằng ngân sách quốc phòng Mỹ tăng liên tục 13 năm qua và chỉ riêng dưới thời Bush, con số này tăng 70%, từ 412 tỉ USD lên 699 tỉ USD.
Và bất chấp việc không có đối thủ tương xứng, ngân sách Mỹ tăng từ mức 30% chi phí quân sự toàn cầu lên mức 50%.
Ngoài ra, hiện Mỹ không phải đối diện với kẻ thù nào thực sự hùng mạnh như Liên Xô; Đông và Tây Âu không bị chia cắt, thế giới không điên cuồng chạy đua vũ trang hạt nhân…thì cần gì phải tiêu nhiều tiền cho quân đội như vậy.
Đã vậy, Mỹ bắt đầu đẩy nhanh tiến trình rút quân khỏi Iraq, Afghanistan nên việc cắt giảm càng cần được tiến hành.
Mỹ không còn phải chạy đua vũ trang "điên cuồng" như trước. |
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, thâm hụt ngân sách ngày một lớn như hiện nay thì gần như chắc chắn phe ủng hộ cắt giảm chi tiêu cho quân đội sẽ thắng thế. Vấn đề đặt ra là cắt giảm bao nhiêu và cắt giảm bộ phận nào để quân đội Mỹ vẫn bảo vệ được an ninh quốc gia ở mức cao nhất, cũng như duy trì vị trí tốt nhất có thể của Washington trên trường quốc tế.
Đây sẽ là cuộc mặc cả lớn giữa các phe phái ở Mỹ và chắc chắn nó sẽ nóng bỏng không kém cuộc thương lượng về nâng mức trần nợ công.
Trong khi đó, có một ít quan điểm cho rằng song song với việc giảm chi tiêu quốc phòng, Mỹ phải tăng đầu tư cho sức mạnh mềm, điển hình là lĩnh vực ngoại giao với các gói viện trợ kinh tế, quân sự…
Viện Chính Sách Quốc Tế Lowy ở Sydney ước tính, vào năm 2008, Trung Quốc hứa cung cấp cho 8 nước nhỏ trong vùng Thái Bình Dương 206 triệu USD bằng những khoản tài trợ và cho vay. Trong khi đó, Cơ Quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) chỉ cung cấp có 3,6 triệu USD.
Như vậy, xét về con số đầu tư thì Mỹ không bằng Trung Quốc và đang để Bắc Kinh lấn chiếm "sân sau" của mình.
Do đó, để hâm nóng lại quan hệ với các đồng minh, tránh để họ rơi vào vòng tay Bắc Kinh, Washington tích cực công du, trong đó phải kể đến chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ H.Clinton... Tuy nhiên, thăm hỏi mà không có "quà cáp" thì chẳng hiệu quả gì nên Mỹ cần thay đổi thực trạng đó.
0 nhận xét